Quản lý giá sữa: Kỳ vọng ở quy định mới?
Trong tháng này, một thông tư mới sẽ ra đời và được kỳ vọng là những công cụ hiệu quả để quản lý giá sữa
Sau nhiều lần khất đi khất lại trong 10 tháng qua, Bộ Tài chính tiếp tục hứa trong tháng này, một thông tư mới sẽ ra đời cùng với một quy chế tính giá thay thế cho quy chế cũ từ cách đây 5 năm và kỳ vọng đây sẽ là những công cụ hiệu quả để quản lý giá cả trên thị trường sữa hiện nay.
Đánh giá về đợt tăng giá vào cuối tháng 7 đầu tháng 8 vừa qua của các hãng sữa trên thị trường Việt Nam, ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục phó Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính cho rằng, trong đợt này chỉ có 3 hãng sữa tăng giá bán, đây là những doanh nghiệp đã không tăng giá trong các đợt trước đây. Tuy nhiên, lý do tăng giá không thỏa đáng và thời điểm tăng giá khá nhạy cảm.
Theo phân tích của ông Tuấn, trong thời gian gần đây, sự thay đổi của tỷ giá chỉ có tác động nhỏ và giá nguyên liệu đầu vào của ngành sữa không thay đổi nhiều. Có thể hiểu, các doanh nghiệp tăng giá theo kiểu “đến hẹn” và cũng không loại trừ khả năng tranh thủ tăng giá trước khi bị quản lý giá theo quy định mới.
Ông Tuấn cũng cho biết quy chế tính giá đang được xây dựng sẽ khống chế mức giá bán dựa trên những yếu tố cấu thành giá, chi phí quảng cáo sẽ được khống chế ở mức “10% doanh thu”. Các doanh nghiệp sẽ phải đăng ký giá bán với cơ quan quản lý. Dựa trên những quy định mới này, cơ quan quản lý sẽ phát hiện được doanh nghiệp nào công bố mức giá bán bất hợp lý và sẽ có hướng xử lý.
Trước phản ứng của các doanh nghiệp về tính thị trường của ngành hàng này khi tuân theo các quy định mới, đại diện Cục Quản lý giá cho rằng, quy định này đảm bảo khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và hoàn toàn không vi phạm các cam kết WTO. “Sữa là một mặt hàng thiết yếu, do đó, không chỉ ở Việt Nam, các nước khác cũng có những biện pháp khác nhau để quản lý thị trường này,” ông Tuấn nhấn mạnh.
Tuy nhiên, trước kỳ vọng của cơ quan tài chính về hiệu lực của các văn bản sắp ban hành trong việc kiểm soát giá sữa, một số ý kiến cho rằng, các công cụ này thiếu tính thực tế và đi ngược lại chủ trương cắt giảm thủ tục hành chính đang được triển khai.
Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) đơn vị xây dựng các văn bản này cho biết, Thông tư mới sẽ được sửa đổi 2 điểm chính. Thứ nhất, đối tượng áp dụng của thông tư mở rộng hơn, theo đó, các doanh nghiệp không phân biệt doanh nghiệp nhà nước, tư nhân hay doanh nghiệp nước ngoài khi sản xuất kinh doanh các mặt hàng nằm trong danh mục bình ổn giá do Chính phủ quy định đều phải đăng ký, kê khai giá bán với cơ quản lý giá và Bộ Tài chính sẽ hướng dẫn quy chế tính giá.
Điểm sửa đổi đáng chú ý thứ hai là điều kiện áp dụng các biện pháp bình ổn giá. Thông tư 104 quy định điều kiện áp dụng các biện pháp bình ổn giá theo hình thức “biến động giá với một tỷ lệ % nhất định, trong một quãng thời gian nhất định”. Trong khi đó, văn bản sửa đổi quy định áp dụng các biện pháp bình ổn giá trong điều kiện có “biến động bất thường, gây phương hại đến lợi ích của Nhà nước và lợi ích của người tiêu dùng, Nhà nước sẽ áp dụng biện pháp để điều chỉnh giá cho phù hợp”.
Tuy nhiên, cách quy định về điều kiện áp dụng các biện pháp bình ổn như trên lại chưa rõ ràng về các tiêu chí. Thêm vào đó, quy chế tính giá mới cùng nhiều công thức tính giá là khá phức tạp. Về phía doanh nghiệp, mỗi hãng sữa có rất nhiều sản phẩm khác nhau với các cấp độ bán hàng khác nhau. Như vậy, với mỗi sản phẩm, doanh nghiệp sẽ phải báo cáo các loại giá: giá nhập khẩu, giá bán buôn, giá bán lẻ, giá bán tại cửa hàng, đại lý.
