“Quan điểm EVN cũng là không bán điện đồng giá”
Góp ý cho đề án cải tiến cơ cấu biểu giá điện do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) công bố
“Giá điện vẫn cần phải được tính theo bậc thang, thay vì tính đồng giá sẽ gây khó khăn cho đại đa số những người sử dụng điện cho mục đích sinh hoạt tối thiểu”.
Khuyến nghị trên được hầu hết các chuyên gia kinh tế, điện lực đưa ra tại hội thảo góp ý cho đề án cải tiến cơ cấu biểu giá điện do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chủ trì tổ chức ngày 22/9, như đã “hứa” trước đó.
“Đồng giá tức là loại bỏ công cụ điều tiết”
Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực Nguyễn Anh Tuấn cho hay, gần đây nhiều khách hàng sử dụng điện đã phản đối việc áp dụng biểu giá điện luỹ tiến với 6 bậc thang. Điều này được cho là khá rắc rối và dễ dẫn đến sai sót, nhầm lẫn.
Trên cơ sở Bộ Công Thương giao, EVN đã đặt hàng cho một doanh nghiệp xây dựng đề án biểu giá điện, trong đó có đưa ra 3 phương án: giữ nguyên, giảm bậc thang hoặc tính đồng nhất giá.
Nói về tính ưu - nhược của đề án giá điện mới, hầu hết các chuyên gia đều phản đối phương án tính điện đồng giá.
Phó chủ tịch Hội Điện lực - GS. Trần Đình Long, nói ông rất ngạc nhiên với đề xuất bán điện một giá. “Thế là thụt lùi, sẽ quay về mốc trước năm 1994. Đây là phương án không thể chấp nhận vì đồng giá tức là loại bỏ công cụ điều tiết của Nhà nước trong bối cảnh điện là mặt hàng vẫn cần can thiệp vì chưa có thị trường cạnh tranh”.
Chuyên gia này cho rằng, dù tỷ lệ hộ dùng điện 400 số trở lên chỉ chưa đến 5% nhưng trung bình mỗi hộ này dùng đến 770 kWh. Do đó, cần phải có biểu giá điện bậc thang và tăng mạnh với những khách hàng sử dụng điện sinh hoạt quá nhiều.
Đồng tình với phương án áp dụng giá điện theo bậc thang, song theo TS. Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, biểu giá 6 bậc đang áp dụng là quá nhiều và nên đưa về 3 - 4 bậc. Đồng thời, khoảng cách giữa các bậc, nhất là hai bậc đầu nên giãn cách ra xa hơn thì mức tiền phải trả sẽ giảm xuống.
Đại diện cho Hội Người tiêu dùng và một số hội khác đều phản đối phương án tính điện đồng giá, ủng hộ tiếp tục thực hiện giá điện theo bậc thang và giảm số bậc.
“Chưa nghiêng về phương án nào”
Tuy nhiên, dù là khách mời của hội thảo, song TS. Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã thẳng thắn rằng: “Tôi không góp ý biểu giá điện vì đọc chẳng hiểu gì. Tôi không hiểu tại sao lại ra con số đó. Trong giá điện phải phân ra chi phí và chính sách. Chi phí thì có giá sản xuất, truyền tải, phân phối và cuối cùng mới là giá bán lẻ. Bốn công đoạn đó phải chỉ rõ để thấy hiện nay, khâu nào đang làm tốt, khâu nào không để giảm chi phí”.
Phần nào đồng tình với quan điểm đó, TS. Trần Đình Thiên cho rằng, “dường như có sự nhầm lẫn về chức năng trong việc tổ chức hội thảo này, bởi EVN đứng ra làm biểu giá điện chẳng khác nào đi thanh minh”.
Cục trưởng Cuc Điều tiết điện lực Nguyễn Anh Tuấn thừa nhận, trách nhiệm xây dựng biểu giá điện là của Bộ Công Thương và Bộ Tài chính, nhưng Bộ lại giao cho EVN thực hiện việc này.
Đại diện EVN, Phó tổng giám đốc Đinh Quang Tri cho hay trên thế giới không nhiều nước bán điện đồng giá, và đó phải là những nước đã có thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.
Theo ông Tri, biện pháp một giá có thể thực hiện khoảng sau năm 2022, khi Việt Nam đã xác lập được cả ba mức độ thị trường điện cạnh tranh, gồm phát điện, bán buôn và bán lẻ. Khi đó, người dân có thể chọn mua điện một giá được bán bởi các công ty bán buôn.
“Đến lúc này chúng tôi chưa nghiêng về phương án nào, mà việc đó sẽ do Bộ Công Thương lựa chọn, hoàn chỉnh để trình Thủ tướng quyết định. Nhưng quan điểm của EVN cũng là không nên bán điện đồng giá, cần theo bậc theo lũy tiến để người dùng điện quá cao thì phải chịu giá cao”, ông Tri nói.
