Nga thế chân Trung Quốc làm “bạn lớn” của Triều Tiên?
Đảng Lao động Triều Tiên ban hành một sắc lệnh nội bộ yêu cầu các quan chức nước này “từ bỏ giấc mơ Trung Quốc”
Theo tạp chí The Diplomat, Triều Tiên mới đây đã ra một văn bản nội bộ phê phán “giấc mơ Trung Quốc”, một động thái cho thấy Bình Nhưỡng không còn “mặn mà” với đối tác lớn nhất là Bắc Kinh như trước đây.
Hồi đầu tháng này, trang tin News Focus International đưa tin, vào cuối tháng 4, Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên ban hành một sắc lệnh nội bộ yêu cầu các quan chức nước này “từ bỏ giấc mơ Trung Quốc”.
“Trước đây, Trung Quốc là một người bạn cách mạng [của Triều Tiên]… Nhưng ngày nay, Trung Quốc đã trở nên ích kỷ, theo đuổi cải cách và mở cửa, bởi thế đặt các giá trị vật chất lên trên ý thức hệ”, sắc lệnh trên có đoạn viết.
Sắc lệnh này cũng cáo buộc Trung Quốc “đồng sàng với đế quốc và mơ cùng giấc mơ với họ” thể hiện qua việc Trung Quốc phản đối chương trình hạt nhân của Triều Tiên.
New Focus International cho biết, một sắc lệnh tiếp sau đó của Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên yêu cầu các công ty thương mại quốc doanh giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc và tăng cường quan hệ thương mại với Nga và các nước châu Âu khác. Bài báo cho hay, những sắc lệnh tương tự về giảm sự phụ thuộc của Bình Nhưỡng vào Trung Quốc đã được đưa ra vào năm 2000 và 2002 dưới thời nhà lãnh đạo Kim Jong Il.
New Focus International có nhiều nguồn tin đáng tin cậy ở Triều Tiên. Được điều hành bởi những người Triều Tiên lưu vong thuộc mọi tầng lớp xã hội, trang tin này do ông Jang Jin Sung - từng là một sỹ quan phản gián của Triều Tiên dưới thời Kim Jong Il - sáng lập và chỉ đạo.
Ông Jang mới đây đã xuất bản một cuốn hồi ký về thời gian ở Triều Tiên cũng như cuộc bỏ trốn của ông khỏi đất nước này. Ba biên tập viên cấp cao của New Focus International cũng là các cựu quan chức của Triều Tiên.
Bên cạnh đó, những thông tin mà trang tin trên đưa ra cũng phù hợp với các xu hướng trong quan hệ Trung-Triều và Nga-Triều trong mấy tháng gần đây. Hồi tháng 3, tờ The Diplomat đưa tin, Triều Tiên đã cho treo biển tại các học viện quân sự của nước này gọi Trung Quốc là “kẻ phản bội và kẻ thù của chúng ta”.
Tương tự, vào cuối năm ngoái, người chú dượng quyền lực Jang Song Thaek của nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã bị thanh trừng khỏi hàng ngũ lãnh đạo và xử tử sau đó. Ông Jang được biết đến là một nhân vật thân cận với Trung Quốc, đặc biệt trên phương diện kinh tế. Một trong những tội danh mà Bình Nhưỡng áp vào ông Jang cho thấy, việc ông này làm ăn với Trung Quốc là một phần lý do dẫn tới kết cục không có hậu.
Trong khi quan hệ Trung-Triều xấu đi, quan hệ giữa Bình Nhưỡng với Moscow lại khởi sắc trong vòng khoảng hơn một năm trở lại đây. Đáng chú ý nhất là việc vào tháng 4 vừa qua, Nga chính thức nhất trí xóa cho Triều Tiên 90% số nợ có từ thời chiến tranh lạnh, đồng thời đưa ra những điều khoản thanh toán ưu đãi cho 10% còn lại.
Thêm vào đó, chỉ vài ngày sau khi New Focus International đưa ra những thông tin kể trên, Nga và Triều Tiên đã tổ chức một phiên họp của Ủy ban Liên chính phủ về hợp tác thương mại, kinh tế, khoa học và kỹ thuật giữa hai nước. Kết thúc cuộc họp, hai bên công bố một loạt thỏa thuận mà nếu được thực thi sẽ đánh dấu sự gia tăng đáng kể trong quan hệ thương mại song phương.
Tuy nhiên, một điều đặc biệt là chi tiết của thỏa thuận nói trên hàm ý nhấn mạnh rằng, Nga thực chất sẽ thay thế vai trò mà Trung Quốc đang nắm giữ trong nhiều lĩnh vực ở Triều Tiên.
“Điều bất ngờ là các thỏa thuận về thương mại và phát triển [giữa Triều Tiên với Nga] rất giống với những dạng dự án mà ông Jang Song Thaek quá cố sắp xếp với các nhà đầu tư Trung Quốc. Ông Kim Jong Un đã quyết định có những thỏa thuận tương tự với người Nga”, trang KGS Night Watch nhận xét.
