Người có “kỹ năng đặc biệt” được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
Đó là một trong những diện đối tượng được mở rộng về quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam so với quy định hiện hành
Đó là một trong những diện đối tượng được mở rộng về quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam so với quy định hiện hành, theo dự thảo luật sửa đổi điều 126 của Luật Nhà ở và điều 121 Luật Đất đai mà Chính phủ trình sẽ trình Quốc hội vào kỳ họp thứ 5 tới.
Chiều 26/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo luật này.
Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân, lý do Chính phủ trình Quốc hội dự thảo luật nói trên là do đối tượng người Việt Nam định cư tại nước ngoài được sở hữu nhà ở quy định tại điều 126 Luật Nhà ở là quá hẹp. Những quy định tại điều này cũng không rõ ràng, gây khó khăn cho việc thực hiện.
Bộ trưởng Quân cũng cho biết, hiện nay có hơn 140 người đã mua nhà ở theo điều 126 của Luật Nhà ở. Trên thực tế, có những đối tượng có nhu cầu thực sự về nhà ở khi về Việt Nam làm việc nhưng lại không thuộc diện quy định của điều 126.
Do nội dung điều 126 của Luật Nhà ở có liên quan đến điều 121 của Luật Đất đai, vì vậy Chính phủ đề nghị Quốc hội sửa luôn, để đảm bảo tính thống nhất giữa các văn bản luật, tránh trường hợp phải chờ Luật đất đai sửa đổi mới có thể thực hiện được.
Dự thảo luật này sẽ mở rộng hơn về đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, cụ thể mở rộng cho các trường hợp: người có quốc tịch Việt Nam (không phân biệt đối tượng là nhà văn hóa, nhà khoa học hay người đầu tư…), nhà khoa học, nhà văn hóa (không cần điều kiện trở về làm việc thường xuyên tại Việt Nam như quy định hiện hành), người có kỹ năng đặc biệt mà Việt Nam có nhu cầu, người kết hôn với công dân Việt Nam ở trong nước và người được cấp giấy miễn thị thực vào Việt Nam.
Theo quan điểm của Ban soạn thảo, việc sửa đổi chính sách theo hướng mở rộng đối tượng sẽ không tác động lớn đến thị trường bất động sản trong nước. Vì, nguồn cung về nhà ở lớn, trong khi đó nhu cầu mua nhà của người định cư ở nước ngoài chỉ chiếm khoảng 2-3% lượng nhà xây mới hàng năm tại đô thị (1.400/500.000 căn).
Đa số ý kiến từ Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhất trí với các nhóm đối tượng được sở hữu nhà tại Việt Nam theo quy định của dự thảo luật, và đề nghị quy định thời điểm có hiệu lực của Luật từ ngày 1/9/2009.
Hầu hết các ý kiến thảo luận tại phiên họp cũng tán thành việc mở rộng đối tượng được sở hữu nhà tại Việt Nam. Tuy nhiên, các đại biểu cũng đề nghị Ban soạn thảo nên tính đến khả năng mở rộng đến mức nào để phù hợp với trình độ quản lý và điều kiện thực tế của đất nước.
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên đề nghị Ban soạn thảo tiếp thu các ý kiến đóng góp, chỉnh lý dự thảo luật để trình Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
* Điều 126 của dự thảo luật quy định:
1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng sau đây được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam:
a, Người có quốc tịch Việt Nam
b, Người gốc Việt Nam, bao gồm: Người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam, người có công đóng góp cho đất nước; nhà khoa học, nhà văn hóa, người có kỹ năng đặc biệt mà Việt Nam có nhu cầu; người kết hôn với công dân Việt Nam ở trong nước.
2. Người gốc Việt Nam không thuộc các đối tượng quy định tại điểm b, khoản 1 điều này được cơ quan có thẩm quyền của VIệt Nam cấp giấy miễn thị thực và được phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ chung cư tại Việt Nam.
Chiều 26/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo luật này.
Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân, lý do Chính phủ trình Quốc hội dự thảo luật nói trên là do đối tượng người Việt Nam định cư tại nước ngoài được sở hữu nhà ở quy định tại điều 126 Luật Nhà ở là quá hẹp. Những quy định tại điều này cũng không rõ ràng, gây khó khăn cho việc thực hiện.
Bộ trưởng Quân cũng cho biết, hiện nay có hơn 140 người đã mua nhà ở theo điều 126 của Luật Nhà ở. Trên thực tế, có những đối tượng có nhu cầu thực sự về nhà ở khi về Việt Nam làm việc nhưng lại không thuộc diện quy định của điều 126.
Do nội dung điều 126 của Luật Nhà ở có liên quan đến điều 121 của Luật Đất đai, vì vậy Chính phủ đề nghị Quốc hội sửa luôn, để đảm bảo tính thống nhất giữa các văn bản luật, tránh trường hợp phải chờ Luật đất đai sửa đổi mới có thể thực hiện được.
Dự thảo luật này sẽ mở rộng hơn về đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, cụ thể mở rộng cho các trường hợp: người có quốc tịch Việt Nam (không phân biệt đối tượng là nhà văn hóa, nhà khoa học hay người đầu tư…), nhà khoa học, nhà văn hóa (không cần điều kiện trở về làm việc thường xuyên tại Việt Nam như quy định hiện hành), người có kỹ năng đặc biệt mà Việt Nam có nhu cầu, người kết hôn với công dân Việt Nam ở trong nước và người được cấp giấy miễn thị thực vào Việt Nam.
Theo quan điểm của Ban soạn thảo, việc sửa đổi chính sách theo hướng mở rộng đối tượng sẽ không tác động lớn đến thị trường bất động sản trong nước. Vì, nguồn cung về nhà ở lớn, trong khi đó nhu cầu mua nhà của người định cư ở nước ngoài chỉ chiếm khoảng 2-3% lượng nhà xây mới hàng năm tại đô thị (1.400/500.000 căn).
Đa số ý kiến từ Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhất trí với các nhóm đối tượng được sở hữu nhà tại Việt Nam theo quy định của dự thảo luật, và đề nghị quy định thời điểm có hiệu lực của Luật từ ngày 1/9/2009.
Hầu hết các ý kiến thảo luận tại phiên họp cũng tán thành việc mở rộng đối tượng được sở hữu nhà tại Việt Nam. Tuy nhiên, các đại biểu cũng đề nghị Ban soạn thảo nên tính đến khả năng mở rộng đến mức nào để phù hợp với trình độ quản lý và điều kiện thực tế của đất nước.
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên đề nghị Ban soạn thảo tiếp thu các ý kiến đóng góp, chỉnh lý dự thảo luật để trình Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
* Điều 126 của dự thảo luật quy định:
1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng sau đây được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam:
a, Người có quốc tịch Việt Nam
b, Người gốc Việt Nam, bao gồm: Người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam, người có công đóng góp cho đất nước; nhà khoa học, nhà văn hóa, người có kỹ năng đặc biệt mà Việt Nam có nhu cầu; người kết hôn với công dân Việt Nam ở trong nước.
2. Người gốc Việt Nam không thuộc các đối tượng quy định tại điểm b, khoản 1 điều này được cơ quan có thẩm quyền của VIệt Nam cấp giấy miễn thị thực và được phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ chung cư tại Việt Nam.