Dự kiến, EVN sẽ tổ chức thêm hai hội thảo lấy ý kiến về đề án này tại Đà Nẵng và Tp.HCM trong thời gian tới.
Khuyến nghị trên được hầu hết các chuyên gia kinh tế, điện lực đưa ra tại hội thảo góp ý cho đề án cải tiến cơ cấu biểu giá điện do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chủ trì tổ chức ngày 22/9, như đã “hứa” trước đó.
“Đồng giá tức là loại bỏ công cụ điều tiết”
Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực Nguyễn Anh Tuấn cho hay, gần đây nhiều khách hàng sử dụng điện đã phản đối việc áp dụng biểu giá điện luỹ tiến với 6 bậc thang. Điều này được cho là khá rắc rối và dễ dẫn đến sai sót, nhầm lẫn.
Trên cơ sở Bộ Công Thương giao, EVN đã đặt hàng cho một doanh nghiệp xây dựng đề án biểu giá điện, trong đó có đưa ra 3 phương án: giữ nguyên, giảm bậc thang hoặc tính đồng nhất giá.
Nói về tính ưu - nhược của đề án giá điện mới, hầu hết các chuyên gia đều phản đối phương án tính điện đồng giá.
Phó chủ tịch Hội Điện lực - GS. Trần Đình Long, nói ông rất ngạc nhiên với đề xuất bán điện một giá. “Thế là thụt lùi, sẽ quay về mốc trước năm 1994. Đây là phương án không thể chấp nhận vì đồng giá tức là loại bỏ công cụ điều tiết của Nhà nước trong bối cảnh điện là mặt hàng vẫn cần can thiệp vì chưa có thị trường cạnh tranh”.
Chuyên gia này cho rằng, dù tỷ lệ hộ dùng điện 400 số trở lên chỉ chưa đến 5% nhưng trung bình mỗi hộ này dùng đến 770 kWh. Do đó, cần phải có biểu giá điện bậc thang và tăng mạnh với những khách hàng sử dụng điện sinh hoạt quá nhiều.
Đồng tình với phương án áp dụng giá điện theo bậc thang, song theo TS. Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, biểu giá 6 bậc đang áp dụng là quá nhiều và nên đưa về 3 - 4 bậc. Đồng thời, khoảng cách giữa các bậc, nhất là hai bậc đầu nên giãn cách ra xa hơn thì mức tiền phải trả sẽ giảm xuống.
Đại diện cho Hội Người tiêu dùng và một số hội khác đều phản đối phương án tính điện đồng giá, ủng hộ tiếp tục thực hiện giá điện theo bậc thang và giảm số bậc.
“Chưa nghiêng về phương án nào”
Tuy nhiên, dù là khách mời của hội thảo, song TS. Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã thẳng thắn rằng: “Tôi không góp ý biểu giá điện vì đọc chẳng hiểu gì. Tôi không hiểu tại sao lại ra con số đó. Trong giá điện phải phân ra chi phí và chính sách. Chi phí thì có giá sản xuất, truyền tải, phân phối và cuối cùng mới là giá bán lẻ. Bốn công đoạn đó phải chỉ rõ để thấy hiện nay, khâu nào đang làm tốt, khâu nào không để giảm chi phí”.
Phần nào đồng tình với quan điểm đó, TS. Trần Đình Thiên cho rằng, “dường như có sự nhầm lẫn về chức năng trong việc tổ chức hội thảo này, bởi EVN đứng ra làm biểu giá điện chẳng khác nào đi thanh minh”.
Cục trưởng Cuc Điều tiết điện lực Nguyễn Anh Tuấn thừa nhận, trách nhiệm xây dựng biểu giá điện là của Bộ Công Thương và Bộ Tài chính, nhưng Bộ lại giao cho EVN thực hiện việc này.
Đại diện EVN, Phó tổng giám đốc Đinh Quang Tri cho hay trên thế giới không nhiều nước bán điện đồng giá, và đó phải là những nước đã có thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.
Theo ông Tri, biện pháp một giá có thể thực hiện khoảng sau năm 2022, khi Việt Nam đã xác lập được cả ba mức độ thị trường điện cạnh tranh, gồm phát điện, bán buôn và bán lẻ. Khi đó, người dân có thể chọn mua điện một giá được bán bởi các công ty bán buôn.
“Đến lúc này chúng tôi chưa nghiêng về phương án nào, mà việc đó sẽ do Bộ Công Thương lựa chọn, hoàn chỉnh để trình Thủ tướng quyết định. Nhưng quan điểm của EVN cũng là không nên bán điện đồng giá, cần theo bậc theo lũy tiến để người dùng điện quá cao thì phải chịu giá cao”, ông Tri nói.
Dự kiến, EVN sẽ tổ chức thêm hai hội thảo lấy ý kiến về đề án này tại Đà Nẵng và Tp.HCM trong thời gian tới.