Quốc hội quyết không tiếp tục lùi thời hạn sửa Luật Đất đai
Đề nghị tiếp tục lùi dự án Luật Đất đai (sửa đổi) đã không được chấp thuận
Sau quá nhiều ý kiến của các đại biểu ở không ít phiên họp với sự kiên trì (và cả gay gắt) cao độ, đề nghị tiếp tục lùi thời hạn xem xét và thông qua dự án Luật Đất đai (sửa đổi) đã không được chấp thuận.
Tại phiên họp sáng nay, nghị quyết về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2013, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 và nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13 đã được 88% đại biểu nhấn nút thuận.
Báo cáo giải trình, tiếp thu được trình bày trước khi Quốc hội tiến hành biểu quyết đã nêu rõ "tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, để giải quyết các bất cập, hạn chế, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội giữ dự án Luật Đất đai (sửa đổi) trong chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 theo đúng Nghị quyết về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012.
Như vậy, tại kỳ họp thứ 5 vào giữa năm 2013, dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được Quốc hội thông qua, nếu đạt yêu cầu về chất lượng.
Đáng chú ý, ngoài một số dự án luật phải sửa đổi, bổ sung để thực hiện đề án tái cơ cấu nền kinh tế đã được đưa vào chương trình như Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), Luật Đầu tư (sửa đổi), Luật Đầu tư công, mua sắm công, Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi)..., Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề nghị Quốc hội cho bổ sung dự án Luật Phá sản (sửa đổi), Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh vào chương trình năm 2013.
Theo đó, chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013 gồm 32 dự án luật, 4 dự án pháp lệnh trong chương trình chính thức và 18 dự án luật trong chương trình chuẩn bị.
Trong số được thông qua có các dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi), Luật Tiếp công dân... Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 sẽ được thông qua tại kỳ họp cuối năm sau.
Tại phiên họp sáng nay, nghị quyết về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2013, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 và nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13 đã được 88% đại biểu nhấn nút thuận.
Báo cáo giải trình, tiếp thu được trình bày trước khi Quốc hội tiến hành biểu quyết đã nêu rõ "tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, để giải quyết các bất cập, hạn chế, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội giữ dự án Luật Đất đai (sửa đổi) trong chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 theo đúng Nghị quyết về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012.
Như vậy, tại kỳ họp thứ 5 vào giữa năm 2013, dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được Quốc hội thông qua, nếu đạt yêu cầu về chất lượng.
Đáng chú ý, ngoài một số dự án luật phải sửa đổi, bổ sung để thực hiện đề án tái cơ cấu nền kinh tế đã được đưa vào chương trình như Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), Luật Đầu tư (sửa đổi), Luật Đầu tư công, mua sắm công, Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi)..., Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề nghị Quốc hội cho bổ sung dự án Luật Phá sản (sửa đổi), Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh vào chương trình năm 2013.
Theo đó, chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013 gồm 32 dự án luật, 4 dự án pháp lệnh trong chương trình chính thức và 18 dự án luật trong chương trình chuẩn bị.
Trong số được thông qua có các dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi), Luật Tiếp công dân... Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 sẽ được thông qua tại kỳ họp cuối năm sau.