Nhiều doanh nghiệp đủ tiêu chí nhưng không đăng ký thành doanh nghiệp khoa học công nghệ

Nhĩ Anh
Chia sẻ

Đến nay, cả nước mới chỉ có hơn 700 doanh nghiệp đăng ký để trở thành doanh nghiệp khoa học công nghệ. Trong khi đó, có nhiều doanh nghiệp đủ điều kiện nhưng không đăng ký...

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo Cục Phát triển Thị trường và Doanh nghiệp khoa học và công nghệ, trong số 712 doanh nghiệp khoa học công nghệ đăng ký đến nay đã có 14 doanh nghiệp đã bị thu hồi giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học công nghệ do không đáp ứng tiêu chí và 18 doanh nghiệp ngừng sản xuất.

Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011- 2020 đặt ra mục tiêu Việt Nam sẽ hình thành 5.000 doanh nghiệp khoa học công nghệ vào năm 2020.

SỐ LƯỢNG DOANH NGHIỆP KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐÃ TĂNG NHƯNG CÒN THẤP

Lý giải thực trạng doanh nghiệp khoa học công nghệ thời gian qua, tại một cuộc họp mới đây, ông Trần Xuân Đích, Phó Cục trưởng Cục Phát triển Thị trường và Doanh nghiệp khoa học và công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng, Chiến lược phát triển doanh nghiệp khoa học công nghệ được đề ra trước năm 2010, nên việc triển khai được thực hiện theo Luật Khoa học Công nghệ cũ.

Đến năm 2013, Luật Khoa học và công nghệ sửa đổi, theo đó tiêu chí về doanh nghiệp khoa học công nghệ khác so với tiêu chí của Luật Khoa học và công nghệ theo luật trước đây.

Cụ thể, trước đây, theo Luật Khoa học và công nghệ cũ, doanh nghiệp khoa học công nghệ chỉ cần đưa được kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ vào thực tiễn đời sống, sản xuất mà không cần phải có tỷ lệ doanh thu của sản phẩm khoa học công nghệ trên tổng doanh thu của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, với lập luận quy định này có thể có những doanh nghiệp có tỷ lệ doanh thu rất nhỏ nhưng đã đáp ứng tiêu chí về khoa học công nghệ nên Luật Khoa học và công nghệ 2013 ra đời đã thay đổi các tiêu chí.

Do đó, Bộ Khoa học và Công nghệ đã thay đổi tiêu chí công nhận doanh nghiệp khoa học công nghệ cho phù hợp với Luật Luật Khoa học và công nghệ 2013 bằng cách sửa đổi Nghị định 80/2007 quy định về doanh nghiệp khoa học công nghệ. Ngày 1/2/2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 13/2019/NĐ-CP về doanh nghiệp khoa học công nghệ.

Nhiều doanh nghiệp đủ tiêu chí nhưng không đăng ký thành doanh nghiệp khoa học công nghệ - Ảnh 1

Ông Đích thông tin, trong Nghị định 13 mới đã thay đổi để phù hợp với Luật Khoa học Công nghệ. Theo đó, đã tháo gỡ nhiều điểm nghẽn về cơ chế chính sách, tiêu chí doanh nghiệp khoa học công nghệ và hồ sơ, điều kiện, thủ tục theo hướng tăng tính đơn giản thủ tục hành chính và tăng cường tính hậu kiểm. Bên cạnh đó Bộ cũng triển khai các giải pháp tuyên truyền phổ biến, vận động, đánh giá các doanh nghiệp tiềm năng…

Chính vì vậy từ 2019 đến nay, mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng số lượng doanh nghiệp khoa học công nghệ đăng ký mới đã tăng rất rõ. Thống kê tính đến hết năm 2022, cả nước có 712 doanh nghiệp khoa học công nghệ đăng ký.

