Nhiều công ty chứng khoán bi quan về tăng trưởng kinh tế quý 4/2021

An Nhiên
Chia sẻ

Hầu hết các công ty chứng khoán đều bi quan và cho rằng khó đạt được mức tăng trưởng GDP 7-8% trong quý 4/2021 và mức tăng trưởng 3-3,5% cho cả năm 2021...

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới đây cho biết, cơ quan này đã trình hai phương án kịch bản tăng trưởng quý 4/2021, trên cơ sở đánh giá ước thực hiện tăng trưởng GDP cả năm đạt khoản 3 đến 3,5%, với kết quả của 9 tháng, để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 3% cả năm thì quý 4 phải đạt 7,06% trở lên. Trong khi đó, để đạt mục tiêu tăng trưởng 3,5% thì GDP quý 4 phải đạt 8,84% trở lên.

Thứ trưởng Trần Quốc Phương bày tỏ hi vọng với nỗ lực của cả hệ thống chính trị và các doanh nghiệp, tăng trưởng quý 4 sẽ đạt được mục tiêu trên 7% để hoàn thành kế hoạch đề ra.

CÔNG TY CHỨNG KHOÁN BI QUAN HƠN VỀ VĨ MÔ QUÝ 4

Ở góc nhìn của các công ty chứng khoán, hầu hết đều bi quan và cho rằng khó đạt được mức tăng trưởng 7-8% trong quý 4/2021.

Cụ thể, trong báo cáo cập nhật triển vọng vĩ mô mới đây, Chứng khoán VnDirect cho rằng, có một số trở ngại có thể cản trở sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam trong quý 4/2021. Cụ thể, tỷ lệ người dân tiêm chủng đầy đủ 2 mũi vaccine vẫn còn thấp, tỷ lệ tiêm chủng không đồng đều giữa các tỉnh thành phố trên cả nước, đặc biệt tại các vùng nông thôn tỷ lệ tiêm chủng vẫn rất thấp, dẫn tới nguy cơ bùng dịch trở lại tương đối cao, làm ảnh hưởng lớn tới lộ trình mở cửa trở lại hoạt động vận tải hành khách liên tỉnh.

Làn sóng dịch Covid-19 kéo dài dẫn tới thu nhập của một bộ phận không nhỏ người lao động bị giảm sút, ảnh hưởng lớn tới cầu tiêu dùng trong quý 4/2021, mùa tiêu dùng quan trọng nhất trong năm. Các biện pháp phòng chống dịch thiếu nhất quán, thay đổi liên tục và khó dự báo trước. Mỗi tỉnh lại có những quy định khác nhau về hoạt động vận tải hàng hóa trong bối cảnh dịch bệnh, điều này đã gây khó khăn trong lưu chuyển hàng hóa giữa các địa phương và làm đứt gãy chuỗi cung ứng.

Nhiều doanh nghiệp không thể chủ động trong việc xây dựng kế hoạch mở cửa và khôi phục hoạt động sản xuất, làm chậm lại quá trình phục hồi của nền kinh tế. Nhiều khu công nghiệp tại TP.HCM và các tỉnh, thành Đông Nam Bộ ghi nhận việc thiếu hụt lao động sản xuất khiến quá trình phục hồi sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng.

VND hạ dự báo tăng trưởng GDP quý 4 về mức 4% so với cùng kỳ, trong khi dự báo trước đó tăng trưởng quý 4 là 5,5%. Trong đó, ngành dịch vụ sẽ tăng trở lại 3% trong quý 4/2021, ngành công nghiệp và xây dựng tăng trưởng 5,6% và ngành nông lâm thuỷ sản sẽ tăng trưởng 2,8% trong quý 2/2021. Cho cả năm 2021, hạ dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam xuống 2,2% từ mức dự báo trước đó là 3,9%.

Nhiều công ty chứng khoán bi quan về tăng trưởng kinh tế quý 4/2021 - Ảnh 1

Chứng khoán KBSV cũng điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng năm 2021 từ 5,8% xuống còn 2,5%. Tương ứng dự báo tăng trưởng GDP quý 4 dự báo ở mức 5,7%, mức thấp nhất của quý 4 từ 2013 cho đến nay. 

Agriseco Research kỳ vọng GDP quý 4 sẽ khởi sắc do tình hình dịch bệnh đang được khống chế. Do mặt bằng quý 4/2020 tương đối cao trong khi hiện tại một số địa phương vẫn đang thực hiện giãn cách, GDP quý 4 năm nay sẽ tăng trưởng trở lại nhưng với tốc độ tăng chậm so với quý 4/2020. Quý 4/2020, tăng trưởng GDP là 4,48% như vậy nhiều khả năng tăng trưởng quý 4/202 sẽ không bằng với con số 4,48%. Agriseco ước tính GDP năm 2021 sẽ tăng khoảng 2-3%.

