Quốc hội sẽ xem xét kỹ các dự án quan trọng
Một số công trình trọng điểm quốc gia đang có nguy cơ chậm tiến độ, tăng dự toán
Tổng dự toán dự án Thủy điện Sơn La vượt khoảng 14.000 tỷ đồng. Giãn tiến độ xây dựng đường Hồ Chí Minh. Tiến độ bàn giao Nhà máy Lọc dầu Dung Quất bị ảnh hưởng do sự cố. Bất cập khi triển khai trồng 5 triệu ha rừng…
Những vấn đề trên sẽ được Quốc hội xem xét khi bàn về những dự án, công trình quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư tại kỳ họp thứ sáu, diễn ra từ 20/10 đến 27/11.
Về dự án Thủy điện Sơn La, theo báo cáo của Văn phòng Quốc hội, tính đến tháng 8/2009, các hạng mục cơ bản đã được thực hiện so với khối lượng thiết kế. Tuy nhiên, qua giám sát, Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã kiến nghị Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tiếp tục theo dõi, kiểm tra diễn biến, ảnh hưởng của các vết nứt xuất hiện trước đây.
Ủy ban này cũng đề nghị Chính phủ báo cáo về vấn đề so với dự toán ban đầu trình Quốc hội thì tổng dự toán xây dựng công trình vượt khoảng 14.000 tỷ đồng.
Năm 2009, với Nhà máy Lọc dầu số 1 Dung Quất cũng là năm cuối cùng để chủ đầu tư, nhà thầu chính đưa nhà máy vào sản xuất theo nghị quyết của Quốc hội. Song tiến độ bàn giao nhà máy của nhà thầu chính cho chủ đầu tư là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) vào ngày 25/10/2009 có thể bị ảnh hưởng do đã xảy ra sự cố kỹ thuật.
Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã đề nghị Chính phủ báo cáo Quốc hội ngay tại kỳ họp này về phê duyệt tổng mức đầu tư điều chỉnh công trình. Đồng thời, sớm chỉ đạo Petro Vietnam nghiên cứu kỹ phương án mở rộng và nâng công suất nhà máy nhằm tăng hiệu quả kinh tế.
Với đường Hồ Chí Minh, qua giám sát, Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã yêu cầu Chính phủ báo cáo với Quốc hội cho phép giãn tiến độ xây dựng. Đồng thời, báo cáo dự kiến tổng mức đầu tư của dự án.
Bởi, có đến 18 dự án thành phần phải kéo dài thời gian, đường Hồ Chí Minh không thể hoàn thành đúng tiến độ để nối thông toàn tuyến từ Pác Bó đến Đất Mũi vào năm 2010. Và điều này chắc chắn ảnh hưởng đến việc thực hiện yêu cầu nâng cấp đường Hồ Chí Minh đạt tiêu chuẩn đường cao tốc giai đoạn 2010 - 2020 theo Nghị quyết của Quốc hội.
Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường đề nghị Chính phủ bố trí vốn và triển khai trước một số đường ngang có nhu cầu cấp bách để nối thông đường Hồ Chí Minh giai đoạn 1 với Quốc lộ số 1. Cho phép áp dụng một số cơ chế đặc thù về đấu thầu đối với các dự án thành phần trong giai đoạn 2.
Một dự án lớn cũng được xem xét tại kỳ họp này là trồng mới 5 triệu ha rừng. Theo báo cáo của Chính phủ đã thấy rõ hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của dự án này. Hết năm 2008, tỷ lệ che phủ rừng của cả nước đạt 38,7%.
Tuy nhiên, qua giám sát vẫn bộc lộ một số bất cập, đó là tiến độ trồng mới rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, việc giao đất, giao rừng còn chậm. Tình trạng phá rừng, khai thác gỗ, lâm sản trái pháp luật và chống người thi hành công vụ vẫn diễn ra. Bên cạnh đó, đầu tư vốn ngân sách chưa đáp ứng yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ đề ra của dự án này…
Ngoài các dự án trên, cũng tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ cho ý kiến hai dự án lớn là Nhà máy Thủy điện Lai Châu và Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận.
Những vấn đề trên sẽ được Quốc hội xem xét khi bàn về những dự án, công trình quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư tại kỳ họp thứ sáu, diễn ra từ 20/10 đến 27/11.
Về dự án Thủy điện Sơn La, theo báo cáo của Văn phòng Quốc hội, tính đến tháng 8/2009, các hạng mục cơ bản đã được thực hiện so với khối lượng thiết kế. Tuy nhiên, qua giám sát, Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã kiến nghị Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tiếp tục theo dõi, kiểm tra diễn biến, ảnh hưởng của các vết nứt xuất hiện trước đây.
Ủy ban này cũng đề nghị Chính phủ báo cáo về vấn đề so với dự toán ban đầu trình Quốc hội thì tổng dự toán xây dựng công trình vượt khoảng 14.000 tỷ đồng.
Năm 2009, với Nhà máy Lọc dầu số 1 Dung Quất cũng là năm cuối cùng để chủ đầu tư, nhà thầu chính đưa nhà máy vào sản xuất theo nghị quyết của Quốc hội. Song tiến độ bàn giao nhà máy của nhà thầu chính cho chủ đầu tư là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) vào ngày 25/10/2009 có thể bị ảnh hưởng do đã xảy ra sự cố kỹ thuật.
Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã đề nghị Chính phủ báo cáo Quốc hội ngay tại kỳ họp này về phê duyệt tổng mức đầu tư điều chỉnh công trình. Đồng thời, sớm chỉ đạo Petro Vietnam nghiên cứu kỹ phương án mở rộng và nâng công suất nhà máy nhằm tăng hiệu quả kinh tế.
Với đường Hồ Chí Minh, qua giám sát, Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã yêu cầu Chính phủ báo cáo với Quốc hội cho phép giãn tiến độ xây dựng. Đồng thời, báo cáo dự kiến tổng mức đầu tư của dự án.
Bởi, có đến 18 dự án thành phần phải kéo dài thời gian, đường Hồ Chí Minh không thể hoàn thành đúng tiến độ để nối thông toàn tuyến từ Pác Bó đến Đất Mũi vào năm 2010. Và điều này chắc chắn ảnh hưởng đến việc thực hiện yêu cầu nâng cấp đường Hồ Chí Minh đạt tiêu chuẩn đường cao tốc giai đoạn 2010 - 2020 theo Nghị quyết của Quốc hội.
Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường đề nghị Chính phủ bố trí vốn và triển khai trước một số đường ngang có nhu cầu cấp bách để nối thông đường Hồ Chí Minh giai đoạn 1 với Quốc lộ số 1. Cho phép áp dụng một số cơ chế đặc thù về đấu thầu đối với các dự án thành phần trong giai đoạn 2.
Một dự án lớn cũng được xem xét tại kỳ họp này là trồng mới 5 triệu ha rừng. Theo báo cáo của Chính phủ đã thấy rõ hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của dự án này. Hết năm 2008, tỷ lệ che phủ rừng của cả nước đạt 38,7%.
Tuy nhiên, qua giám sát vẫn bộc lộ một số bất cập, đó là tiến độ trồng mới rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, việc giao đất, giao rừng còn chậm. Tình trạng phá rừng, khai thác gỗ, lâm sản trái pháp luật và chống người thi hành công vụ vẫn diễn ra. Bên cạnh đó, đầu tư vốn ngân sách chưa đáp ứng yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ đề ra của dự án này…
Ngoài các dự án trên, cũng tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ cho ý kiến hai dự án lớn là Nhà máy Thủy điện Lai Châu và Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận.