“Nhập siêu năm nay còn tăng mạnh”
Đang có nhiều luồng ý kiến khác nhau trước tình trạng nhập siêu liên tục tăng tại Việt Nam
Đang có nhiều luồng ý kiến khác nhau trước tình trạng nhập siêu liên tục tăng tại Việt Nam.
Xung quanh vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thành Biên, Thứ trưởng Bộ Công Thương.
"Đang trình Chính phủ một loạt giải pháp"
Theo ông, đâu là nguyên nhân tình trạng nhập siêu trong năm 2007 và hai tháng đầu năm 2008?
Trong 2 tháng đầu năm 2008, mặc dù chúng ta có mức tăng trưởng xuất khẩu khá cao, nhưng nhập siêu lại tiếp tục tăng.
Nguyên nhân của tình trạng này, theo tôi, thứ nhất là do chúng ta tiếp tục tăng đầu tư cho nhu cầu phát triển của nền kinh tế, trong đó tăng nhập khẩu cho đầu tư xây dựng, máy móc phụ tùng, nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu...
Thứ hai là trong thời gian qua, việc giá cả thế giới tăng đã làm cho giá nhập khẩu tăng cao, như giá phôi thép tăng đến 70%, giá các loại xăng dầu tăng đến 57%, các loại hóa chất tăng 62%...
Thứ 3 là do nhu cầu nhập khẩu của các doanh nghiệp trong nước tăng. Lộ trình giảm thuế cũng khiến lượng hàng hóa nhập vào Việt Nam nhiều hơn, như lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc tăng đến 6 lần, linh kiện lắp ráp tăng 4 lần...
Vậy, về phía Bộ có kiến nghị gì để hạn chế nhập siêu?
Chúng tôi đang trình Chính phủ một loạt các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, trong đó có những giải pháp mang tĩnh vĩ mô như chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phải tăng đầu tư sản xuất các mặt hàng công nghiệp, công nghiệp chế biến, đặc biệt là những sản phẩm có giá trị gia tăng cao, cải cách các chính sách về phát triển thị trường, xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư…
Bên cạnh đó, ngoài việc duy trì các thị trường truyền thống thì chúng tôi đang hướng tới các thị trường mới và xuất khẩu các mặt hàng mới
Nhập siêu năm nay có thể ở mức 18-20 tỷ USD
Thưa Thứ trưởng, quan điểm của Bộ Công Thương là nhập siêu trong thời gian qua vẫn “lành mạnh”. Vậy tại sao Bộ lại phải xây dựng một đề án khắc phục nhập siêu?
Trong năm 2007, tình trạng nhập siêu của chúng ta tiếp tục tăng so với năm 2006, với giá trị tuyệt đối lên tới 14 tỷ USD và mức tăng trưởng trên 39%.
Tuy nhiên, theo quan điểm của Chính phủ thì mức nhập siêu trên chưa phải là quá lo lắng đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, và do hiện nay chúng ta cũng không quá khó khăn trong cán cân thanh toán, bản thân ngoại tệ vẫn đủ để thanh toán trong thương mại quốc tế.
Tuy nhiên, Chính phủ vẫn đặt mục tiêu là trong thời gian tới phải thu hẹp được chênh lệch cán thương mại, trong đó có nội dung là phải giảm nhập siêu để tiến tới mức cân bằng. Do đó, Chính phủ đã giao cho Bộ Công Thương là phải nghiên cứu, phân tích tình trạng, nguyên nhân và tác động của nhập siêu, để từ đó đưa ra giải pháp khắc phục nhập siêu.
Nhưng thưa ông, theo quy định hiện nay thì các doanh nghiệp vẫn được quyền tự quyết định việc nhập khẩu hàng hóa. Vậy liệu đề án giảm nhập siêu của Bộ có phát huy tác dụng?
Đúng là việc nhập khẩu hàng hóa hiện nay vẫn do các doanh nghiệp tự quyết định. Tuy nhiên, với chức năng của mình, Bộ sẽ có những định hướng giúp các doanh nghiệp tính toán chính xác số lượng, mặt hàng cũng như thời điểm cần nhập khẩu.
Việc lựa chọn đúng thời điểm nhập khẩu vừa làm giảm áp lực nhập khẩu vừa có thể giảm được đơn giá nhập khẩu, từ đó tăng hiệu quả kinh tế cho chính doanh nghiệp và cả nền kinh tế.
Bên cạnh đó, để hạn chế tác động của xu hướng tăng giá đồng Euro so với USD thì cần phải định hướng lại thị trường nhập khẩu theo hướng tăng nhập khẩu từ các thị trường có thanh toán bằng USD và giảm nhập khẩu từ các thị trường bắt buộc phải thanh toán bằng Euro và các đồng tiền mạnh khác.
Thứ trưởng có dự báo gì về trình trạng nhập siêu trong năm 2008?
Năm 2008, chúng ta có thể vẫn tiếp tục nhập siêu. Nhập khẩu ước tính có tổng giá trị xấp xỉ khoảng 78-80 tỷ USD, trong khi đó mục tiêu xuất khẩu là 60 tỷ USD, nên mức nhập siêu cũng phải ở mức 18-20 tỷ USD.