Thực tế hiện nay, trong số hơn 700 doanh nghiệp khoa học công nghệ hiện nay, có 14 doanh nghiệp đã bị thu hồi giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học công nghệ do không đáp ứng tiêu chí, đồng thời có 18 doanh nghiệp ngừng sản xuất. Còn lại đa số các doanh nghiệp vẫn phát triển sản xuất tốt, tạo ra công ăn việc làm và đóng góp cho xã hội, trong đó có nhiều doanh nghiệp nằm trong top 500 tăng trưởng hàng đầu của Việt Nam.

ƯU ĐÃI, KHƠI THÔNG VƯỚNG MẮC ĐỂ TĂNG LƯỢNG DOANH NGHIỆP ĐĂNG KÝ

Tại Hội thảo “Thúc đẩy phát triển doanh nghiệp khoa học công nghệ trong cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo” hồi tháng 10/2022, Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh cho biết, trên địa bàn có 111 doanh nghiệp khoa học công nghệ được cấp Giấy chứng nhận. Ngoài ra, số lượng doanh nghiệp đủ điều kiện chứng nhận là trên 700 doanh nghiệp.

Còn trong một cuộc họp báo của Bộ Khoa học và Công nghệ mới đây, theo khảo sát đánh giá, số lượng doanh nghiệp thực tế có thể hơn 3000 so với số lượng được đánh giá tiềm năng, nhưng số lượng thực tế mới chỉ có 712 doanh nghiệp đăng ký trở thành doanh nghiệp khoa học công nghệ.

Nguyên nhân được chỉ ra là do ngay cả những doanh nghiệp đáp ứng đủ tiêu chí doanh nghiệp khoa học công nghệ nhưng vì một số ưu đãi họ đã hưởng gần hết nên không đăng ký.

Cụ thể, theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, đối với các doanh nghiệp khoa học công nghệ sẽ được hưởng ưu đãi (miễn 4, giảm 9), tức là 4 năm được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp và 9 năm giảm 50%.

Tuy nhiên, theo quy định này, thời gian được hưởng ưu đãi miễn giảm thuế với một doanh nghiệp nói chung không được vượt quá tổng thời gian đó. Nên nếu doanh nghiệp đã được hưởng ưu đãi từ các luật khác như Luật Đầu tư, ưu đãi theo đầu tư, ưu đãi theo địa bàn, ưu đãi theo lĩnh vực… cũng phải tổng hợp tất cả thời gian này. Do đó, ông Đích cho rằng, các chính sách ưu đãi không còn hấp dẫn đối với các doanh nghiệp khoa học công nghệ.

Ngoài chính sách ưu đãi về thuế, Bộ Khoa học Công nghệ cho biết còn tiếp tục có ưu đãi về đất đai, vốn. Theo đó, về đất đai, Nghị định 80/2007 mới chỉ nói chung chung nhưng đến Nghị định 13 đã chỉ ra cụ thể các ưu đãi dành cho các doanh nghiệp khoa học công nghệ, diện tích nào được ưu đãi… Vì vậy, đến nay số lượng doanh nghiệp khoa học công nghệ được hưởng ưu đãi về đất đai đã tăng dần theo thời gian.

Nêu những chính sách ưu đãi về đất đai, ông Đích nói thêm hiện nay, Luật Đất đai đang được sửa đổi. Bộ đã tích cực thúc đẩy để vấn đề này được quy định cụ thể trong luật, sẽ tạo thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp khoa học công nghệ được hưởng chính sách ưu đãi về đất đai. Đây sẽ là điểm hấp dẫn đối với các doanh nghiệp khoa học công nghệ.

Đối với ưu đãi về vốn, vẫn là một điểm khó khăn với các doanh nghiệp khoa học công nghệ. Theo đó, cần phải cải tiến đánh giá được tài sản vô hình, để các ngân hàng hiểu, chia sẻ và quen với cách làm của các doanh nghiệp thì hy vọng mới có thể khơi thông được nguồn vốn cho doanh nghiệp khoa học công nghệ. Khi đó các doanh nghiệp khoa học công nghệ sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi hơn và số lượng doanh nghiệp tham gia sẽ tăng lên, đại diện Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp Khoa học và công nghệ chia sẻ.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con