Quốc hội quyết thực hiện bỏ phiếu tín nhiệm
Quy định đối tượng, quy trình, thủ tục bỏ phiếu tín nhiệm, lấy phiếu tín nhiệm sẽ được Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp tới
Chiều nay, hội trường Bộ Quốc phòng đã vang tiếng Quốc ca bế mạc một tháng làm việc của kỳ họp Quốc hội thứ ba.
Phát biểu bế mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, Quốc hội đã hoàn thành tốt đẹp chương trình kỳ họp thứ 3.
Ông nói, Quốc hội nhận thấy trong điều kiện phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, kết quả đạt được của năm 2011 và sáu tháng đầu năm 2012 là đáng trân trọng. Quốc hội đề nghị Chính phủ, các ngành, các cấp tiếp tục triển khai các biện pháp cần thiết, tập trung mọi nguồn lực của cả nước, toàn dân, toàn quân, các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế, phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2012, hoàn thành mục tiêu tổng quát và các chỉ tiêu chủ yếu đã đề ra trong Nghị quyết của Quốc hội.
Báo chí sẽ được tạo điều kiện thuận lợi
Trước đó, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về một số cải tiến, đổi mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội, thể hiện qua các hoạt động lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng, tổ chức kỳ họp Quốc hội, tổ chức phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội, tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội và công tác bảo đảm phục vụ hoạt động của Quốc hội.
Đặc biệt, sau nhiều ý kiến trái chiều, Quốc hội đã đồng thuận cao với việc tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm, lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Giao Ủy ban thường vụ Quốc hội xây dựng quy chế quy định cụ thể đối tượng, quy trình, thủ tục bỏ phiếu tín nhiệm, lấy phiếu tín nhiệm và việc xử lý kết quả trình Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2012).
Tại báo cáo giải trình, Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng nêu rõ, Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và một số văn bản khác đã quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn nhưng từ khi có quy định này đến nay vẫn chưa thực hiện được.
Ở phần cải tiến, đổi mới trong việc quyết định các vấn đề quan trọng, Quốc hội yêu cầu Chính phủ phải bảo đảm để đại biểu Quốc hội có đầy đủ thông tin cần thiết khi tham gia quyết định ngân sách nhà nước. Đây là nội dung đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu, khi qua nhiều kỳ họp, một số ý kiến vẫn cho rằng, quy trình quyết định ngân sách nhà nước hiện nay không hợp lý, còn mang tính hình thức.
Quốc hội cũng khẳng định tạo điều kiện thuận lợi để báo chí tiếp cận, đưa tin về hoạt động của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và bảo đảm việc đưa tin chính xác, khách quan theo quy định của pháp luật về báo chí.
Hoàn thiện cơ chế quản tập đoàn
Thông qua nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp này với đa số phiếu tán thành, Quốc hội ghi nhận một số giải pháp mà Phó thủ tướng Chính phủ và các thành viên khác của Chính phủ đã cam kết trước Quốc hội.
Theo đó, trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, cần tập trung giải quyết những bất cập, hạn chế trong quản lý nhà nước về đất đai, trước hết là việc giao quyền sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, thu hồi đất; chính sách giá trong đền bù giải phóng mặt bằng; quy hoạch các khu công nghiệp, khu đô thị; tình trạng sử dụng đất lãng phí, bảo đảm đến 31/12/2013 căn bản hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu trong phạm vi cả nước. Tập trung xây dựng, trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến về dự án Luật Đất đai (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 4.
Với lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, Quốc hội nhấn mạnh việc hoàn thiện thể chế và cơ chế pháp lý về quản lý các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, tập trung vào các vấn đề về đại diện chủ sở hữu. Phân cấp và làm rõ trách nhiệm quản lý giữa các cơ quan quản lý tổng hợp với các bộ quản lý ngành, lĩnh vực và các tập đoàn, tổng công ty nhà nước; việc sử dụng vốn ngân sách nhà nước để đầu tư của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước; cơ chế giám sát tài chính đối với tập đoàn, tổng công ty nhà nước (bao gồm cả giám sát từ bên ngoài và giám sát nội bộ).
Đặc biệt quan trọng là quy định về nhiệm vụ, tổ chức, cán bộ của từng tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Tăng cường giám sát, kiểm tra, cơ cấu lại, xử lý các tồn tại ở các tập đoàn, tổng công ty nhà nước; xác định lộ trình thoái vốn đầu tư ra ngoài ngành kinh doanh chính của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước; bảo đảm để các doanh nghiệp này phát triển bền vững, góp phần quan trọng vào việc điều tiết thị trường, phát triển sản xuất - kinh doanh và hoạt động đạt hiệu quả kinh tế cao.
