Quy hoạch Thủ đô: “Thấy khó mà không làm thì càng nguy hiểm”
Góc nhìn của ba vị chủ nhiệm ủy ban của Quốc hội và một vị bộ trưởng về đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô
Điểm hay thì chưa mới, điểm mới thì chưa hay, mới thấy điểm mà không thấy diện, nhưng thấy khó mà không làm thì càng nguy hiểm...
Tiếp tục ghi nhận ý kiến đại biểu Quốc hội về đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, VnEconomy xin giới thiệu góc nhìn của ba vị chủ nhiệm ủy ban của Quốc hội và một vị bộ trưởng về đồ án này.
Ai dám đảm bảo Hà Nội - Hà Tây mãi là một?
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận đề nghị phải “nhìn xa tý nữa, vì có ai dám đảm bảo Hà Nội - Hà Tây vĩnh viễn chỉ là một?”.
Ông Thuận nói: “Tôi cơ bản tán thành các định hướng tại đồ án, vì nhìn chung không khác gì quy hoạch vùng mà Chính phủ đã xây dựng cách đây nhiều năm. Cũng vẫn là 5 đô thị vệ tinh như thế.
Chỉ có hai điểm khác, và tôi không tán thành đó là trục Thăng Long và trung tâm hành chính quốc gia chuyển lên Ba Vì. Làm như thế sẽ lãng phí, vì đường cao tốc chỉ cách trục Thăng Long 4 - 5 cây số.
Nhìn xa tý nữa, có ai dám đảm bảo Hà Nội - Hà Tây vĩnh viễn chỉ là một. Khi nhập vào thì cũng có lý do nhưng biết đâu 10 năm nữa lại tách ra. Tôi không tán thành có cái gọi là trung tâm hành chính tách ra khỏi trung tâm chính trị, Đảng ở đâu thì Quốc hội và Chính phủ phải ở đó, không thể tách trung tâm hành chính ra khỏi trung tâm chính trị được.
Hãy dừng tư duy chuyển trung tâm hành chính lại, Hà Nội tuy chật nhưng hãy còn rộng, Mỹ Đình vẫn là đất Thăng Long cũ, nếu chuyển thì nên chuyển về đó.
Điều lo lắng nữa, đó là quản lý quy hoạch của chúng ta. Những năm 1970, khi ở chiến trường ra, đi học Đại học Bách Khoa, thấy Liên Xô quy hoạch cho chúng ta một trường đại học cực đẹp, toàn cây, lối đi, có bạn bè bên Đại học Kinh tế Quốc dân ngay bên cạnh, dắt tay nhau đi cả ngày không hết. Còn bây giờ đã bị "xẻ thịt" hết, còn mỗi nhà ăn và giảng đường, giờ quay lại rất xót xa, lo lắng lắm, quy hoạch rất hay nhưng tổ chức thì khác”.
“Tôi muốn một quy hoạch toàn diện hơn”
Trao đổi với VnEconomy bên hàng lang Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Đào Trọng Thi cho biết, ông mong muốn được nhìn thấy một đồ án quy hoạch Thủ đô toàn diện hơn.
Theo ông, “với những gì được thể hiện qua tài liệu mà Chính phủ gửi cho đại biểu Quốc hội thì chưa đáp ứng hoàn toàn mong muốn về quy hoạch xây dựng Thủ đô.
Đây mới chủ yếu là quy hoạch về xây dựng, kiến trúc chứ chưa phải quy hoạch chung vì chưa thể hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa và nhiều nội dung khác nữa.
Nếu thực hiện theo như đồ án này thì có thể mới chỉ giải quyết được vấn đề xây dựng và cùng lắm là kiến trúc của Thủ đô, còn những vấn đề đô thị bức xúc như giao thông, thoát nước… chưa được đề cập để giải quyết.
Đây phải là một quy hoạch bài bản, được chuẩn bị kỹ lưỡng, đáp ứng cho sự phát triển lâu dài của Thủ đô, hậu quả phát triển không theo quy hoạch đã có nhiều rồi. Vì vậy điều rất quan trọng là chất lượng của bản quy hoạch này có đáp ứng được yêu cầu hay không.
Cá nhân tôi không chỉ quan tâm đến vấn đề xây dựng nên rất muốn nghe Quốc hội thảo luận ở hội trường, mặc dù đã nghe thảo luận ở Ủy ban Thường vụ Quốc hội về đồ án này rồi. Nhưng rất có khi thảo luận ở Quốc hội sẽ có đại biểu hiểu biết sâu hơn thì cũng muốn nghe những ý kiến đó để có cái nhìn toàn diện, có đủ thông tin để xác định thái độ cá nhân về bản quy hoạch này.
