Nga lên kịch bản bị phương Tây trừng phạt như Iran
Các quan chức Chính phủ và doanh nhân Nga đã sẵn sàng cho kịch bản nhận đòn trừng phạt từ Mỹ và châu Âu
Các quan chức Chính phủ và doanh nhân Nga đã sẵn sàng cho kịch bản nhận đòn trừng phạt từ Mỹ và châu Âu tương tự như các lệnh trừng phạt được áp dụng với Iran. Nguồn tin thân cận của hãng tin Bloomberg cho hay, giới chức ở Moscow nhận định, việc vùng Crimea của Ukraine sáp nhập vào Nga sẽ là điều tất yếu.
Các biện pháp trừng phạt giống như phương Tây đã nhằm vào Iran, bao gồm đóng băng các tài sản của Nga và ngừng cho các công ty của Nga vay vốn, đang được Moscow xem là kịch bản tồi tệ nhất và khó có khả năng xảy ra. Mặc dù vậy, theo nguồn tin, giới chức Nga đang đánh giá kỹ lưỡng về tổn hại kinh tế mà các lệnh trừng phạt có thể gây ra đối với nước này.
Các nguồn tin cũng cho biết, một số lãnh đạo chính trị của Nga đang hy vọng Tổng thống Vladimir Putin sẽ có cách phản ứng mềm mỏng hơn với cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Một nguồn tin nói rằng, một cuộc chiến các lệnh trừng phạt, trong đó phương Tây trừng phạt Nga và Nga trả đũa phương Tây, có thể quét sạch thành tựu chính sách tài chính và tiền tệ suốt 10 năm của Moscow. Sự leo thang khủng hoảng như vậy còn có thể khiến đồng Rúp Nga mất tới 1/3 giá trị - theo một quan chức khác.
Cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine đã trở thành cuộc đối đầu tệ nhất giữa Nga và phương Tây kể từ khi kết thúc chiến tranh lạnh. Quân Nga vẫn đang nắm quyền kiểm soát ở bán đảo thân Nga Crimea của Ukraine. Crimea đã sẵn sàng cho một cuộc trưng cầu dân ý vào cuối tuần này về việc gia nhập Nga hay không.
Hôm qua, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tuyên bố, một loạt lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) nhằm vào Nga là “không thể tránh khỏi” nếu Chính phủ của ông Putin không có các bước đi nhằm tháo ngòi căng thẳng ở Crimea.
Tại Washington, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói trong một phiên điều trần trước Quốc hội nước này rằng, việc trừng phạt Nga có thể được thực hiện “rất nhanh chóng” nếu các diễn biến ở Ukraine cho phép điều này. Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) đã kêu gọi Tổng thống Putin “dừng ngay lập tức” các nỗ lực đưa Crimea tách khỏi Ukraine, giảm số quân Nga ở Crimea về mức trước khi xảy ra khủng hoảng, và cho phép các nhà giám sát và hòa giải quốc tế vào làm việc.
Trong một diễn biến khác, hôm qua, Thủ tướng lâm thời Ukraine Arseniy Yatsenyuk đã có cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Nhà Trắng. Trong cuộc gặp này, ông Obama gọi việc Nga đưa quân vào Crimea là vi phạm luật pháp quốc tế và Mỹ đứng về phía Ukraine để bảo về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước này.
Trong cuộc họp báo sau cuộc gặp nói trên, Tổng thống Mỹ nói, nếu Tổng thống Nga không thay đổi quan điểm, Mỹ và cộng đồng quốc tế “sẽ buộc phải áp dụng biện pháp” để Nga phải trả giá. Theo ông Obama, nếu Nga “xuống thang”, dần dần sẽ có những cách giải quyết khác cho Crimea phù hợp với hiến pháp Ukraine. “Nhưng điều này không thể thực hiện được nếu người ta còn tiếp tục chĩa súng về phía mình”, ông Obama nói.
Về phần mình, Thủ tướng Ukraine nói với ông Obama rằng, Ukraine có thể là một phần của “thế giới phương Tây” cũng như một “người bạn tốt và đối tác tốt” của nước Nga. Ông Yatsenyuk nói, Ukraine sẽ “không bao giờ đầu hàng”, nhưng Chính phủ ở Kiev vẫn sẵn sàng đàm phán với nước Nga.
Mỹ và châu Âu đã dùng các lệnh trừng phạt để làm tê liệt nền kinh tế Iran nhằm mục đích đưa các nhà lãnh đạo nước này tới bàn đàm phán về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Tehran. Mặc dù gần như toàn bộ hoạt động thương mại của Mỹ với Iran đã bị cấm kể từ sau cuộc Cách mạng Hồi giáo, phương Tây đã áp dụng những biện pháp trừng phạt mạnh hơn về năng lượng, cảng biển, bảo hiểm, vận tải biển, ngân hàng… nhằm vào nước này kể từ năm 2010.
