Quy định về mức tiền môi giới tối đa đối với lao động xuất khẩu
Mức tiền môi giới sẽ được áp dụng cho từng công việc và từng thị trường lao động khác nhau
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa ban hành quy định cụ thể về mức tiền môi giới tối đa người lao động hoàn trả cho doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Theo đó, người lao động có trách nhiệm hoàn trả cho doanh nghiệp một phần hoặc toàn bộ tiền môi giới theo quy định của Bộ.
Doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận mức tiền môi giới cụ thể, dựa trên mức tiền môi giới tối đa người lao động hoàn trả cho doanh nghiệp theo quy định này, nhưng không được cao hơn quy định.
Mức tiền môi giới người lao động hoàn trả cho doanh nghiệp (nếu có) phải được ghi rõ trong hợp đồng đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, và doanh nghiệp được thu một lần trước khi người lao động xuất cảnh.
Nếu người lao động về nước trước thời hạn vì lý do bất khả kháng hoặc không do lỗi của họ, doanh nghiệp có trách nhiệm yêu cầu bên môi giới hoàn trả lại cho người lao động một phần tiền môi giới theo nguyên tắc: làm việc chưa đủ 50% thời gian hợp đồng thì được nhận lại 50% tiền môi giới; đã làm việc từ 50% thời gian hợp đồng trở lên thì không được nhận lại tiền môi giới.
Quy định này được áp dụng cho từng công việc tại 45 thị trường như: Đài Loan, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Brunei, Macau, Nga, Úc, Cộng hoà Czech, Slovakia...
Cụ thể, tại một số thị trường tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam, mức tiền môi giới tối đa như sau:
Đài Loan: công nhân nhà máy, xây dựng là 1.500 USD, giúp việc gia đình, chăm sóc sức khỏe là 800 USD, thuyền viên tàu đánh cá xa bờ không phải hoàn trả.
Malaysia: lao động nam 300 USD, lao động nữ là 250 USD, lao động làm cho công ty outsourcing là 200 USD, lao động giúp việc gia đình không phải hoàn trả.
Hàn Quốc: thực tập viên trên tàu cá là 500 USD.
Brunei: công nhân nhà máy, nông nghiệp là 250 USD, công nhân xây dựng là 350 USD, dịch vụ là 300 USD, lao động làm việc tại gia đình là 200 USD.
Quatar: lao động không nghề là 300 USD, lao động có nghề, bán lành nghề là 400 USD...
Ngoài ra, Nhật Bản là 1.500 USD, Australia 3.000 USD, Balan 1000 USD, Nga 700 USD, Ucraina 700 USD..., áp dụng chung cho mọi ngành nghề.
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho rằng, quy định này sẽ góp phần giảm thiểu chi phí, làm minh bạch các khoản thu của người lao động, đồng thời buộc doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ trước khi ký hợp đồng với môi giới nước ngoài.
Theo đó, người lao động có trách nhiệm hoàn trả cho doanh nghiệp một phần hoặc toàn bộ tiền môi giới theo quy định của Bộ.
Doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận mức tiền môi giới cụ thể, dựa trên mức tiền môi giới tối đa người lao động hoàn trả cho doanh nghiệp theo quy định này, nhưng không được cao hơn quy định.
Mức tiền môi giới người lao động hoàn trả cho doanh nghiệp (nếu có) phải được ghi rõ trong hợp đồng đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, và doanh nghiệp được thu một lần trước khi người lao động xuất cảnh.
Nếu người lao động về nước trước thời hạn vì lý do bất khả kháng hoặc không do lỗi của họ, doanh nghiệp có trách nhiệm yêu cầu bên môi giới hoàn trả lại cho người lao động một phần tiền môi giới theo nguyên tắc: làm việc chưa đủ 50% thời gian hợp đồng thì được nhận lại 50% tiền môi giới; đã làm việc từ 50% thời gian hợp đồng trở lên thì không được nhận lại tiền môi giới.
Quy định này được áp dụng cho từng công việc tại 45 thị trường như: Đài Loan, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Brunei, Macau, Nga, Úc, Cộng hoà Czech, Slovakia...
Cụ thể, tại một số thị trường tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam, mức tiền môi giới tối đa như sau:
Đài Loan: công nhân nhà máy, xây dựng là 1.500 USD, giúp việc gia đình, chăm sóc sức khỏe là 800 USD, thuyền viên tàu đánh cá xa bờ không phải hoàn trả.
Malaysia: lao động nam 300 USD, lao động nữ là 250 USD, lao động làm cho công ty outsourcing là 200 USD, lao động giúp việc gia đình không phải hoàn trả.
Hàn Quốc: thực tập viên trên tàu cá là 500 USD.
Brunei: công nhân nhà máy, nông nghiệp là 250 USD, công nhân xây dựng là 350 USD, dịch vụ là 300 USD, lao động làm việc tại gia đình là 200 USD.
Quatar: lao động không nghề là 300 USD, lao động có nghề, bán lành nghề là 400 USD...
Ngoài ra, Nhật Bản là 1.500 USD, Australia 3.000 USD, Balan 1000 USD, Nga 700 USD, Ucraina 700 USD..., áp dụng chung cho mọi ngành nghề.
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho rằng, quy định này sẽ góp phần giảm thiểu chi phí, làm minh bạch các khoản thu của người lao động, đồng thời buộc doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ trước khi ký hợp đồng với môi giới nước ngoài.