Putin-Trump nhất trí nỗ lực “bình thường hóa quan hệ Nga-Mỹ”
Trong cuộc điện đàm đầu tiên, ông Putin và ông Trump nhất trí sẽ duy trì liên lạc qua đường điện thoại và tiến tới sắp xếp một cuộc gặp trực tiếp
Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ nỗ lực để “bình thường hóa quan hệ Mỹ-Nga”, hãng tin BBC dẫn tuyên bố của điện Kremlin cho biết sau cuộc điện đàm Trump-Putin đầu tiên ngày 14/11.
Theo tuyên bố trên, ông Putin đã chúc ông Trump “thành công trong việc thực thi các chủ trương chính sách đã vạch ra trong chiến dịch tranh cử”.
Về phần mình, ông Trump - người đã ca ngợi ông Putin trong thời gian tranh cử - bày tỏ mong muốn có được “mối quan hệ bền vững với Nga”.
Trong khi đó, trong một cuộc họp báo tại Nhà Trắng ngày 14/11, Tổng thống Barack Obama cho biết, trong cuộc gặp tuần trước ở Nhà Trắng, ông Trump “cam kết duy trì một khối NATO vững mạnh”.
Tuyên bố của điện Kremlin nói, trong cuộc điện đàm, ông Trump và ông Putin đã thảo luận vấn đề nội chiến Syria và nhất trí rằng mối quan hệ Nga-Mỹ hiện nay là “rất không như mong muốn”.
Tổng thống đắc cử của Mỹ và người đứng đầu điện Kremlin cũng bàn về việc năm 2017 đánh dấu 210 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, và sự kiện này “nên thúc đẩy sự trở lại mối quan hệ hợp tác thực tế, đôi bên cùng có lợi”.
Ông Putin và ông Trump nhất trí sẽ duy trì liên lạc qua đường điện thoại và tiến tới sắp xếp một cuộc gặp trực tiếp, tuyên bố cho biết.
Điện Kremlin không nói rõ ai là người khởi xướng cuộc gọi. Tuy nhiên, văn phòng của ông Trump nói phía Nga đã gọi điện thoại trước và những nội dung như nguy cơ và thách thức chung đối với hai nước, các vấn đề kinh tế chiến lược… đã được thảo luận.
“Tổng thống đắc cử Trump nhấn mạnh với Tổng thống Putin rằng ông ấy rất mong muốn có một mối quan hệ vững mạnh với nước Nga và nhân dân Nga”, tuyên bố từ văn phòng của ông Trump có đoạn viết.
Việc ông Trump trúng cử Tổng thống Mỹ đã dẫn tới sự thay đổi trong thái độ của Nga đối với Mỹ. Các kênh truyền hình nhà nước Nga nhanh chóng chuyển từ các cáo buộc gian lận bầu cử ở Mỹ sang ca ngợi chiến thắng thuộc về “con người của nhân dân”.
Như vậy, từ sau khi thắng cử, ông Trump đã điện đàm với nhà lãnh đạo của một loạt quốc gia có vai trò quan trọng trong quan hệ với Mỹ, trong đó có Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, và Nga.
Theo tuyên bố trên, ông Putin đã chúc ông Trump “thành công trong việc thực thi các chủ trương chính sách đã vạch ra trong chiến dịch tranh cử”.
Về phần mình, ông Trump - người đã ca ngợi ông Putin trong thời gian tranh cử - bày tỏ mong muốn có được “mối quan hệ bền vững với Nga”.
Trong khi đó, trong một cuộc họp báo tại Nhà Trắng ngày 14/11, Tổng thống Barack Obama cho biết, trong cuộc gặp tuần trước ở Nhà Trắng, ông Trump “cam kết duy trì một khối NATO vững mạnh”.
Tuyên bố của điện Kremlin nói, trong cuộc điện đàm, ông Trump và ông Putin đã thảo luận vấn đề nội chiến Syria và nhất trí rằng mối quan hệ Nga-Mỹ hiện nay là “rất không như mong muốn”.
Tổng thống đắc cử của Mỹ và người đứng đầu điện Kremlin cũng bàn về việc năm 2017 đánh dấu 210 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, và sự kiện này “nên thúc đẩy sự trở lại mối quan hệ hợp tác thực tế, đôi bên cùng có lợi”.
Ông Putin và ông Trump nhất trí sẽ duy trì liên lạc qua đường điện thoại và tiến tới sắp xếp một cuộc gặp trực tiếp, tuyên bố cho biết.
Điện Kremlin không nói rõ ai là người khởi xướng cuộc gọi. Tuy nhiên, văn phòng của ông Trump nói phía Nga đã gọi điện thoại trước và những nội dung như nguy cơ và thách thức chung đối với hai nước, các vấn đề kinh tế chiến lược… đã được thảo luận.
“Tổng thống đắc cử Trump nhấn mạnh với Tổng thống Putin rằng ông ấy rất mong muốn có một mối quan hệ vững mạnh với nước Nga và nhân dân Nga”, tuyên bố từ văn phòng của ông Trump có đoạn viết.
Việc ông Trump trúng cử Tổng thống Mỹ đã dẫn tới sự thay đổi trong thái độ của Nga đối với Mỹ. Các kênh truyền hình nhà nước Nga nhanh chóng chuyển từ các cáo buộc gian lận bầu cử ở Mỹ sang ca ngợi chiến thắng thuộc về “con người của nhân dân”.
Như vậy, từ sau khi thắng cử, ông Trump đã điện đàm với nhà lãnh đạo của một loạt quốc gia có vai trò quan trọng trong quan hệ với Mỹ, trong đó có Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, và Nga.