Tuy nhiên, đó chỉ là dự báo của Bộ Công Thương, còn tình hình thực tế diễn ra như thế nào còn phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu cũng như những biến động của thị trường ngoài nước, giá cả hàng hóa…
Xung quanh vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thành Biên, Thứ trưởng Bộ Công Thương.
"Đang trình Chính phủ một loạt giải pháp"
Theo ông, đâu là nguyên nhân tình trạng nhập siêu trong năm 2007 và hai tháng đầu năm 2008?
Trong 2 tháng đầu năm 2008, mặc dù chúng ta có mức tăng trưởng xuất khẩu khá cao, nhưng nhập siêu lại tiếp tục tăng.
Nguyên nhân của tình trạng này, theo tôi, thứ nhất là do chúng ta tiếp tục tăng đầu tư cho nhu cầu phát triển của nền kinh tế, trong đó tăng nhập khẩu cho đầu tư xây dựng, máy móc phụ tùng, nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu...
Thứ hai là trong thời gian qua, việc giá cả thế giới tăng đã làm cho giá nhập khẩu tăng cao, như giá phôi thép tăng đến 70%, giá các loại xăng dầu tăng đến 57%, các loại hóa chất tăng 62%...
Thứ 3 là do nhu cầu nhập khẩu của các doanh nghiệp trong nước tăng. Lộ trình giảm thuế cũng khiến lượng hàng hóa nhập vào Việt Nam nhiều hơn, như lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc tăng đến 6 lần, linh kiện lắp ráp tăng 4 lần...
Vậy, về phía Bộ có kiến nghị gì để hạn chế nhập siêu?
Chúng tôi đang trình Chính phủ một loạt các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, trong đó có những giải pháp mang tĩnh vĩ mô như chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phải tăng đầu tư sản xuất các mặt hàng công nghiệp, công nghiệp chế biến, đặc biệt là những sản phẩm có giá trị gia tăng cao, cải cách các chính sách về phát triển thị trường, xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư…
Bên cạnh đó, ngoài việc duy trì các thị trường truyền thống thì chúng tôi đang hướng tới các thị trường mới và xuất khẩu các mặt hàng mới
Nhập siêu năm nay có thể ở mức 18-20 tỷ USD
Thưa Thứ trưởng, quan điểm của Bộ Công Thương là nhập siêu trong thời gian qua vẫn “lành mạnh”. Vậy tại sao Bộ lại phải xây dựng một đề án khắc phục nhập siêu?
Trong năm 2007, tình trạng nhập siêu của chúng ta tiếp tục tăng so với năm 2006, với giá trị tuyệt đối lên tới 14 tỷ USD và mức tăng trưởng trên 39%.
Tuy nhiên, theo quan điểm của Chính phủ thì mức nhập siêu trên chưa phải là quá lo lắng đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, và do hiện nay chúng ta cũng không quá khó khăn trong cán cân thanh toán, bản thân ngoại tệ vẫn đủ để thanh toán trong thương mại quốc tế.
Tuy nhiên, Chính phủ vẫn đặt mục tiêu là trong thời gian tới phải thu hẹp được chênh lệch cán thương mại, trong đó có nội dung là phải giảm nhập siêu để tiến tới mức cân bằng. Do đó, Chính phủ đã giao cho Bộ Công Thương là phải nghiên cứu, phân tích tình trạng, nguyên nhân và tác động của nhập siêu, để từ đó đưa ra giải pháp khắc phục nhập siêu.
Nhưng thưa ông, theo quy định hiện nay thì các doanh nghiệp vẫn được quyền tự quyết định việc nhập khẩu hàng hóa. Vậy liệu đề án giảm nhập siêu của Bộ có phát huy tác dụng?
Đúng là việc nhập khẩu hàng hóa hiện nay vẫn do các doanh nghiệp tự quyết định. Tuy nhiên, với chức năng của mình, Bộ sẽ có những định hướng giúp các doanh nghiệp tính toán chính xác số lượng, mặt hàng cũng như thời điểm cần nhập khẩu.
Việc lựa chọn đúng thời điểm nhập khẩu vừa làm giảm áp lực nhập khẩu vừa có thể giảm được đơn giá nhập khẩu, từ đó tăng hiệu quả kinh tế cho chính doanh nghiệp và cả nền kinh tế.
Bên cạnh đó, để hạn chế tác động của xu hướng tăng giá đồng Euro so với USD thì cần phải định hướng lại thị trường nhập khẩu theo hướng tăng nhập khẩu từ các thị trường có thanh toán bằng USD và giảm nhập khẩu từ các thị trường bắt buộc phải thanh toán bằng Euro và các đồng tiền mạnh khác.
Thứ trưởng có dự báo gì về trình trạng nhập siêu trong năm 2008?
Năm 2008, chúng ta có thể vẫn tiếp tục nhập siêu. Nhập khẩu ước tính có tổng giá trị xấp xỉ khoảng 78-80 tỷ USD, trong khi đó mục tiêu xuất khẩu là 60 tỷ USD, nên mức nhập siêu cũng phải ở mức 18-20 tỷ USD.
Tuy nhiên, đó chỉ là dự báo của Bộ Công Thương, còn tình hình thực tế diễn ra như thế nào còn phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu cũng như những biến động của thị trường ngoài nước, giá cả hàng hóa…