Nhận tiền hối lộ cũng là “cải cách thủ tục hành chính”?
Đại biểu Quốc hội mổ xẻ nguyên nhân của những hạn chế trong cải cách thủ tục hành chính
Nhận tiền hối lộ như một “thủ tục hành chính”, ít nghĩ đến quyền lợi của dân, chưa dám nhìn thẳng vào sự thật… là những nguyên nhân đang cản trở cải cách thủ tục hành chính, được nhiều đại biểu nhấn mạnh phiên giám sát tối cao về việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực liên quan trực tiếp đến công dân và doanh nghiệp của Quốc hội tại kỳ họp thứ tám.
VnEconomy tổng hợp những phát biểu đáng chú ý trong phiên giám sát sáng nay (9/11) về nội dung nói trên.
Sẵn sàng đưa hối lộ để được việc
Đại biểu Phạm Thị Hải - Đồng Nai
Trong báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2010 và qua thảo luận tại hội trường, các đại biểu Quốc hội đã bày tỏ rất nhiều quan ngại về việc người dân, doanh nghiệp sẵn sàng đưa hối lộ để được việc và cán bộ, công chức cũng sẵn sàng nhận tiền hoặc gợi ý đưa tiền để thực hiện nhiệm vụ, xem đó như là một thủ tục hành chính trong quy trình cải cách thủ tục hành chính.
Sự nhiệt tình, trách nhiệm của cán bộ thừa hành nhằm giúp cho người dân, giúp doanh nghiệp vẫn chưa rõ nét, các cơ quan hành chính vẫn chưa xóa bỏ được nhận định cơ quan "hành" là chính đã và đang tồn tại trong suy nghĩ của một bộ phận người dân. Sự phục vụ tận tụy của những "đầy tớ nhân dân" theo ý kiến của cử tri vẫn còn rất dài và rất xa trong tiến trình cải cách hành chính.
Đẩy việc chính quyền chưa làm được cho dân
Đại biểu Ngô Thị Doãn Thanh - Hà Nội
Một nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình thực hiện cải cách thủ tục hành chính là chưa có sự phân định rạch ròi giữa trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước với nghĩa vụ của công dân, doanh nghiệp. Hiện nay nhiều thủ tục hành chính vẫn đẩy những việc mà chính quyền chưa làm được cho người dân. Những việc này có thể đơn giản đối với cơ quan quản lý Nhà nước nhưng nó lại tạo ra những thủ tục phiền hà cho người dân và doanh nghiệp.
Ví dụ như trách nhiệm quản lý hộ khẩu, hộ tịch, quản lý các doanh nghiệp là trách nhiệm của Nhà nước, đã là trách nhiệm của Nhà nước thì Nhà nước mà cụ thể là cán bộ, công chức phải nắm quản lý, sử dụng và khai thác các thông tin đó, không nên yêu cầu người dân và doanh nghiệp phải cung cấp những thông tin mà cơ quan quản lý Nhà nước đã có để làm phát sinh thêm những thủ tục không cần thiết. Ví dụ khi phát sinh thêm một loại giấy tờ, người dân và doanh nghiệp ít nhất phải thực hiện thêm một thủ tục hành chính đó là đi chứng thực.
Tìm mọi cách để thu lợi
Đại biểu Trần Thị Lộc - Bắc Kạn
Hạn chế và tồn tại trong cải cách thủ tục hành chính hiện nay còn biểu hiện trên một số khía cạnh như , chế độ tiền lương của cán bộ công còn nhiều bất cập, không đảm bảo được cuộc sống bằng chính nghề của bản thân mình. Do đó về mặt chủ quan thì chúng ta cho rằng có thể có một cơ chế hành chính được cải cách, nhưng người thực hiện vẫn có thể tìm mọi cách để có thể thu lợi từ những việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính.
Chế độ động viên khen thưởng cơ chế khuyến khích động viên cán bộ, công chức, viên chức chưa được thực hiện nghiêm túc. Vì thế họ có thể bị tác động bởi các nguồn lực, nguồn lợi bất hợp pháp từ các thủ tục hành chính.
