Nhìn lại quan hệ kinh tế Việt - Anh
Vương quốc Anh hiện đứng thứ 14 trong tổng số 81 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam
Nhận lời mời của Thủ tướng Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland Gordon Brown, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng bắt đầu chuyến thăm chính thức nước này từ ngày 3-5/3/2008.
Đây cũng là chặng đầu tiên trong chuyến công du 3 nước châu Âu là Anh quốc, Đức và Ireland.
Chuyến thăm nhằm thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác giữa hai nước đặc biệt trong lĩnh vực thương mại và đầu tư. Với khoảng 100 doanh nghiệp tháp tùng Thủ tướng, chuyến thăm được kỳ vọng sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác đầu tư cho doanh nghiệp hai nước.
Bên cạnh các cuộc gặp chính thức cấp cao, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ tiếp xúc với giới doanh nghiệp, tài chính và tham dự các cuộc vận động đầu tư với những công ty của Anh.
Nhìn từ những con số
Vương quốc Anh hiện đứng thứ 14 trong tổng số 81 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam và đứng thứ 3 trong số 19 nước EU có đầu tư tại Việt Nam với 99 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký là 1,44 tỷ USD.
Trong các dự án đầu tư của Vương quốc Anh tại Việt Nam, lĩnh vực công nghiệp chiếm 86% tổng vốn đầu tư đăng ký, trong đó đầu tư trong lĩnh vực dầu khí đã chiếm 55% vốn đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp; lĩnh vực dịch vụ chiếm 11% vốn đầu tư đăng ký, còn lại là lĩnh vực nông-lâm nghiệp.
Các nhà đầu tư Vương quốc Anh có mặt tại 18 địa phương trong cả nước. Dẫn đầu về thu hút vốn đầu tư của Vương quốc Anh là Tp.HCM, chiếm 39% tổng vốn đầu tư và chiếm 36% về tổng số dự án đầu tư.
Vốn đầu tư của các nhà đầu tư Anh tập trung nhiều nhất theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh với tổng vốn đầu tư là 688,1 triệu USD, chiếm 48% tổng vốn đầu tư đăng ký, tiếp theo là đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài với tổng vốn đăng ký là 601,2 triệu USD chiếm 42%.
Ngân hàng Standard Chartered, HSBC và Công ty Prudential đều có mặt tại Việt Nam từ rất sớm và nhận thấy trước sự phát triển của thị trường trong các lĩnh vực niềm tin tài chính và bảo hiểm tiền gửi.
Tài nguyên thiên nhiên to lớn với trữ lượng năng lượng dầu khí lớn ở vùng thềm lục địa biển Đông đã thu hút nhiều dự án lớn của các nhà đầu tư Anh. Các tập đoàn Anh cũng đang để mắt đến các thị trường hàng hoá tiêu dùng đang phát triển của Việt Nam, đồng thời mở rộng các cơ sở sản xuất của họ tại đây.
Theo khảo sát mới đây nhất của Cơ quan Đầu tư Thương mại Anh (UKTI), Việt Nam nằm trong danh sách 10 thị trường đứng đầu thế giới. Điều này chính là cơ sở để ông Andrew Cahn, Tổng giám đốc Cơ quan Đầu tư thương mại Anh (UKTI) tin tưởng chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam sẽ tạo ra những cơ hội mới cho các doanh nghiệp Anh sau khi các công ty và ngân hàng Anh như Prudential, Rolls Royce, Vodaphone, HSBC, Standard Chartered, Harvey Nash đã kinh doanh rất thành công tại Việt Nam.
Nhiều cơ hội mở ra
Ông Andrew Cahn cho rằng Việt Nam đang phát triển rất nhanh và gần đuổi kịp tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc. Việt Nam có lực lượng lao động năng động tuyệt vời và có tiềm năng phát triển cực kỳ to lớn trong các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng, ngân hàng và các hoạt động dịch vụ mà nước Anh có chuyên môn đẳng cấp hàng đầu thế giới.
Theo ông, giới doanh nghiệp Anh quan tâm đến các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, kế toán, kiểm toán và các loại hình dịch vụ phục vụ cho hoạt động tài chính-ngân hàng. Anh là trung tâm đứng đầu thế giới về thiết kế và kiến trúc, các công ty Anh có thể hỗ trợ Việt Nam xây dựng các cơ sở hạ tầng, trong đó có việc phát triển cơ sở hạ tầng của ngành tài chính.
Chính vì vậy, trong chương trình chuyến thăm lần này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ tham dự cuộc toạ đàm với khoảng 70 chuyên gia tư vấn đầu tư tài chính hàng đầu của Anh do Prudential cùng HSBC, Dragon Capital, Standard Chartered tổ chức. Dự kiến sẽ có hai ngân hàng của Anh được cấp phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam nhân chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Ngoài ra, công nghệ thông tin cũng là lĩnh vực mà các công ty Anh như công ty phần mềm Harvey Nash kinh doanh rất tốt với các đối tác Việt Nam. Trong vài tháng gần đây, Rolls Royce - công ty động cơ đứng đầu thế giới của Anh - đã mở văn phòng tại Việt Nam và công ty điện thoại di động lớn nhất thế giới Vodaphone cũng đã thành lập văn phòng tại Việt Nam. Lĩnh vực giáo dục cũng là thế mạnh của nước Anh và sẽ có một trường đại học của Anh được cấp phép thành lập tại Việt Nam trong dịp này.