Các hạn chế của Mỹ cũng được áp dụng với các quốc gia khác có giao dịch thương mại với Iran. Các lệnh trừng phạt nhằm vào Tehran đã được nới lỏng chút ít sau khi Iran ký một thỏa thuận tạm thời vào tháng 11 năm ngoái với phương Tây, nhưng các lệnh trừng phạt chính nhằm vào lĩnh vực dầu lửa và ngân hàng vẫn duy trì.
Tuần trước, EU đã công bố kế hoạch trừng phạt 3 bước nhằm vào Nga, bắt đầu với đình chỉ hoạt động thương mại và các cuộc đàm phán về tự do hóa thị thực. Bước hai bao gồm đóng băng tài sản và cấm đi lại đối với các quan chức Nga trong trường hợp Nga không chịu đàm phán, và bước ba bao gồm những biện pháp “mạnh tay” hơn nếu Nga khiến tình hình ở Ukraine bất ổn thêm.
Tuần này, Anh đã tổ chức một cuộc họp để lên danh sách những nhân vật Nga có thể bị trừng phạt. Mỹ thì đã cấm visa đối với một số quan chức Nga và một số người khác bị cho là vi phạm chủ quyền của Ukraine.
Vào ngày 17/3 tới, một ngày sau khi Crimea tổ chức trưng cầu dân ý, các ngoại trưởng EU sẽ họp để xem xét đóng băng tài sản và cấm đi lại đối với các quan chức chính trị và lãnh đạo doanh nghiệp Nga.
Những lời đe dọa trừng phạt của phương Tây dường như không khiến Tổng thống Putin e ngại. “Trong thế giới hiện đại, tất cả mọi thứ đều có liên hệ qua lại và mọi người phụ thuộc lẫn nhau theo cách này hay cách khác. Dĩ nhiên là các bên có thể gây thiệt hại cho nhau, nhưng đó sẽ là cả hai bên sẽ cùng phải thiệt”, ông Putin phát biểu trước báo giới hôm 4/3.
Ông Dmitry Peskov, phát ngôn viên của ông Putin cho biết, trong một cuộc họp kín với các quan chức cao cấp Nga diễn ra hôm qua ở Sochi, giữa người đứng đầu điện Kremlin đã thúc giục Chính phủ đảm bảo nước Nga “có đủ khả năng phản ứng trước các rủi ro bên trong và bên ngoài”. Chủ đề chính của cuộc họp này là triển vọng kinh tế Nga trong môi trường kinh tế toàn cầu khó khăn.
Nguồn tin của Bloomberg cũng cho hay, Chính phủ Nga đang đàm phán với các công ty về tăng cường sự hỗ trợ của nhà nước dưới dạng các khoản vay có đảm bảo nhằm giảm khả năng thiệt hại do các lệnh trừng phạt gây ra. Giới doanh nghiệp Nga đã đề nghị được gặp gỡ với Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev để trao đổi tình hình.
Các biện pháp trừng phạt giống như phương Tây đã nhằm vào Iran, bao gồm đóng băng các tài sản của Nga và ngừng cho các công ty của Nga vay vốn, đang được Moscow xem là kịch bản tồi tệ nhất và khó có khả năng xảy ra. Mặc dù vậy, theo nguồn tin, giới chức Nga đang đánh giá kỹ lưỡng về tổn hại kinh tế mà các lệnh trừng phạt có thể gây ra đối với nước này.
Các nguồn tin cũng cho biết, một số lãnh đạo chính trị của Nga đang hy vọng Tổng thống Vladimir Putin sẽ có cách phản ứng mềm mỏng hơn với cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Một nguồn tin nói rằng, một cuộc chiến các lệnh trừng phạt, trong đó phương Tây trừng phạt Nga và Nga trả đũa phương Tây, có thể quét sạch thành tựu chính sách tài chính và tiền tệ suốt 10 năm của Moscow. Sự leo thang khủng hoảng như vậy còn có thể khiến đồng Rúp Nga mất tới 1/3 giá trị - theo một quan chức khác.
Cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine đã trở thành cuộc đối đầu tệ nhất giữa Nga và phương Tây kể từ khi kết thúc chiến tranh lạnh. Quân Nga vẫn đang nắm quyền kiểm soát ở bán đảo thân Nga Crimea của Ukraine. Crimea đã sẵn sàng cho một cuộc trưng cầu dân ý vào cuối tuần này về việc gia nhập Nga hay không.
Hôm qua, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tuyên bố, một loạt lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) nhằm vào Nga là “không thể tránh khỏi” nếu Chính phủ của ông Putin không có các bước đi nhằm tháo ngòi căng thẳng ở Crimea.
Tại Washington, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói trong một phiên điều trần trước Quốc hội nước này rằng, việc trừng phạt Nga có thể được thực hiện “rất nhanh chóng” nếu các diễn biến ở Ukraine cho phép điều này. Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) đã kêu gọi Tổng thống Putin “dừng ngay lập tức” các nỗ lực đưa Crimea tách khỏi Ukraine, giảm số quân Nga ở Crimea về mức trước khi xảy ra khủng hoảng, và cho phép các nhà giám sát và hòa giải quốc tế vào làm việc.
