Người nghèo được lo "trọn gói" đi xuất khẩu lao động
Một trong những giải pháp giảm nghèo cho 61 huyện nghèo nhất nước của Chính phủ là hỗ trợ người dân đi xuất khẩu lao động
Một trong những giải pháp giảm nghèo cho 61 huyện nghèo nhất nước của Chính phủ là hỗ trợ người dân đi xuất khẩu lao động.
Mục tiêu "quá sức"?
Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, cả nước vẫn còn 61 huyện thuộc 20 tỉnh có tỉ lệ hộ nghèo trên 50%. Tỉ lệ hộ nghèo các huyện này cao gấp 3,5 lần tỉ lệ nghèo chung cả nước. Đặc biệt, 90% dân số của các huyện này là người dân tộc thiểu số.
Để đạt mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững cho người dân các huyện này, Chính phủ vừa ban hành nghị quyết về hỗ trợ giảm nghèo cho 61 huyện, trong đó đưa ra các giải pháp giảm nghèo như hỗ trợ sản xuất, tạo công ăn việc làm và đáng chú ý là hỗ trợ người nghèo đi xuất khẩu lao động.
Cùng với chính sách này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng đã xây dựng "Đề án hỗ trợ đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại các huyện nghèo giai đoạn 2009-2015".
Mục tiêu mà đề án đặt ra là phấn đấu đưa được 10 lao động/xã/năm và từ nay đến năm 2015 đưa được 50 đến 60 nghìn người lao động của 61 huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài.
Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, hiện dân số của 61 huyện nghèo khoảng 2,4 triệu người, với số người đang độ tuổi lao động khá cao là 1,3 triệu, tuy nhiên, số người tham gia xuất khẩu lao động trong những năm qua vẫn rất thấp.
Trong năm 2007, chỉ có khoảng hơn 2.000 người tại các huyện này đi xuất khẩu lao động, trong đó, có những huyện không có người tham gia, chỉ chiếm 3% số lượng lao động xuất khẩu trong cả nước.
Lý do khiến người dân tại 61 huyện nghèo chưa tham gia đi xuất khẩu lao động với số lượng lớn, theo ông Quỳnh là ở chỗ, trình độ văn hóa và tay nghề lao động ở đây thấp, chỉ có khoảng 9% tổng số dân có trình độ trung học phổ thông và 10% đã qua đào tạo. Trong khi đó, thị trường nước ngoài lại đòi hỏi tay nghề lao động ngày càng khắt khe.
Ngoài ra, với thu nhập quá thấp, người dân ở các huyện nghèo không thể có đủ kinh phí để tham gia bất cứ thị trường nào, cho dù là những thị trường bình dân, phí thấp.
Với thực trạng trình độ cũng như tay nghề lao động tại các huyện nghèo nói trên, nhiều người đã tỏ ra lo ngại cho mục tiêu của Bộ là “quá sức”.
Tuy nhiên, trao đổi với báo chí xung quanh những khó khăn cho mục tiêu đưa 60 nghìn lao động tại các huyện nghèo đi xuất khẩu lao động, ông Ngô Trường Thi, Phó cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vẫn tỏ ra lạc quan.
Ông nói chính sách này sẽ được triển khai trong 7 năm, và có rất nhiều thời gian để thực hiện.
Lao động được lo “trọn gói”
Theo đề án nói trên của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, người lao động sẽ được hỗ trợ học nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết và làm thủ tục đi xuất khẩu lao động theo 2 nhóm với các mức cụ thể sau:
Đối với người lao động thuộc hộ nghèo, hộ người dân tộc thiểu số được hỗ trợ những khoản sau: toàn bộ học phí học nghề, học ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức cần thiết; tiền ăn và sinh hoạt phí trong thời gian học với mức 30.000 đồng/ngày; tiền ở với mức 200.000 đồng/tháng; các đồ dùng cá nhân thiết yếu là 400.000 đồng/người; tiền tàu, xe đi và về (một lần) từ nơi cư trú đến nơi đào tạo; chi phí làm thủ tục trước khi đi làm việc ở nước ngoài (phí làm hộ chiếu, lệ phí visa, phí khám sức khoẻ, lệ phí làm lý lịch tư pháp).
Đối với người lao động không thuộc hộ nghèo nhưng thuộc huyện nghèo, được hỗ trợ toàn bộ kinh phí học nghề, ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức cần thiết.
Ngoài ra, người lao động cũng sẽ được vay toàn bộ chi phí hợp lý theo nhu cầu (ngoài phần đã được hỗ trợ) để đi xuất khẩu lao động với mức lãi suất cho vay của quỹ quốc gia giải quyết việc làm là 0,65%/tháng.
