Ôtô nhập khẩu “bành trướng”: 20 năm... công cốc?
Sự “bành trướng” của xe nhập khẩu tại sự kiện lớn nhất trong năm của ngành ôtô chính là một lời khẳng định
Chưa bao giờ khối xe nhập khẩu nguyên chiếc lại thể hiện sức mạnh rõ nét như tại kỳ triển lãm Vietnam Motor Show 2014, vừa kết thúc tại Tp.HCM.
Kỳ triển lãm năm nay có sự tham gia của 18 thương hiệu, trong đó diễn ra sự cân bằng giữa 9 thương hiệu nhập khẩu chính hãng với 9 thương hiệu lắp ráp trong nước. Không chỉ là kỳ triển lãm quy mô nhất mà đây cũng là lần đầu tiên có sự tham gia của nhiều thương hiệu nhập khẩu nhất.
Cách đây hai năm, trong lần đầu tiên các nhà nhập khẩu và phân phối chính hãng được tham gia vào kỳ triển lãm do Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) tổ chức, số lượng thương hiệu nhập khẩu chỉ ở con số 6.
Lần thứ 3 góp mặt, khi Renault và Luxgen rút lui thì một loạt thương hiệu mới đã thay thế. Đáng kể nhất là sự xuất hiện của Lexus, Infiniti, Porsche, Land Rover và mới nhất là Jaguar.
Tuy nhiên, sự “bành trướng” dễ thấy nhất chính là những màn trình diễn, giới thiệu hoành tráng và số lượng xe trưng bày hùng hậu.
Không đặt nặng chỉ tiêu bán hàng dù đã 6 năm có mặt tại Việt Nam song Audi luôn là một trong những thương hiệu “chịu chơi” khi đem về những mẫu xe đình đám trên thế giới. Sau sự xuất hiện của siêu xe R8 Spyder hồi năm ngoái, năm nay, hãng xe Đức lại cùng lúc đem về 3 mẫu xe mới là A3 Sportback, A7 Sportback và TT Coupe.
Trong khi đó, với vị thế là thương hiệu nhập khẩu chính hãng lâu đời nhất tại Việt Nam, BMW lại đem về dàn 8 mẫu xe hùng hậu nằm ở tất cả các phân khúc. Đáng chú ý nhất là mẫu xe hoàn toàn mới 428i Gran Coupe.
Không cạnh tranh về số lượng song thương hiệu xe Đức khác là Porsche lại gây ấn tượng mạnh mẽ với những chiếc thể thao lừng danh như Cayenne S, Panamera và bộ đôi xe mới Macan, Boxster S cũng chiếc thể thao 919 Hybrid.
Đến từ Nhật Bản, Lexus chính là thương hiệu xe sang đáng chú ý nhất không chỉ tại các kỳ triển lãm mà cả trên thị trường Việt Nam bấy lâu nay. Ngoài chiếc siêu xe ý tưởng Hybrid 2+2 LF-LC chưa phải bản thương mại để bán thì cả 6 mẫu xe còn lại đều là những cái tên hấp dẫn với người tiêu dùng. Nếu như RX350 là mẫu xe Lexus bán chạy nhất thì GX460 vừa chính thức được giới thiệu lại là mẫu SUV 7 chỗ hạng sang đình đám.
Các thương hiệu khác dù không ồn ào như “láng giềng” song ít nhất với sự xuất hiện của Infiniti, Land Rover hay Jaguar… cũng đã và đang khẳng định thêm sự lớn mạnh không ngừng của thị trường xe nhập khẩu.
Tất nhiên, với sức mạnh vốn có của mình, các hãng xe Toyota, Ford, Honda hay GM và sự trở lại của Mitsubishi, khối xe lắp ráp trong nước vẫn là một đối trọng lớn tại thị trường ôtô Việt Nam, đặc biệt là thị trường xe phổ thông.
Nhưng rõ ràng, sự “bành trướng” của xe nhập khẩu tại sự kiện lớn nhất trong năm của ngành ôtô chính là một lời khẳng định cho xu hướng được dự báo là khó tránh khỏi tại Việt Nam.