Ngoài ra, mỗi doanh nghiệp lại có mạng lưới phân phối khắp 64 tỉnh thành. Có doanh nghiệp phân phối cùng một giá cho tất cả các vùng miền nhưng có doanh nghiệp lại phân phối các mức giá khác nhau theo từng vùng miền cụ thể sau khi đã cộng các chi phí phụ trội. Như vậy, mỗi doanh nghiệp sẽ phải dành ra một lượng nhân sự nhất định để thực hiện việc báo cáo giá. Dĩ nhiên, chi phí quản lý của giá bán sữa sẽ tăng lên đẩy giá bán tăng lên. Nói cách khác, doanh nghiệp sẽ phải tăng chi phí cho thủ tục hành chính.
Về phía cơ quan chức năng, để quản lý được số lượng doanh nghiệp sữa lớn như hiện nay cùng với số lượng sản phẩm không hề ít, Bộ Tài chính cùng Bộ Công Thương và các cơ quan chuyên ngành khác sẽ phải huy động một lực lượng không hề nhỏ chỉ để quản lý riêng mặt hàng sữa chứ chưa nói đến quản lý đến hơn 30 mặt hàng theo dự thảo sửa đổi thông tư 104.
Bàn về cách quản lý mới này, giám đốc một doanh nghiệp kinh doanh sữa cho rằng cơ quan quản lý không nhất thiết phải “đẻ” ra quy định mới như vậy mà có thể chỉ cần áp dụng triệt để, kiểm soát chặt chẽ việc quảng cáo của các doanh nghiệp kinh doanh sữa theo Nghị định 21 của Chính phủ. Theo đó, những câu quảng cáo không đúng về tác dụng của sữa như “thông minh vượt trội”... sẽ bị cấm.
Từ đó, người tiêu dùng có thể phân biệt và trả tiền cho giá trị đích thực của hàng hóa thay vì tốn thêm tiền cho những khẩu hiệu quảng cáo không chân thực. Đồng thời, các doanh nghiệp không còn tính đến việc cạnh tranh bằng quảng cáo và quà khuyến mại. Thay vào đó, doanh nghiệp sẽ chú trọng đến việc cạnh tranh bằng giá, cải thiện hệ thống phân phối và dịch vụ. Đây mới là lợi ích đích thực cho người tiêu dùng.
Đánh giá về đợt tăng giá vào cuối tháng 7 đầu tháng 8 vừa qua của các hãng sữa trên thị trường Việt Nam, ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục phó Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính cho rằng, trong đợt này chỉ có 3 hãng sữa tăng giá bán, đây là những doanh nghiệp đã không tăng giá trong các đợt trước đây. Tuy nhiên, lý do tăng giá không thỏa đáng và thời điểm tăng giá khá nhạy cảm.
Theo phân tích của ông Tuấn, trong thời gian gần đây, sự thay đổi của tỷ giá chỉ có tác động nhỏ và giá nguyên liệu đầu vào của ngành sữa không thay đổi nhiều. Có thể hiểu, các doanh nghiệp tăng giá theo kiểu “đến hẹn” và cũng không loại trừ khả năng tranh thủ tăng giá trước khi bị quản lý giá theo quy định mới.
Ông Tuấn cũng cho biết quy chế tính giá đang được xây dựng sẽ khống chế mức giá bán dựa trên những yếu tố cấu thành giá, chi phí quảng cáo sẽ được khống chế ở mức “10% doanh thu”. Các doanh nghiệp sẽ phải đăng ký giá bán với cơ quan quản lý. Dựa trên những quy định mới này, cơ quan quản lý sẽ phát hiện được doanh nghiệp nào công bố mức giá bán bất hợp lý và sẽ có hướng xử lý.
Trước phản ứng của các doanh nghiệp về tính thị trường của ngành hàng này khi tuân theo các quy định mới, đại diện Cục Quản lý giá cho rằng, quy định này đảm bảo khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và hoàn toàn không vi phạm các cam kết WTO. “Sữa là một mặt hàng thiết yếu, do đó, không chỉ ở Việt Nam, các nước khác cũng có những biện pháp khác nhau để quản lý thị trường này,” ông Tuấn nhấn mạnh.