Nếu người lao động gặp rủi ro như phải về nước trước thời hạn không do lỗi của người lao động sẽ được xem xét miễn, giảm lãi tiền vay hoặc xoá nợ khoản vay ngân hàng mà người lao động chưa trả hết...
Mục tiêu "quá sức"?
Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, cả nước vẫn còn 61 huyện thuộc 20 tỉnh có tỉ lệ hộ nghèo trên 50%. Tỉ lệ hộ nghèo các huyện này cao gấp 3,5 lần tỉ lệ nghèo chung cả nước. Đặc biệt, 90% dân số của các huyện này là người dân tộc thiểu số.
Để đạt mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững cho người dân các huyện này, Chính phủ vừa ban hành nghị quyết về hỗ trợ giảm nghèo cho 61 huyện, trong đó đưa ra các giải pháp giảm nghèo như hỗ trợ sản xuất, tạo công ăn việc làm và đáng chú ý là hỗ trợ người nghèo đi xuất khẩu lao động.
Cùng với chính sách này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng đã xây dựng "Đề án hỗ trợ đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại các huyện nghèo giai đoạn 2009-2015".
Mục tiêu mà đề án đặt ra là phấn đấu đưa được 10 lao động/xã/năm và từ nay đến năm 2015 đưa được 50 đến 60 nghìn người lao động của 61 huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài.
Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, hiện dân số của 61 huyện nghèo khoảng 2,4 triệu người, với số người đang độ tuổi lao động khá cao là 1,3 triệu, tuy nhiên, số người tham gia xuất khẩu lao động trong những năm qua vẫn rất thấp.
Trong năm 2007, chỉ có khoảng hơn 2.000 người tại các huyện này đi xuất khẩu lao động, trong đó, có những huyện không có người tham gia, chỉ chiếm 3% số lượng lao động xuất khẩu trong cả nước.
Lý do khiến người dân tại 61 huyện nghèo chưa tham gia đi xuất khẩu lao động với số lượng lớn, theo ông Quỳnh là ở chỗ, trình độ văn hóa và tay nghề lao động ở đây thấp, chỉ có khoảng 9% tổng số dân có trình độ trung học phổ thông và 10% đã qua đào tạo. Trong khi đó, thị trường nước ngoài lại đòi hỏi tay nghề lao động ngày càng khắt khe.
Ngoài ra, với thu nhập quá thấp, người dân ở các huyện nghèo không thể có đủ kinh phí để tham gia bất cứ thị trường nào, cho dù là những thị trường bình dân, phí thấp.
Với thực trạng trình độ cũng như tay nghề lao động tại các huyện nghèo nói trên, nhiều người đã tỏ ra lo ngại cho mục tiêu của Bộ là “quá sức”.
Tuy nhiên, trao đổi với báo chí xung quanh những khó khăn cho mục tiêu đưa 60 nghìn lao động tại các huyện nghèo đi xuất khẩu lao động, ông Ngô Trường Thi, Phó cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vẫn tỏ ra lạc quan.
Ông nói chính sách này sẽ được triển khai trong 7 năm, và có rất nhiều thời gian để thực hiện.
Lao động được lo “trọn gói”
Theo đề án nói trên của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, người lao động sẽ được hỗ trợ học nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết và làm thủ tục đi xuất khẩu lao động theo 2 nhóm với các mức cụ thể sau:
Đối với người lao động thuộc hộ nghèo, hộ người dân tộc thiểu số được hỗ trợ những khoản sau: toàn bộ học phí học nghề, học ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức cần thiết; tiền ăn và sinh hoạt phí trong thời gian học với mức 30.000 đồng/ngày; tiền ở với mức 200.000 đồng/tháng; các đồ dùng cá nhân thiết yếu là 400.000 đồng/người; tiền tàu, xe đi và về (một lần) từ nơi cư trú đến nơi đào tạo; chi phí làm thủ tục trước khi đi làm việc ở nước ngoài (phí làm hộ chiếu, lệ phí visa, phí khám sức khoẻ, lệ phí làm lý lịch tư pháp).
Đối với người lao động không thuộc hộ nghèo nhưng thuộc huyện nghèo, được hỗ trợ toàn bộ kinh phí học nghề, ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức cần thiết.
Ngoài ra, người lao động cũng sẽ được vay toàn bộ chi phí hợp lý theo nhu cầu (ngoài phần đã được hỗ trợ) để đi xuất khẩu lao động với mức lãi suất cho vay của quỹ quốc gia giải quyết việc làm là 0,65%/tháng.
Nếu người lao động gặp rủi ro như phải về nước trước thời hạn không do lỗi của người lao động sẽ được xem xét miễn, giảm lãi tiền vay hoặc xoá nợ khoản vay ngân hàng mà người lao động chưa trả hết...