Đối với người dân, có những người dân nhận thức rất tiêu cực khi tham gia các quan hệ hành chính, họ luôn sẵn sàng, thậm chí chủ động thực hiện các hành vi hối lộ khi tham gia các quan hệ hành chính và người dân cũng chưa thực sự mặn mà với việc thực hiện quyền giám sát của mình.
Chưa dám nhìn thẳng vào sự thật
Đại biểu Huỳnh Nghĩa - Đà Nẵng
Trong tồn tại hạn chế của cải cách thủ tục hành chính vấn đề trách nhiệm của người đứng đầu các bộ, ban, ngành, địa phương chưa được nhấn mạnh và tập trung làm rõ. Vì thế, các kiến nghị liên quan đến vấn đề này trong cả báo cáo của Chính phủ và báo cáo giám sát đều nằm trong tình trạng mờ nhạt, chưa triệt để.
Việc dùng các cụm từ chung chung như "có lúc, có nơi" rồi "một số bộ, ngành, địa phương" là thể hiện sự né tránh, chưa dám nhìn thẳng vào sự thật để phê phán. Do đó, tôi đề nghị cần công khai cụ thể bộ nào, ngành nào, tỉnh nào còn chưa thực hiện đúng chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính để xử lý trách nhiệm một cách nghiêm túc.
Ít nghĩ đến quyền lợi của dân
Đại biểu Nguyễn Ngọc Minh – Ninh Thuận
Các thủ tục hành chính được ban hành thông thường xuất phát từ nhu cầu quản lý sao cho thuận lợi của cơ quan công quyền, chứ ít nghĩ đến quyền lợi của người dân hoặc đối tượng có liên quan. Với tư duy là thà có thừa thủ tục, miễn sao tăng thêm quyền hành, tạo thuận lợi về phía mình nên các cơ quan công quyền ban hành nhiều thủ tục hành chính không cần thiết, phát sinh nhiều thủ tục rườm rà gây phiền phức cho người dân, doanh nghiệp.
Nghiên cứu phụ lục thống kê các thủ tục hành chính mà Báo cáo giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiến nghị Chính phủ bãi bỏ hoặc sửa đổi trên một số lĩnh vực như đất đai, xây dựng, nhà ở, thuế, hải quan thì hiện nay đã có 10 nghị định, 25 thông tư, 191 thủ tục hành chính. Trong đó có 18 thủ tục hành chính cần bãi bỏ, 173 thủ tục hành chính cần được sửa đổi, đơn giản hóa đã minh chứng cho vấn đề này.
Cứ đổ cho thủ tục hành chính là xong
Đại biểu Nguyễn Hữu Phước - Bến Tre
Đơn giản hóa thủ tục hành chính không thể chỉ đề ra số thủ tục hủy bỏ hay kiến nghị bổ sung là đủ, mà nhất thiết các thủ tục hành chính cần phải thật đơn giản, gọn, rõ, được công khai minh bạch đến người dân và doanh nghiệp. Nhiều ý kiến vẫn còn lo ngại về mối quan hệ giữa cấp sở, ngành với cấp huyện thiếu sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ sẽ dẫn đến sự ách tắc, chậm trễ nhất là trong các lĩnh vực cấp phép về quyền sở hữu nhà, đất, thẩm định thiết kế, phê duyệt quy hoạch…
Đến nay, mặc dù các cấp chính quyền đã công bố nhiều văn bản đã hết hiệu lực hoặc văn bản không còn phù hợp, nhưng vẫn còn tồn tại một số văn bản quy định do các cơ quan ở Trung ương ban hành không đồng bộ, chưa hợp lý, thiếu tính phối hợp, chưa rõ ràng, chồng chéo nên khi áp dụng còn lúng túng trong thực tiễn lẫn trong nhận thức.