Trong một diễn biến khác, hôm qua, Thủ tướng lâm thời Ukraine Arseniy Yatsenyuk đã có cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Nhà Trắng. Trong cuộc gặp này, ông Obama gọi việc Nga đưa quân vào Crimea là vi phạm luật pháp quốc tế và Mỹ đứng về phía Ukraine để bảo về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước này.
Trong cuộc họp báo sau cuộc gặp nói trên, Tổng thống Mỹ nói, nếu Tổng thống Nga không thay đổi quan điểm, Mỹ và cộng đồng quốc tế “sẽ buộc phải áp dụng biện pháp” để Nga phải trả giá. Theo ông Obama, nếu Nga “xuống thang”, dần dần sẽ có những cách giải quyết khác cho Crimea phù hợp với hiến pháp Ukraine. “Nhưng điều này không thể thực hiện được nếu người ta còn tiếp tục chĩa súng về phía mình”, ông Obama nói.
Về phần mình, Thủ tướng Ukraine nói với ông Obama rằng, Ukraine có thể là một phần của “thế giới phương Tây” cũng như một “người bạn tốt và đối tác tốt” của nước Nga. Ông Yatsenyuk nói, Ukraine sẽ “không bao giờ đầu hàng”, nhưng Chính phủ ở Kiev vẫn sẵn sàng đàm phán với nước Nga.
Mỹ và châu Âu đã dùng các lệnh trừng phạt để làm tê liệt nền kinh tế Iran nhằm mục đích đưa các nhà lãnh đạo nước này tới bàn đàm phán về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Tehran. Mặc dù gần như toàn bộ hoạt động thương mại của Mỹ với Iran đã bị cấm kể từ sau cuộc Cách mạng Hồi giáo, phương Tây đã áp dụng những biện pháp trừng phạt mạnh hơn về năng lượng, cảng biển, bảo hiểm, vận tải biển, ngân hàng… nhằm vào nước này kể từ năm 2010.
Các hạn chế của Mỹ cũng được áp dụng với các quốc gia khác có giao dịch thương mại với Iran. Các lệnh trừng phạt nhằm vào Tehran đã được nới lỏng chút ít sau khi Iran ký một thỏa thuận tạm thời vào tháng 11 năm ngoái với phương Tây, nhưng các lệnh trừng phạt chính nhằm vào lĩnh vực dầu lửa và ngân hàng vẫn duy trì.
Tuần trước, EU đã công bố kế hoạch trừng phạt 3 bước nhằm vào Nga, bắt đầu với đình chỉ hoạt động thương mại và các cuộc đàm phán về tự do hóa thị thực. Bước hai bao gồm đóng băng tài sản và cấm đi lại đối với các quan chức Nga trong trường hợp Nga không chịu đàm phán, và bước ba bao gồm những biện pháp “mạnh tay” hơn nếu Nga khiến tình hình ở Ukraine bất ổn thêm.
Tuần này, Anh đã tổ chức một cuộc họp để lên danh sách những nhân vật Nga có thể bị trừng phạt. Mỹ thì đã cấm visa đối với một số quan chức Nga và một số người khác bị cho là vi phạm chủ quyền của Ukraine.
Vào ngày 17/3 tới, một ngày sau khi Crimea tổ chức trưng cầu dân ý, các ngoại trưởng EU sẽ họp để xem xét đóng băng tài sản và cấm đi lại đối với các quan chức chính trị và lãnh đạo doanh nghiệp Nga.
Những lời đe dọa trừng phạt của phương Tây dường như không khiến Tổng thống Putin e ngại. “Trong thế giới hiện đại, tất cả mọi thứ đều có liên hệ qua lại và mọi người phụ thuộc lẫn nhau theo cách này hay cách khác. Dĩ nhiên là các bên có thể gây thiệt hại cho nhau, nhưng đó sẽ là cả hai bên sẽ cùng phải thiệt”, ông Putin phát biểu trước báo giới hôm 4/3.
Ông Dmitry Peskov, phát ngôn viên của ông Putin cho biết, trong một cuộc họp kín với các quan chức cao cấp Nga diễn ra hôm qua ở Sochi, giữa người đứng đầu điện Kremlin đã thúc giục Chính phủ đảm bảo nước Nga “có đủ khả năng phản ứng trước các rủi ro bên trong và bên ngoài”. Chủ đề chính của cuộc họp này là triển vọng kinh tế Nga trong môi trường kinh tế toàn cầu khó khăn.
Nguồn tin của Bloomberg cũng cho hay, Chính phủ Nga đang đàm phán với các công ty về tăng cường sự hỗ trợ của nhà nước dưới dạng các khoản vay có đảm bảo nhằm giảm khả năng thiệt hại do các lệnh trừng phạt gây ra. Giới doanh nghiệp Nga đã đề nghị được gặp gỡ với Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev để trao đổi tình hình.