Ông Andrew Cahn cho biết hiện có nhiều doanh nghiệp Anh quan tâm đến hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, trong đó có nhập khẩu giày dép, sản phẩm dệt may, đồ gỗ từ Việt Nam. Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ năm vừa qua của Việt Nam tăng 24% so với năm trước đó mang lại cho Việt Nam nguồn thu hơn 1 tỉ USD. Chỉ tính riêng Anh, doanh số xuất khẩu đồ gỗ cũng đã đạt 98 triệu Bảng (196 triệu USD). Việt Nam hiện là nhà xuất khẩu chính sang Anh với các sản phẩm giày dép (764 triệu USD trong năm 2007), quần áo (282 triệu USD).
Ông Cahn hy vọng những sản phẩm này sẽ được bày bán nhiều hơn tại các cửa hiệu ở Anh trong tương lai. Số liệu thống kê của Đại sứ quán Anh cũng cho biết, trao đổi thương mại giữa hai nước đạt khoảng 1,8 tỉ USD vào năm ngoái. Trong số đó, Việt Nam xuất khẩu sang Anh 1,6 tỉ USD còn Anh xuất khẩu sang Việt Nam chỉ trên 200 triệu USD. Nói như tân đại sứ Anh, Mark Kent là “Việt Nam đã và đang làm rất tốt rồi”.
Tuy nhiên, đầu tư của Vương quốc Anh tại Việt Nam còn rất khiêm tốn, đứng thứ 14/81 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam. Trong thời gian tới, để thúc đẩy hơn nữa quan hệ đầu tư giữa hai nước, các chuyên gia cho rằng cần hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án của Vương quốc Anh đang hoạt động tại Việt Nam triển khai hiệu quả, thông qua đó giới thiệu, quảng bá môi trường đầu tư của Việt Nam.
Khuyến khích đầu tư vào các ngành vốn là thế mạnh của Vương quốc Anh như thăm dò và khai thác dầu khí theo quy định của pháp luật hiện hành. Tăng cường xuất khẩu sang khối EU, trong đó có Vương quốc Anh, tìm kiếm thêm đối tác mới, hoàn thiện cơ chế thị trường, tăng sức mua và khả năng thanh toán kích cầu đầu tư. Chính phủ hai nước cần phối hợp tăng cường triển khai các chương trình xúc tiến đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp hai nước như tổ chức hội thảo, hội chợ, triển lãm... tại hai nước.
Đây cũng là chặng đầu tiên trong chuyến công du 3 nước châu Âu là Anh quốc, Đức và Ireland.
Chuyến thăm nhằm thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác giữa hai nước đặc biệt trong lĩnh vực thương mại và đầu tư. Với khoảng 100 doanh nghiệp tháp tùng Thủ tướng, chuyến thăm được kỳ vọng sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác đầu tư cho doanh nghiệp hai nước.
Bên cạnh các cuộc gặp chính thức cấp cao, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ tiếp xúc với giới doanh nghiệp, tài chính và tham dự các cuộc vận động đầu tư với những công ty của Anh.
Nhìn từ những con số
Vương quốc Anh hiện đứng thứ 14 trong tổng số 81 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam và đứng thứ 3 trong số 19 nước EU có đầu tư tại Việt Nam với 99 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký là 1,44 tỷ USD.
Trong các dự án đầu tư của Vương quốc Anh tại Việt Nam, lĩnh vực công nghiệp chiếm 86% tổng vốn đầu tư đăng ký, trong đó đầu tư trong lĩnh vực dầu khí đã chiếm 55% vốn đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp; lĩnh vực dịch vụ chiếm 11% vốn đầu tư đăng ký, còn lại là lĩnh vực nông-lâm nghiệp.
Các nhà đầu tư Vương quốc Anh có mặt tại 18 địa phương trong cả nước. Dẫn đầu về thu hút vốn đầu tư của Vương quốc Anh là Tp.HCM, chiếm 39% tổng vốn đầu tư và chiếm 36% về tổng số dự án đầu tư.
Vốn đầu tư của các nhà đầu tư Anh tập trung nhiều nhất theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh với tổng vốn đầu tư là 688,1 triệu USD, chiếm 48% tổng vốn đầu tư đăng ký, tiếp theo là đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài với tổng vốn đăng ký là 601,2 triệu USD chiếm 42%.
Ngân hàng Standard Chartered, HSBC và Công ty Prudential đều có mặt tại Việt Nam từ rất sớm và nhận thấy trước sự phát triển của thị trường trong các lĩnh vực niềm tin tài chính và bảo hiểm tiền gửi.
Tài nguyên thiên nhiên to lớn với trữ lượng năng lượng dầu khí lớn ở vùng thềm lục địa biển Đông đã thu hút nhiều dự án lớn của các nhà đầu tư Anh. Các tập đoàn Anh cũng đang để mắt đến các thị trường hàng hoá tiêu dùng đang phát triển của Việt Nam, đồng thời mở rộng các cơ sở sản xuất của họ tại đây.
