Nhiều ưu đãi khi đầu tư vào Khu công nghệ cao Hòa Lạc
Ngày 28/8, quy hoạch tổng thể Khu công nghệ cao Hòa Lạc đã được công bố chính thức
Ngày 28/8, quy hoạch tổng thể Khu công nghệ cao Hòa Lạc đã được công bố chính thức.
Theo quy hoạch, Khu công nghệ cao Hòa Lạc - với tổng diện tích 1.586 ha - ngoài 4 khu chức năng chính là nghiên cứu triển khai, khu công nghiệp và công nghệ cao, công viên phần mềm và khu giáo dục đào tạo, còn có các khu trung tâm, dịch vụ tổng hợp, nhà ở kết hợp văn phòng, chung cư, tiện ích, giải trí, thể dục thể thao.
Ngoài ra, một phần diện tích đất của Khu công nghệ cao sẽ được quy hoạch phát triển không gian, đất cây xanh và hệ thống hạ tầng kỹ thuật gồm giao thông liên lạc, điện nước và bảo vệ môi trường.
Theo dự kiến, dân số trong Khu công nghệ cao Hòa Lạc từ chỗ có khoảng 11.100 người hiện nay sẽ lên đến 143.500 người (năm 2015), và 229.000 người (năm 2020).
Tại lễ công bố quy hoạch, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Hoàng Văn Phong cho biết, trọng tâm phát triển của Khu công nghệ cao Hòa Lạc là các ngành và lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao như công nghệ thông tin, viễn thông, điện tử, sinh học, cơ điện tử, chế tạo máy, vật liệu mới và năng lượng mới.
Được biết, các nhà đầu tư vào Khu công nghệ cao Hòa Lạc sẽ nhận được nhiều ưu đãi, như miễn thuế 4 năm đầu và giảm 50% trong 9 năm tiếp theo, chỉ phải nộp 10% trong 15 năm đầu tiên chịu thuế...
Đến nay, Khu công nghệ cao Hòa Lạc đã có 28 dự án đầu tư, với tổng vốn đăng ký 587 triệu USD, bước đầu đã có một số nhà máy hoạt động, sản xuất ra các loại sản phẩm như chip điện tử, cáp quang, pin năng lượng mặt trời, đèn led, thiết bị cơ khí chính xác...
Hiện có hai trường đại học đặt trụ sở tại đây là Đại học FPT và Đại học Khoa học công nghệ Hà Nội (do Viện Khoa học Việt Nam làm chủ đầu tư), với mục tiêu trở thành những trường đại học đẳng cấp quốc tế.
Theo quy hoạch, Khu công nghệ cao Hòa Lạc - với tổng diện tích 1.586 ha - ngoài 4 khu chức năng chính là nghiên cứu triển khai, khu công nghiệp và công nghệ cao, công viên phần mềm và khu giáo dục đào tạo, còn có các khu trung tâm, dịch vụ tổng hợp, nhà ở kết hợp văn phòng, chung cư, tiện ích, giải trí, thể dục thể thao.
Ngoài ra, một phần diện tích đất của Khu công nghệ cao sẽ được quy hoạch phát triển không gian, đất cây xanh và hệ thống hạ tầng kỹ thuật gồm giao thông liên lạc, điện nước và bảo vệ môi trường.
Theo dự kiến, dân số trong Khu công nghệ cao Hòa Lạc từ chỗ có khoảng 11.100 người hiện nay sẽ lên đến 143.500 người (năm 2015), và 229.000 người (năm 2020).
Tại lễ công bố quy hoạch, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Hoàng Văn Phong cho biết, trọng tâm phát triển của Khu công nghệ cao Hòa Lạc là các ngành và lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao như công nghệ thông tin, viễn thông, điện tử, sinh học, cơ điện tử, chế tạo máy, vật liệu mới và năng lượng mới.
Được biết, các nhà đầu tư vào Khu công nghệ cao Hòa Lạc sẽ nhận được nhiều ưu đãi, như miễn thuế 4 năm đầu và giảm 50% trong 9 năm tiếp theo, chỉ phải nộp 10% trong 15 năm đầu tiên chịu thuế...
Đến nay, Khu công nghệ cao Hòa Lạc đã có 28 dự án đầu tư, với tổng vốn đăng ký 587 triệu USD, bước đầu đã có một số nhà máy hoạt động, sản xuất ra các loại sản phẩm như chip điện tử, cáp quang, pin năng lượng mặt trời, đèn led, thiết bị cơ khí chính xác...
Hiện có hai trường đại học đặt trụ sở tại đây là Đại học FPT và Đại học Khoa học công nghệ Hà Nội (do Viện Khoa học Việt Nam làm chủ đầu tư), với mục tiêu trở thành những trường đại học đẳng cấp quốc tế.