Bên cạnh đó là tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về môi trường kinh doanh, bảo đảm công bằng, hợp lý, có ưu tiên cho vùng, miền, ngành, lĩnh vực cụ thể theo định hướng chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước từng thời kỳ.
Phát biểu bế mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, Quốc hội đã hoàn thành tốt đẹp chương trình kỳ họp thứ 3.
Ông nói, Quốc hội nhận thấy trong điều kiện phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, kết quả đạt được của năm 2011 và sáu tháng đầu năm 2012 là đáng trân trọng. Quốc hội đề nghị Chính phủ, các ngành, các cấp tiếp tục triển khai các biện pháp cần thiết, tập trung mọi nguồn lực của cả nước, toàn dân, toàn quân, các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế, phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2012, hoàn thành mục tiêu tổng quát và các chỉ tiêu chủ yếu đã đề ra trong Nghị quyết của Quốc hội.
Báo chí sẽ được tạo điều kiện thuận lợi
Trước đó, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về một số cải tiến, đổi mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội, thể hiện qua các hoạt động lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng, tổ chức kỳ họp Quốc hội, tổ chức phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội, tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội và công tác bảo đảm phục vụ hoạt động của Quốc hội.
Đặc biệt, sau nhiều ý kiến trái chiều, Quốc hội đã đồng thuận cao với việc tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm, lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Giao Ủy ban thường vụ Quốc hội xây dựng quy chế quy định cụ thể đối tượng, quy trình, thủ tục bỏ phiếu tín nhiệm, lấy phiếu tín nhiệm và việc xử lý kết quả trình Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2012).
Tại báo cáo giải trình, Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng nêu rõ, Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và một số văn bản khác đã quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn nhưng từ khi có quy định này đến nay vẫn chưa thực hiện được.
Ở phần cải tiến, đổi mới trong việc quyết định các vấn đề quan trọng, Quốc hội yêu cầu Chính phủ phải bảo đảm để đại biểu Quốc hội có đầy đủ thông tin cần thiết khi tham gia quyết định ngân sách nhà nước. Đây là nội dung đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu, khi qua nhiều kỳ họp, một số ý kiến vẫn cho rằng, quy trình quyết định ngân sách nhà nước hiện nay không hợp lý, còn mang tính hình thức.
Quốc hội cũng khẳng định tạo điều kiện thuận lợi để báo chí tiếp cận, đưa tin về hoạt động của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và bảo đảm việc đưa tin chính xác, khách quan theo quy định của pháp luật về báo chí.
Hoàn thiện cơ chế quản tập đoàn
Thông qua nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp này với đa số phiếu tán thành, Quốc hội ghi nhận một số giải pháp mà Phó thủ tướng Chính phủ và các thành viên khác của Chính phủ đã cam kết trước Quốc hội.
Theo đó, trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, cần tập trung giải quyết những bất cập, hạn chế trong quản lý nhà nước về đất đai, trước hết là việc giao quyền sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, thu hồi đất; chính sách giá trong đền bù giải phóng mặt bằng; quy hoạch các khu công nghiệp, khu đô thị; tình trạng sử dụng đất lãng phí, bảo đảm đến 31/12/2013 căn bản hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu trong phạm vi cả nước. Tập trung xây dựng, trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến về dự án Luật Đất đai (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 4.
Với lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, Quốc hội nhấn mạnh việc hoàn thiện thể chế và cơ chế pháp lý về quản lý các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, tập trung vào các vấn đề về đại diện chủ sở hữu. Phân cấp và làm rõ trách nhiệm quản lý giữa các cơ quan quản lý tổng hợp với các bộ quản lý ngành, lĩnh vực và các tập đoàn, tổng công ty nhà nước; việc sử dụng vốn ngân sách nhà nước để đầu tư của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước; cơ chế giám sát tài chính đối với tập đoàn, tổng công ty nhà nước (bao gồm cả giám sát từ bên ngoài và giám sát nội bộ).
Đặc biệt quan trọng là quy định về nhiệm vụ, tổ chức, cán bộ của từng tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Tăng cường giám sát, kiểm tra, cơ cấu lại, xử lý các tồn tại ở các tập đoàn, tổng công ty nhà nước; xác định lộ trình thoái vốn đầu tư ra ngoài ngành kinh doanh chính của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước; bảo đảm để các doanh nghiệp này phát triển bền vững, góp phần quan trọng vào việc điều tiết thị trường, phát triển sản xuất - kinh doanh và hoạt động đạt hiệu quả kinh tế cao.
Bên cạnh đó là tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về môi trường kinh doanh, bảo đảm công bằng, hợp lý, có ưu tiên cho vùng, miền, ngành, lĩnh vực cụ thể theo định hướng chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước từng thời kỳ.