Thực tế vẫn còn khá nhiều vụ việc tác động tới quyền và lợi ích của người dân, có ý nghĩa với xã hội còn vướng nhiều thủ tục, nhiều tầng nấc, không một cơ quan trách nhiệm nào trả lời thấu tình, đạt lý mà đổ cho thủ tục hành chính, đổ cho quy trình của Nhà nước là xong.
VnEconomy tổng hợp những phát biểu đáng chú ý trong phiên giám sát sáng nay (9/11) về nội dung nói trên.
Sẵn sàng đưa hối lộ để được việc
Đại biểu Phạm Thị Hải - Đồng Nai
Trong báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2010 và qua thảo luận tại hội trường, các đại biểu Quốc hội đã bày tỏ rất nhiều quan ngại về việc người dân, doanh nghiệp sẵn sàng đưa hối lộ để được việc và cán bộ, công chức cũng sẵn sàng nhận tiền hoặc gợi ý đưa tiền để thực hiện nhiệm vụ, xem đó như là một thủ tục hành chính trong quy trình cải cách thủ tục hành chính.
Sự nhiệt tình, trách nhiệm của cán bộ thừa hành nhằm giúp cho người dân, giúp doanh nghiệp vẫn chưa rõ nét, các cơ quan hành chính vẫn chưa xóa bỏ được nhận định cơ quan "hành" là chính đã và đang tồn tại trong suy nghĩ của một bộ phận người dân. Sự phục vụ tận tụy của những "đầy tớ nhân dân" theo ý kiến của cử tri vẫn còn rất dài và rất xa trong tiến trình cải cách hành chính.
Đẩy việc chính quyền chưa làm được cho dân
Đại biểu Ngô Thị Doãn Thanh - Hà Nội
Một nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình thực hiện cải cách thủ tục hành chính là chưa có sự phân định rạch ròi giữa trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước với nghĩa vụ của công dân, doanh nghiệp. Hiện nay nhiều thủ tục hành chính vẫn đẩy những việc mà chính quyền chưa làm được cho người dân. Những việc này có thể đơn giản đối với cơ quan quản lý Nhà nước nhưng nó lại tạo ra những thủ tục phiền hà cho người dân và doanh nghiệp.
Ví dụ như trách nhiệm quản lý hộ khẩu, hộ tịch, quản lý các doanh nghiệp là trách nhiệm của Nhà nước, đã là trách nhiệm của Nhà nước thì Nhà nước mà cụ thể là cán bộ, công chức phải nắm quản lý, sử dụng và khai thác các thông tin đó, không nên yêu cầu người dân và doanh nghiệp phải cung cấp những thông tin mà cơ quan quản lý Nhà nước đã có để làm phát sinh thêm những thủ tục không cần thiết. Ví dụ khi phát sinh thêm một loại giấy tờ, người dân và doanh nghiệp ít nhất phải thực hiện thêm một thủ tục hành chính đó là đi chứng thực.
Tìm mọi cách để thu lợi
Đại biểu Trần Thị Lộc - Bắc Kạn
Hạn chế và tồn tại trong cải cách thủ tục hành chính hiện nay còn biểu hiện trên một số khía cạnh như , chế độ tiền lương của cán bộ công còn nhiều bất cập, không đảm bảo được cuộc sống bằng chính nghề của bản thân mình. Do đó về mặt chủ quan thì chúng ta cho rằng có thể có một cơ chế hành chính được cải cách, nhưng người thực hiện vẫn có thể tìm mọi cách để có thể thu lợi từ những việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính.
Chế độ động viên khen thưởng cơ chế khuyến khích động viên cán bộ, công chức, viên chức chưa được thực hiện nghiêm túc. Vì thế họ có thể bị tác động bởi các nguồn lực, nguồn lợi bất hợp pháp từ các thủ tục hành chính.
Đối với người dân, có những người dân nhận thức rất tiêu cực khi tham gia các quan hệ hành chính, họ luôn sẵn sàng, thậm chí chủ động thực hiện các hành vi hối lộ khi tham gia các quan hệ hành chính và người dân cũng chưa thực sự mặn mà với việc thực hiện quyền giám sát của mình.
