OpenAI quyết tâm thiết kế chip riêng, giảm phụ thuộc vào Nvidia

Bảo Ngọc
Chia sẻ

OpenAI đang thúc đẩy kế hoạch giảm sự phụ thuộc vào Nvidia bằng cách phát triển thế hệ chip trí tuệ nhân tạo nội bộ đầu tiên…

OpenAI đang nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào chip của Nvidia.
OpenAI đang nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào chip của Nvidia.

Theo Reuters, nhà sản xuất ChatGPT đang hoàn thiện thiết kế cho con chip nội bộ đầu tiên, dự kiến ra mắt trong vài tháng tới và có kế hoạch gửi đi chế tạo tại TSMC. Quá trình gửi thiết kế đầu tiên qua nhà máy sản xuất chip được gọi là "taping out".

OpenAI và TSMC từ chối đưa ra bình luận.

Nguồn tin thân cận cho biết OpenAI đang trên đà chinh phục mục tiêu đầy tham vọng là sản xuất chip hàng loạt tại TSMC vào năm 2026. Một lần sản xuất băng thông có thể tiêu tốn hàng chục triệu USD và mất khoảng sáu tháng để sản xuất một con chip hoàn thiện, trừ trường hợp OpenAI trả nhiều tiền hơn để đẩy nhanh tiến độ. Không có gì đảm bảo rằng chip sẽ hoạt động ngay lô sản xuất đầu tiên và nếu xảy ra lỗi, công ty sẽ phải chẩn đoán sự cố rồi lặp lại bước sản xuất.

Đối với OpenAI, chip tập trung vào đào tạo được coi là công cụ chiến lược nhằm tăng cường đòn bẩy đàm phán của công ty với các nhà cung cấp chip khác, nguồn tin chia sẻ thêm. Sau thế hệ chip đầu tiên, nhóm kỹ sư có kế hoạch phát triển các bộ xử lý ngày càng tiên tiến với khả năng rộng hơn.

Nếu lần đầu tiên sản xuất diễn ra suôn sẻ, nhà sáng lập ChatGPT có thể tính tới việc nghiên cứu hàng loạt chip AI nội bộ và thử nghiệm giải pháp thay thế cho chip từ Nvidia vào cuối năm. Kế hoạch gửi thiết kế của OpenAI tới TSMC trong năm nay cho thấy công ty đã đạt được tiến triển nhanh chóng trong dự án thiết kế đầu tiên, một quá trình mà đa số nhà thiết kế chip khác có thể mất nhiều năm hơn.

Ngay cả các công ty công nghệ lớn như Microsoft và Meta cũng phải vật lộn để sản xuất ra những con chip phù hợp với nhu cầu sản phẩm mặc dù nỗ lực trong khoảng thời gian dài. Bối cảnh thị trường hỗn loạn gần đây do công ty khởi nghiệp AI đến từ Trung Quốc DeepSeek gây ra cũng đặt nghi vấn về việc liệu có cần ít chip hơn để phát triển mô hình trí tuệ mạnh mẽ trong tương lai hay không.

NHU CẦU TÌM RA GIẢI PHÁP THAY THẾ NVIDIA 

Chip của OpenAI đang được thiết kế bởi nhóm nội bộ do ông Richard Ho đứng đầu, với quy mô nhóm đã tăng gấp đôi trong một vài tháng trở lại đây lên 40 người, hợp tác với Broadcom. Ông Ho gia nhập OpenAI hơn một năm trước sau khi từ chức tại Google (Alphabet), nơi vị chuyên gia đảm nhiệm vai trò lãnh đạo chương trình chip AI tùy chỉnh. Được biết, Reuters lần đầu tiên đưa tin về kế hoạch của OpenAI với Broadcom vào năm ngoái.

Nhóm của ông Ho được cho là khá nhỏ bé so với một vài nỗ lực quy mô lớn tại Big Tech như Google hay Amazon. Theo nguồn tin trong ngành có hiểu biết về ngân sách thiết kế chip, những chương trình quy mô lớn đầy tham vọng có thể tiêu tốn 500 triệu USD cho một phiên bản chip duy nhất. Chi phí có thể tăng gấp đôi để xây dựng phần mềm và thiết bị ngoại vi cần thiết xung quanh chuỗi cung ứng.

Các nhà sản xuất mô hình AI tạo sinh như OpenAI, Google và Meta đã chứng minh rằng số lượng chip được kết nối với nhau trong trung tâm dữ liệu càng nhiều sẽ giúp mô hình càng trở nên thông minh và do đó, thị trường tỏ rõ nhu cầu vô độ về chip.

Meta cho biết sẽ chi 60 tỷ USD cho cơ sở hạ tầng AI trong năm tới, Microsoft cũng tuyên bố chi 80 tỷ USD vào năm 2025. Hiện tại, chip của Nvidia là sản phẩm phổ biến nhất, chiếm thị phần khoảng 80%. Bản thân OpenAI cũng đang tham gia vào chương trình cơ sở hạ tầng Stargate trị giá 500 tỷ USD do Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump công bố vào tháng trước.

Nhưng chi phí tăng cao và sự phụ thuộc vào một nhà cung cấp duy nhất đã khiến các khách hàng lớn như Microsoft, Meta và hiện tại là OpenAI phải tìm kiếm giải pháp thay thế nội bộ hoặc bên ngoài.

Tất nhiên, chip nội bộ của OpenAI, mặc dù vẫn sở hữu khả năng đào tạo và khởi chạy mô hình, nhưng ban đầu sẽ chỉ được triển khai ở quy mô hạn chế trong cơ sở hạ tầng công ty. Để xây dựng nỗ lực toàn diện như chương trình chip AI của Google hay Amazon, hãng sẽ phải thuê hàng trăm kỹ sư.

TSMC đang sản xuất chip AI của OpenAI bằng công nghệ quy trình 3 nanomet tiên tiến. Chip có kiến ​​trúc xếp chồng phổ biến với bộ nhớ băng thông cao (HBM), tương tự như công nghệ mà Nvidia sử dụng cho chip của hãng, kết hợp khả năng kết nối mạng rộng rãi, nguồn tin nhấn mạnh.

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con