Theo tôi, đây là vấn đề lớn đến mức từng đại biểu chưa thể hình dung hết được nên cần trí tuệ lớn của cả Quốc hội. Và điều quan trọng là sau khi thảo luận Quốc hội có chấp nhận đồ án này hay đề nghị phải hoàn thiện thêm để lần sau lại xem xét”.
“Tạm thời để tài chính sang một bên”
Trước rất nhiều ý kiến băn khoăn về con số 90 tỷ USD cho hạ tầng khung của quy hoạch Thủ đô tại buổi thảo luận tổ chiều 3/6, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền nêu quan điểm, phải tạm thời để tài chính sang một bên.
Ông Hiền nói: “Quy hoạch Thủ đô là việc làm rất lớn, rất khó khăn không dễ tìm được sự đồng thuận. Vì thế Ủy ban Kinh tế cũng kiến nghị lấy thêm ý kiến để tiếp thu những tiếng nói hợp lý, hoàn thiện hơn đồ án.
Mặt khác cần tiếp tục đánh giá thật kỹ thực trạng của Hà Nội khi hợp nhất, nếu không đánh giá kỹ thì rất khó định hướng. Theo tôi biết thì quy hoạch vùng thủ đô cũng có, ngành cũng có, nhưng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội thì Hà Nội chưa phê duyệt mà mới đang hoàn thiện.
Việc phân bổ các khu dân cư, nông thôn trong đô thị cũng phải có một bước nữa để hoàn thiện hơn tại đồ án
Điều cần lưu ý nữa là giải quyết mối quan hệ giữa bản quy hoạch này với các quy hoạch trước để có kế thừa chứ không phủ định hoàn toàn. Trên trục Thăng Long có nhiều dự án, dưới hành lang xanh cũng có rất nhiều dự án, nếu phủ định thì gây lãng phí rất lớn, nên cần tính kỹ để giảm thiểu xung đột.
Với đồ án này thì trục Thăng Long là điểm nhấn rất quan trọng khi nhìn trên sơ đồ, vì đây không chỉ là trục giao thông mà là còn là trục phát triển, chỉ có điều phải có hướng tuyến phù hợp.
Rất nhiều đại biểu có ý kiến về tài chính, nhưng theo tôi phải bắt đầu từ mục tiêu của đồ án để quết định làm cái gì để đạt mục tiêu đó chứ không thì sẽ rất khó. Thậm chí phải tạm thời để tài chính sang một bên để đạt mục tiêu đã, chứ cứ nói bao nhiêu tỷ đồng ngay lúc này thì không phù hợp. Phải xem cụ thể đến 2030 cần đạt mục tiêu là gì, chứ đừng xuất phát từ quan điểm chỉ làm được đến thế nên quy hoạch đến thế”.
“Thấy khó mà không làm thì càng nguy hiểm”
Phát biểu tại phiên thảo luận tổ về đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp cho biết Thủ tướng Chính phủ đã xác định sẽ giải trình với ba vấn đề lớn trước Quốc hội. Đó là quy hoạch Hà Nội, tình hình nợ công và dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam.
Ông Hợp nói: “Lần này báo cáo Quốc hội đồ án cũng có cái khác hơn là báo cáo Quốc hội xin ý kiến và tiếp thu rồi mới báo cáo Bộ Chính trị. Khác hơn trước là trên nền tảng Quốc hội cho ý kiến thế nào rồi mới báo cáo, chứ ngày xưa ta hay định hướng rồi mới ra Quốc hội thì sẽ khó hơn.
Đây là bước trưng cầu ý kiến thực sự vì quy hoạch khó lắm, nhưng thấy khó mà không làm thì càng nguy hiểm hơn.
Tôi đã tham gia với Hà Nội là làm cái quy hoạch này thì phải thể hiện tính dân tộc là gì. Thủ đô ta và đi cả nước ta thì dấu ấn Việt Nam không rõ lắm, và nếu không cẩn thận thì chúng ta trở thành một nước lai căng, Lào có tí, Campuchia có tí, mỗi nơi có tí, trong khi đó sang Lào nhỏ thế nhưng dấu ấn rất rõ. Đó là cái mà ngành xây dựng phải lo.
Quan trọng nữa là hướng tới tương lai thế nào vì thực ra nhiều khi khách quốc tế biết đến một quốc gia qua một thủ đô, qua một nhà ga, qua một sân bay, bến cảng vì những cái này là hình ảnh thương hiệu quốc gia mà. Tôi đã phát biểu là Hà Nội mà kém thì Chính phủ và Trung ương phải chịu trách nhiệm. Nói thế không phải để bào chữa cho Hà Nội mà để thể hiện trách nhiệm của Trung ương.