Mirase Asset dự phóng GDP Việt Nam đạt tăng trưởng 4% trong quý 4 và 2,3% trong năm 2021, trong kịch bản nền kinh tế dần tăng tốc vào giữa tháng 10, nhờ vào đầu tư công và dòng vốn FDI là động lực tăng trưởng chính và được đẩy mạnh khi nền kinh tế mở cửa vào các tháng cuối năm 2021.

Còn chứng khoán VCBS cho rằng, với việc độ phủ vắc xin tiếp tục tăng, VCBS dự báo tăng trưởng quý 4 đạt khoảng 3,5%-4,5%. Con số này tương ứng với mức tăng trưởng GDP cả năm 2021 đạt khoảng 2,1%-2,44%.

Nhiều công ty chứng khoán bi quan về tăng trưởng kinh tế quý 4/2021 - Ảnh 2

Chứng khoán SSI cũng điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng GDP năm 2021 xuống 2,5 - 2,8%, từ 3,5% trước đó. Mức tăng trưởng cho năm 2021 này cũng thấp hơn ước tính từ Bộ Kế hoạch và đầu tư (3,0% - 3,5%, tương đương mức tăng trưởng 7% - 8% cho Quý 4), trong bối cảnh nền kinh tế kỳ vọng sẽ chỉ mở cửa dần dần khi tỷ lệ tiêm vắc-xin vẫn chưa thể đạt đến ngưỡng miễn dịch cộng đồng trong quý 4. Nhìn chung, tăng trưởng GDP trong quý 4 sẽ khó có thể ngay lập tức quay lại mức tăng trưởng cao. SSI cũng không loại trừ khả năng sẽ có đợt bùng phát Covid tiếp theo ảnh hưởng tới tiến độ mở cửa trở lại nền kinh tế.

Chứng khoán BSC điều chỉnh giảm triển vọng GDP 2021 xuống 3,47%. Tuy vậy, cũng chưa thể loại trừ khả năng dịch vẫn tác động tiêu cực một phần, kéo theo GDP tăng thấp, ước đạt mức 2,54%.

TRIỂN VỌNG KINH TẾ 2022 RA SAO?

Cho tới năm 2022, VnDirect dự báo GDP của Việt Nam sẽ tăng 7,5% vào năm 2022, với tốc độ tăng trưởng cao trong tất cả các ngành. Dự báo dựa trên các giả định chính như kinh tế toàn cầu sẽ duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2022. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 4,9% so với cùng kỳ trong năm 2022. Lưu ý, tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu trung bình khoảng 2,8%/năm trong giai đoạn 2016 -2019 (trước đại dịch COVID19). Do đó, kỳ vọng nhu cầu duy trì ở mức cao đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2022.

70-75% dân số Việt Nam sẽ được tiêm phòng đầy đủ vắc-xin ngừa Covid-19 trong nửa đầu năm 2022, tỷ lệ tiêm chủng cao sẽ giúp Việt Nam ngăn chặn thành công và đẩy lùi đại dịch. Các chuyến bay thương mại quốc tế có thể được nối lại từ quý 1/2022, điều này sẽ hỗ trợ sự phục hồi của ngành du lịch vào năm 2022, một trong hai động lực chính cho sự phục hồi trong ngành dịch vụ của Việt Nam, cùng với sự phục hồi của nhu cầu tiêu dùng trong nước.

VnDirect cũng kỳ vọng Chính phủ sẽ duy trì các chính sách tài khóa và tiền tệ nới lỏng cho đến ít nhất là cuối quý 2/2022 để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. :ượng vốn đầu tư công sẽ tăng lên vào năm 2022 khi Chính phủ tiếp tục đẩy nhanh việc giải ngân đầu tư công. Vốn đầu tư khu vực tư nhân cũng như vốn FDI cũng có thể phục hồi mạnh nhờ môi trường kinh doanh thuận lợi hơn sau đại dịch.

Về tăng trưởng của từng ngành, khu vực nông, lâm nghiệp và tthủy sản tăng 2,8%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,6% và khu vực dịch vụ tăng 8,1% vào năm 2022.

Nguồn: Mirae Asset.
Nguồn: Mirae Asset.

Còn Mirae Asset dự báo GDP 2022 của Việt Nam có thể dao động trong khoảng 5,7-6,2% trong trường hợp Việt Nam mở cửa kinh tế thành công.

Các động lực tăng trưởng chính bao gồm: 1) Dòng vốn FDI kì vọng tăng trưởng trở lại khi dịch được kiểm soát, khi Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn của làn sóng FDI toàn cầu; 2) đầu tư công được đẩy mạnh; 3) xuất khẩu lấy lại đà tăng trưởng khi sản xuất trong nước quay trở lại hoạt động và nhu cầu bên ngoài hồi phục. Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ kinh tế, duy trì mặt bằng cho vay thấp, ổn định vĩ mô, và việc thúc đẩy chuyển đổi số chính phủ và doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong sự hồi phục của nền kinh tế.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con