Chưa dám nhìn thẳng vào sự thật
Đại biểu Huỳnh Nghĩa - Đà Nẵng
Trong tồn tại hạn chế của cải cách thủ tục hành chính vấn đề trách nhiệm của người đứng đầu các bộ, ban, ngành, địa phương chưa được nhấn mạnh và tập trung làm rõ. Vì thế, các kiến nghị liên quan đến vấn đề này trong cả báo cáo của Chính phủ và báo cáo giám sát đều nằm trong tình trạng mờ nhạt, chưa triệt để.
Việc dùng các cụm từ chung chung như "có lúc, có nơi" rồi "một số bộ, ngành, địa phương" là thể hiện sự né tránh, chưa dám nhìn thẳng vào sự thật để phê phán. Do đó, tôi đề nghị cần công khai cụ thể bộ nào, ngành nào, tỉnh nào còn chưa thực hiện đúng chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính để xử lý trách nhiệm một cách nghiêm túc.
Ít nghĩ đến quyền lợi của dân
Đại biểu Nguyễn Ngọc Minh – Ninh Thuận
Các thủ tục hành chính được ban hành thông thường xuất phát từ nhu cầu quản lý sao cho thuận lợi của cơ quan công quyền, chứ ít nghĩ đến quyền lợi của người dân hoặc đối tượng có liên quan. Với tư duy là thà có thừa thủ tục, miễn sao tăng thêm quyền hành, tạo thuận lợi về phía mình nên các cơ quan công quyền ban hành nhiều thủ tục hành chính không cần thiết, phát sinh nhiều thủ tục rườm rà gây phiền phức cho người dân, doanh nghiệp.
Nghiên cứu phụ lục thống kê các thủ tục hành chính mà Báo cáo giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiến nghị Chính phủ bãi bỏ hoặc sửa đổi trên một số lĩnh vực như đất đai, xây dựng, nhà ở, thuế, hải quan thì hiện nay đã có 10 nghị định, 25 thông tư, 191 thủ tục hành chính. Trong đó có 18 thủ tục hành chính cần bãi bỏ, 173 thủ tục hành chính cần được sửa đổi, đơn giản hóa đã minh chứng cho vấn đề này.
Cứ đổ cho thủ tục hành chính là xong
Đại biểu Nguyễn Hữu Phước - Bến Tre
Đơn giản hóa thủ tục hành chính không thể chỉ đề ra số thủ tục hủy bỏ hay kiến nghị bổ sung là đủ, mà nhất thiết các thủ tục hành chính cần phải thật đơn giản, gọn, rõ, được công khai minh bạch đến người dân và doanh nghiệp. Nhiều ý kiến vẫn còn lo ngại về mối quan hệ giữa cấp sở, ngành với cấp huyện thiếu sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ sẽ dẫn đến sự ách tắc, chậm trễ nhất là trong các lĩnh vực cấp phép về quyền sở hữu nhà, đất, thẩm định thiết kế, phê duyệt quy hoạch…
Đến nay, mặc dù các cấp chính quyền đã công bố nhiều văn bản đã hết hiệu lực hoặc văn bản không còn phù hợp, nhưng vẫn còn tồn tại một số văn bản quy định do các cơ quan ở Trung ương ban hành không đồng bộ, chưa hợp lý, thiếu tính phối hợp, chưa rõ ràng, chồng chéo nên khi áp dụng còn lúng túng trong thực tiễn lẫn trong nhận thức.
Thực tế vẫn còn khá nhiều vụ việc tác động tới quyền và lợi ích của người dân, có ý nghĩa với xã hội còn vướng nhiều thủ tục, nhiều tầng nấc, không một cơ quan trách nhiệm nào trả lời thấu tình, đạt lý mà đổ cho thủ tục hành chính, đổ cho quy trình của Nhà nước là xong.