Vì thế tôi nghĩ Quốc hội tham gia là hoàn toàn đúng, sẽ có nhiều ý kiến hay và chúng ta sẽ có Thủ đô tốt đẹp hơn nhiều. Chính phủ rất cầu thị, nên các đồng chí cứ phát biểu. Đồng chí Thủ tướng cũng đã nói tất cả các thành viên Chính phủ ngồi (thảo luận tổ) ở đâu thì phải tiếp thu và trao đổi. Sau đó thì Chính phủ sẽ nghe và sẽ tranh luận”.
Tiếp tục ghi nhận ý kiến đại biểu Quốc hội về đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, VnEconomy xin giới thiệu góc nhìn của ba vị chủ nhiệm ủy ban của Quốc hội và một vị bộ trưởng về đồ án này.
Ai dám đảm bảo Hà Nội - Hà Tây mãi là một?
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận đề nghị phải “nhìn xa tý nữa, vì có ai dám đảm bảo Hà Nội - Hà Tây vĩnh viễn chỉ là một?”.
Ông Thuận nói: “Tôi cơ bản tán thành các định hướng tại đồ án, vì nhìn chung không khác gì quy hoạch vùng mà Chính phủ đã xây dựng cách đây nhiều năm. Cũng vẫn là 5 đô thị vệ tinh như thế.
Chỉ có hai điểm khác, và tôi không tán thành đó là trục Thăng Long và trung tâm hành chính quốc gia chuyển lên Ba Vì. Làm như thế sẽ lãng phí, vì đường cao tốc chỉ cách trục Thăng Long 4 - 5 cây số.
Nhìn xa tý nữa, có ai dám đảm bảo Hà Nội - Hà Tây vĩnh viễn chỉ là một. Khi nhập vào thì cũng có lý do nhưng biết đâu 10 năm nữa lại tách ra. Tôi không tán thành có cái gọi là trung tâm hành chính tách ra khỏi trung tâm chính trị, Đảng ở đâu thì Quốc hội và Chính phủ phải ở đó, không thể tách trung tâm hành chính ra khỏi trung tâm chính trị được.
Hãy dừng tư duy chuyển trung tâm hành chính lại, Hà Nội tuy chật nhưng hãy còn rộng, Mỹ Đình vẫn là đất Thăng Long cũ, nếu chuyển thì nên chuyển về đó.
Điều lo lắng nữa, đó là quản lý quy hoạch của chúng ta. Những năm 1970, khi ở chiến trường ra, đi học Đại học Bách Khoa, thấy Liên Xô quy hoạch cho chúng ta một trường đại học cực đẹp, toàn cây, lối đi, có bạn bè bên Đại học Kinh tế Quốc dân ngay bên cạnh, dắt tay nhau đi cả ngày không hết. Còn bây giờ đã bị "xẻ thịt" hết, còn mỗi nhà ăn và giảng đường, giờ quay lại rất xót xa, lo lắng lắm, quy hoạch rất hay nhưng tổ chức thì khác”.
“Tôi muốn một quy hoạch toàn diện hơn”
Trao đổi với VnEconomy bên hàng lang Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Đào Trọng Thi cho biết, ông mong muốn được nhìn thấy một đồ án quy hoạch Thủ đô toàn diện hơn.
Theo ông, “với những gì được thể hiện qua tài liệu mà Chính phủ gửi cho đại biểu Quốc hội thì chưa đáp ứng hoàn toàn mong muốn về quy hoạch xây dựng Thủ đô.
Đây mới chủ yếu là quy hoạch về xây dựng, kiến trúc chứ chưa phải quy hoạch chung vì chưa thể hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa và nhiều nội dung khác nữa.
Nếu thực hiện theo như đồ án này thì có thể mới chỉ giải quyết được vấn đề xây dựng và cùng lắm là kiến trúc của Thủ đô, còn những vấn đề đô thị bức xúc như giao thông, thoát nước… chưa được đề cập để giải quyết.
Đây phải là một quy hoạch bài bản, được chuẩn bị kỹ lưỡng, đáp ứng cho sự phát triển lâu dài của Thủ đô, hậu quả phát triển không theo quy hoạch đã có nhiều rồi. Vì vậy điều rất quan trọng là chất lượng của bản quy hoạch này có đáp ứng được yêu cầu hay không.
Cá nhân tôi không chỉ quan tâm đến vấn đề xây dựng nên rất muốn nghe Quốc hội thảo luận ở hội trường, mặc dù đã nghe thảo luận ở Ủy ban Thường vụ Quốc hội về đồ án này rồi. Nhưng rất có khi thảo luận ở Quốc hội sẽ có đại biểu hiểu biết sâu hơn thì cũng muốn nghe những ý kiến đó để có cái nhìn toàn diện, có đủ thông tin để xác định thái độ cá nhân về bản quy hoạch này.