Tuy nhiên, trước kỳ vọng của cơ quan tài chính về hiệu lực của các văn bản sắp ban hành trong việc kiểm soát giá sữa, một số ý kiến cho rằng, các công cụ này thiếu tính thực tế và đi ngược lại chủ trương cắt giảm thủ tục hành chính đang được triển khai.
Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) đơn vị xây dựng các văn bản này cho biết, Thông tư mới sẽ được sửa đổi 2 điểm chính. Thứ nhất, đối tượng áp dụng của thông tư mở rộng hơn, theo đó, các doanh nghiệp không phân biệt doanh nghiệp nhà nước, tư nhân hay doanh nghiệp nước ngoài khi sản xuất kinh doanh các mặt hàng nằm trong danh mục bình ổn giá do Chính phủ quy định đều phải đăng ký, kê khai giá bán với cơ quản lý giá và Bộ Tài chính sẽ hướng dẫn quy chế tính giá.
Điểm sửa đổi đáng chú ý thứ hai là điều kiện áp dụng các biện pháp bình ổn giá. Thông tư 104 quy định điều kiện áp dụng các biện pháp bình ổn giá theo hình thức “biến động giá với một tỷ lệ % nhất định, trong một quãng thời gian nhất định”. Trong khi đó, văn bản sửa đổi quy định áp dụng các biện pháp bình ổn giá trong điều kiện có “biến động bất thường, gây phương hại đến lợi ích của Nhà nước và lợi ích của người tiêu dùng, Nhà nước sẽ áp dụng biện pháp để điều chỉnh giá cho phù hợp”.
Tuy nhiên, cách quy định về điều kiện áp dụng các biện pháp bình ổn như trên lại chưa rõ ràng về các tiêu chí. Thêm vào đó, quy chế tính giá mới cùng nhiều công thức tính giá là khá phức tạp. Về phía doanh nghiệp, mỗi hãng sữa có rất nhiều sản phẩm khác nhau với các cấp độ bán hàng khác nhau. Như vậy, với mỗi sản phẩm, doanh nghiệp sẽ phải báo cáo các loại giá: giá nhập khẩu, giá bán buôn, giá bán lẻ, giá bán tại cửa hàng, đại lý.
Ngoài ra, mỗi doanh nghiệp lại có mạng lưới phân phối khắp 64 tỉnh thành. Có doanh nghiệp phân phối cùng một giá cho tất cả các vùng miền nhưng có doanh nghiệp lại phân phối các mức giá khác nhau theo từng vùng miền cụ thể sau khi đã cộng các chi phí phụ trội. Như vậy, mỗi doanh nghiệp sẽ phải dành ra một lượng nhân sự nhất định để thực hiện việc báo cáo giá. Dĩ nhiên, chi phí quản lý của giá bán sữa sẽ tăng lên đẩy giá bán tăng lên. Nói cách khác, doanh nghiệp sẽ phải tăng chi phí cho thủ tục hành chính.
Về phía cơ quan chức năng, để quản lý được số lượng doanh nghiệp sữa lớn như hiện nay cùng với số lượng sản phẩm không hề ít, Bộ Tài chính cùng Bộ Công Thương và các cơ quan chuyên ngành khác sẽ phải huy động một lực lượng không hề nhỏ chỉ để quản lý riêng mặt hàng sữa chứ chưa nói đến quản lý đến hơn 30 mặt hàng theo dự thảo sửa đổi thông tư 104.
Bàn về cách quản lý mới này, giám đốc một doanh nghiệp kinh doanh sữa cho rằng cơ quan quản lý không nhất thiết phải “đẻ” ra quy định mới như vậy mà có thể chỉ cần áp dụng triệt để, kiểm soát chặt chẽ việc quảng cáo của các doanh nghiệp kinh doanh sữa theo Nghị định 21 của Chính phủ. Theo đó, những câu quảng cáo không đúng về tác dụng của sữa như “thông minh vượt trội”... sẽ bị cấm.
Từ đó, người tiêu dùng có thể phân biệt và trả tiền cho giá trị đích thực của hàng hóa thay vì tốn thêm tiền cho những khẩu hiệu quảng cáo không chân thực. Đồng thời, các doanh nghiệp không còn tính đến việc cạnh tranh bằng quảng cáo và quà khuyến mại. Thay vào đó, doanh nghiệp sẽ chú trọng đến việc cạnh tranh bằng giá, cải thiện hệ thống phân phối và dịch vụ. Đây mới là lợi ích đích thực cho người tiêu dùng.