Theo khảo sát mới đây nhất của Cơ quan Đầu tư Thương mại Anh (UKTI), Việt Nam nằm trong danh sách 10 thị trường đứng đầu thế giới. Điều này chính là cơ sở để ông Andrew Cahn, Tổng giám đốc Cơ quan Đầu tư thương mại Anh (UKTI) tin tưởng chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam sẽ tạo ra những cơ hội mới cho các doanh nghiệp Anh sau khi các công ty và ngân hàng Anh như Prudential, Rolls Royce, Vodaphone, HSBC, Standard Chartered, Harvey Nash đã kinh doanh rất thành công tại Việt Nam.
Nhiều cơ hội mở ra
Ông Andrew Cahn cho rằng Việt Nam đang phát triển rất nhanh và gần đuổi kịp tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc. Việt Nam có lực lượng lao động năng động tuyệt vời và có tiềm năng phát triển cực kỳ to lớn trong các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng, ngân hàng và các hoạt động dịch vụ mà nước Anh có chuyên môn đẳng cấp hàng đầu thế giới.
Theo ông, giới doanh nghiệp Anh quan tâm đến các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, kế toán, kiểm toán và các loại hình dịch vụ phục vụ cho hoạt động tài chính-ngân hàng. Anh là trung tâm đứng đầu thế giới về thiết kế và kiến trúc, các công ty Anh có thể hỗ trợ Việt Nam xây dựng các cơ sở hạ tầng, trong đó có việc phát triển cơ sở hạ tầng của ngành tài chính.
Chính vì vậy, trong chương trình chuyến thăm lần này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ tham dự cuộc toạ đàm với khoảng 70 chuyên gia tư vấn đầu tư tài chính hàng đầu của Anh do Prudential cùng HSBC, Dragon Capital, Standard Chartered tổ chức. Dự kiến sẽ có hai ngân hàng của Anh được cấp phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam nhân chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Ngoài ra, công nghệ thông tin cũng là lĩnh vực mà các công ty Anh như công ty phần mềm Harvey Nash kinh doanh rất tốt với các đối tác Việt Nam. Trong vài tháng gần đây, Rolls Royce - công ty động cơ đứng đầu thế giới của Anh - đã mở văn phòng tại Việt Nam và công ty điện thoại di động lớn nhất thế giới Vodaphone cũng đã thành lập văn phòng tại Việt Nam. Lĩnh vực giáo dục cũng là thế mạnh của nước Anh và sẽ có một trường đại học của Anh được cấp phép thành lập tại Việt Nam trong dịp này.
Ông Andrew Cahn cho biết hiện có nhiều doanh nghiệp Anh quan tâm đến hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, trong đó có nhập khẩu giày dép, sản phẩm dệt may, đồ gỗ từ Việt Nam. Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ năm vừa qua của Việt Nam tăng 24% so với năm trước đó mang lại cho Việt Nam nguồn thu hơn 1 tỉ USD. Chỉ tính riêng Anh, doanh số xuất khẩu đồ gỗ cũng đã đạt 98 triệu Bảng (196 triệu USD). Việt Nam hiện là nhà xuất khẩu chính sang Anh với các sản phẩm giày dép (764 triệu USD trong năm 2007), quần áo (282 triệu USD).
Ông Cahn hy vọng những sản phẩm này sẽ được bày bán nhiều hơn tại các cửa hiệu ở Anh trong tương lai. Số liệu thống kê của Đại sứ quán Anh cũng cho biết, trao đổi thương mại giữa hai nước đạt khoảng 1,8 tỉ USD vào năm ngoái. Trong số đó, Việt Nam xuất khẩu sang Anh 1,6 tỉ USD còn Anh xuất khẩu sang Việt Nam chỉ trên 200 triệu USD. Nói như tân đại sứ Anh, Mark Kent là “Việt Nam đã và đang làm rất tốt rồi”.
Tuy nhiên, đầu tư của Vương quốc Anh tại Việt Nam còn rất khiêm tốn, đứng thứ 14/81 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam. Trong thời gian tới, để thúc đẩy hơn nữa quan hệ đầu tư giữa hai nước, các chuyên gia cho rằng cần hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án của Vương quốc Anh đang hoạt động tại Việt Nam triển khai hiệu quả, thông qua đó giới thiệu, quảng bá môi trường đầu tư của Việt Nam.
Khuyến khích đầu tư vào các ngành vốn là thế mạnh của Vương quốc Anh như thăm dò và khai thác dầu khí theo quy định của pháp luật hiện hành. Tăng cường xuất khẩu sang khối EU, trong đó có Vương quốc Anh, tìm kiếm thêm đối tác mới, hoàn thiện cơ chế thị trường, tăng sức mua và khả năng thanh toán kích cầu đầu tư. Chính phủ hai nước cần phối hợp tăng cường triển khai các chương trình xúc tiến đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp hai nước như tổ chức hội thảo, hội chợ, triển lãm... tại hai nước.