Ngay cả Bộ trưởng Bộ Phát triển vùng Viễn Đông của Nga, ông Alexander Galushka, cũng nói về thỏa thuận trên rằng: “Chính phủ Triều Tiên đã dành riêng thỏa thuận này cho các doanh nhân Nga, và các nhà đầu tư nước ngoài khác, bao gồm Trung Quốc, cho đến nay vẫn chưa được hưởng những lợi ích như vậy”.
Hồi đầu tháng này, trang tin News Focus International đưa tin, vào cuối tháng 4, Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên ban hành một sắc lệnh nội bộ yêu cầu các quan chức nước này “từ bỏ giấc mơ Trung Quốc”.
“Trước đây, Trung Quốc là một người bạn cách mạng [của Triều Tiên]… Nhưng ngày nay, Trung Quốc đã trở nên ích kỷ, theo đuổi cải cách và mở cửa, bởi thế đặt các giá trị vật chất lên trên ý thức hệ”, sắc lệnh trên có đoạn viết.
Sắc lệnh này cũng cáo buộc Trung Quốc “đồng sàng với đế quốc và mơ cùng giấc mơ với họ” thể hiện qua việc Trung Quốc phản đối chương trình hạt nhân của Triều Tiên.
New Focus International cho biết, một sắc lệnh tiếp sau đó của Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên yêu cầu các công ty thương mại quốc doanh giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc và tăng cường quan hệ thương mại với Nga và các nước châu Âu khác. Bài báo cho hay, những sắc lệnh tương tự về giảm sự phụ thuộc của Bình Nhưỡng vào Trung Quốc đã được đưa ra vào năm 2000 và 2002 dưới thời nhà lãnh đạo Kim Jong Il.
New Focus International có nhiều nguồn tin đáng tin cậy ở Triều Tiên. Được điều hành bởi những người Triều Tiên lưu vong thuộc mọi tầng lớp xã hội, trang tin này do ông Jang Jin Sung - từng là một sỹ quan phản gián của Triều Tiên dưới thời Kim Jong Il - sáng lập và chỉ đạo.
Ông Jang mới đây đã xuất bản một cuốn hồi ký về thời gian ở Triều Tiên cũng như cuộc bỏ trốn của ông khỏi đất nước này. Ba biên tập viên cấp cao của New Focus International cũng là các cựu quan chức của Triều Tiên.
Bên cạnh đó, những thông tin mà trang tin trên đưa ra cũng phù hợp với các xu hướng trong quan hệ Trung-Triều và Nga-Triều trong mấy tháng gần đây. Hồi tháng 3, tờ The Diplomat đưa tin, Triều Tiên đã cho treo biển tại các học viện quân sự của nước này gọi Trung Quốc là “kẻ phản bội và kẻ thù của chúng ta”.
Tương tự, vào cuối năm ngoái, người chú dượng quyền lực Jang Song Thaek của nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã bị thanh trừng khỏi hàng ngũ lãnh đạo và xử tử sau đó. Ông Jang được biết đến là một nhân vật thân cận với Trung Quốc, đặc biệt trên phương diện kinh tế. Một trong những tội danh mà Bình Nhưỡng áp vào ông Jang cho thấy, việc ông này làm ăn với Trung Quốc là một phần lý do dẫn tới kết cục không có hậu.
Trong khi quan hệ Trung-Triều xấu đi, quan hệ giữa Bình Nhưỡng với Moscow lại khởi sắc trong vòng khoảng hơn một năm trở lại đây. Đáng chú ý nhất là việc vào tháng 4 vừa qua, Nga chính thức nhất trí xóa cho Triều Tiên 90% số nợ có từ thời chiến tranh lạnh, đồng thời đưa ra những điều khoản thanh toán ưu đãi cho 10% còn lại.
Thêm vào đó, chỉ vài ngày sau khi New Focus International đưa ra những thông tin kể trên, Nga và Triều Tiên đã tổ chức một phiên họp của Ủy ban Liên chính phủ về hợp tác thương mại, kinh tế, khoa học và kỹ thuật giữa hai nước. Kết thúc cuộc họp, hai bên công bố một loạt thỏa thuận mà nếu được thực thi sẽ đánh dấu sự gia tăng đáng kể trong quan hệ thương mại song phương.
Tuy nhiên, một điều đặc biệt là chi tiết của thỏa thuận nói trên hàm ý nhấn mạnh rằng, Nga thực chất sẽ thay thế vai trò mà Trung Quốc đang nắm giữ trong nhiều lĩnh vực ở Triều Tiên.
“Điều bất ngờ là các thỏa thuận về thương mại và phát triển [giữa Triều Tiên với Nga] rất giống với những dạng dự án mà ông Jang Song Thaek quá cố sắp xếp với các nhà đầu tư Trung Quốc. Ông Kim Jong Un đã quyết định có những thỏa thuận tương tự với người Nga”, trang KGS Night Watch nhận xét.
Ngay cả Bộ trưởng Bộ Phát triển vùng Viễn Đông của Nga, ông Alexander Galushka, cũng nói về thỏa thuận trên rằng: “Chính phủ Triều Tiên đã dành riêng thỏa thuận này cho các doanh nhân Nga, và các nhà đầu tư nước ngoài khác, bao gồm Trung Quốc, cho đến nay vẫn chưa được hưởng những lợi ích như vậy”.