Chỉ có điều, chưa nhắc đến vấn đề thiệt hơn với sự áp đảo của xe nhập khẩu hay xe lắp ráp trong nước, song nếu các chính sách không thay đổi kịp xu hướng, một viễn cảnh được cảnh báo sớm chính là 20 năm chăm bẵm cho công nghiệp ôtô trong nước coi như… công cốc.
Kỳ triển lãm năm nay có sự tham gia của 18 thương hiệu, trong đó diễn ra sự cân bằng giữa 9 thương hiệu nhập khẩu chính hãng với 9 thương hiệu lắp ráp trong nước. Không chỉ là kỳ triển lãm quy mô nhất mà đây cũng là lần đầu tiên có sự tham gia của nhiều thương hiệu nhập khẩu nhất.
Cách đây hai năm, trong lần đầu tiên các nhà nhập khẩu và phân phối chính hãng được tham gia vào kỳ triển lãm do Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) tổ chức, số lượng thương hiệu nhập khẩu chỉ ở con số 6.
Lần thứ 3 góp mặt, khi Renault và Luxgen rút lui thì một loạt thương hiệu mới đã thay thế. Đáng kể nhất là sự xuất hiện của Lexus, Infiniti, Porsche, Land Rover và mới nhất là Jaguar.
Tuy nhiên, sự “bành trướng” dễ thấy nhất chính là những màn trình diễn, giới thiệu hoành tráng và số lượng xe trưng bày hùng hậu.
Không đặt nặng chỉ tiêu bán hàng dù đã 6 năm có mặt tại Việt Nam song Audi luôn là một trong những thương hiệu “chịu chơi” khi đem về những mẫu xe đình đám trên thế giới. Sau sự xuất hiện của siêu xe R8 Spyder hồi năm ngoái, năm nay, hãng xe Đức lại cùng lúc đem về 3 mẫu xe mới là A3 Sportback, A7 Sportback và TT Coupe.
Trong khi đó, với vị thế là thương hiệu nhập khẩu chính hãng lâu đời nhất tại Việt Nam, BMW lại đem về dàn 8 mẫu xe hùng hậu nằm ở tất cả các phân khúc. Đáng chú ý nhất là mẫu xe hoàn toàn mới 428i Gran Coupe.
Không cạnh tranh về số lượng song thương hiệu xe Đức khác là Porsche lại gây ấn tượng mạnh mẽ với những chiếc thể thao lừng danh như Cayenne S, Panamera và bộ đôi xe mới Macan, Boxster S cũng chiếc thể thao 919 Hybrid.
Đến từ Nhật Bản, Lexus chính là thương hiệu xe sang đáng chú ý nhất không chỉ tại các kỳ triển lãm mà cả trên thị trường Việt Nam bấy lâu nay. Ngoài chiếc siêu xe ý tưởng Hybrid 2+2 LF-LC chưa phải bản thương mại để bán thì cả 6 mẫu xe còn lại đều là những cái tên hấp dẫn với người tiêu dùng. Nếu như RX350 là mẫu xe Lexus bán chạy nhất thì GX460 vừa chính thức được giới thiệu lại là mẫu SUV 7 chỗ hạng sang đình đám.
Các thương hiệu khác dù không ồn ào như “láng giềng” song ít nhất với sự xuất hiện của Infiniti, Land Rover hay Jaguar… cũng đã và đang khẳng định thêm sự lớn mạnh không ngừng của thị trường xe nhập khẩu.
Tất nhiên, với sức mạnh vốn có của mình, các hãng xe Toyota, Ford, Honda hay GM và sự trở lại của Mitsubishi, khối xe lắp ráp trong nước vẫn là một đối trọng lớn tại thị trường ôtô Việt Nam, đặc biệt là thị trường xe phổ thông.
Nhưng rõ ràng, sự “bành trướng” của xe nhập khẩu tại sự kiện lớn nhất trong năm của ngành ôtô chính là một lời khẳng định cho xu hướng được dự báo là khó tránh khỏi tại Việt Nam.
Chỉ có điều, chưa nhắc đến vấn đề thiệt hơn với sự áp đảo của xe nhập khẩu hay xe lắp ráp trong nước, song nếu các chính sách không thay đổi kịp xu hướng, một viễn cảnh được cảnh báo sớm chính là 20 năm chăm bẵm cho công nghiệp ôtô trong nước coi như… công cốc.