Theo tôi, đây là vấn đề lớn đến mức từng đại biểu chưa thể hình dung hết được nên cần trí tuệ lớn của cả Quốc hội. Và điều quan trọng là sau khi thảo luận Quốc hội có chấp nhận đồ án này hay đề nghị phải hoàn thiện thêm để lần sau lại xem xét”.
“Tạm thời để tài chính sang một bên”
Trước rất nhiều ý kiến băn khoăn về con số 90 tỷ USD cho hạ tầng khung của quy hoạch Thủ đô tại buổi thảo luận tổ chiều 3/6, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền nêu quan điểm, phải tạm thời để tài chính sang một bên.
Ông Hiền nói: “Quy hoạch Thủ đô là việc làm rất lớn, rất khó khăn không dễ tìm được sự đồng thuận. Vì thế Ủy ban Kinh tế cũng kiến nghị lấy thêm ý kiến để tiếp thu những tiếng nói hợp lý, hoàn thiện hơn đồ án.
Mặt khác cần tiếp tục đánh giá thật kỹ thực trạng của Hà Nội khi hợp nhất, nếu không đánh giá kỹ thì rất khó định hướng. Theo tôi biết thì quy hoạch vùng thủ đô cũng có, ngành cũng có, nhưng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội thì Hà Nội chưa phê duyệt mà mới đang hoàn thiện.
Việc phân bổ các khu dân cư, nông thôn trong đô thị cũng phải có một bước nữa để hoàn thiện hơn tại đồ án
Điều cần lưu ý nữa là giải quyết mối quan hệ giữa bản quy hoạch này với các quy hoạch trước để có kế thừa chứ không phủ định hoàn toàn. Trên trục Thăng Long có nhiều dự án, dưới hành lang xanh cũng có rất nhiều dự án, nếu phủ định thì gây lãng phí rất lớn, nên cần tính kỹ để giảm thiểu xung đột.
Với đồ án này thì trục Thăng Long là điểm nhấn rất quan trọng khi nhìn trên sơ đồ, vì đây không chỉ là trục giao thông mà là còn là trục phát triển, chỉ có điều phải có hướng tuyến phù hợp.
Rất nhiều đại biểu có ý kiến về tài chính, nhưng theo tôi phải bắt đầu từ mục tiêu của đồ án để quết định làm cái gì để đạt mục tiêu đó chứ không thì sẽ rất khó. Thậm chí phải tạm thời để tài chính sang một bên để đạt mục tiêu đã, chứ cứ nói bao nhiêu tỷ đồng ngay lúc này thì không phù hợp. Phải xem cụ thể đến 2030 cần đạt mục tiêu là gì, chứ đừng xuất phát từ quan điểm chỉ làm được đến thế nên quy hoạch đến thế”.
“Thấy khó mà không làm thì càng nguy hiểm”
Phát biểu tại phiên thảo luận tổ về đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp cho biết Thủ tướng Chính phủ đã xác định sẽ giải trình với ba vấn đề lớn trước Quốc hội. Đó là quy hoạch Hà Nội, tình hình nợ công và dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam.
Ông Hợp nói: “Lần này báo cáo Quốc hội đồ án cũng có cái khác hơn là báo cáo Quốc hội xin ý kiến và tiếp thu rồi mới báo cáo Bộ Chính trị. Khác hơn trước là trên nền tảng Quốc hội cho ý kiến thế nào rồi mới báo cáo, chứ ngày xưa ta hay định hướng rồi mới ra Quốc hội thì sẽ khó hơn.
Đây là bước trưng cầu ý kiến thực sự vì quy hoạch khó lắm, nhưng thấy khó mà không làm thì càng nguy hiểm hơn.
Tôi đã tham gia với Hà Nội là làm cái quy hoạch này thì phải thể hiện tính dân tộc là gì. Thủ đô ta và đi cả nước ta thì dấu ấn Việt Nam không rõ lắm, và nếu không cẩn thận thì chúng ta trở thành một nước lai căng, Lào có tí, Campuchia có tí, mỗi nơi có tí, trong khi đó sang Lào nhỏ thế nhưng dấu ấn rất rõ. Đó là cái mà ngành xây dựng phải lo.
Quan trọng nữa là hướng tới tương lai thế nào vì thực ra nhiều khi khách quốc tế biết đến một quốc gia qua một thủ đô, qua một nhà ga, qua một sân bay, bến cảng vì những cái này là hình ảnh thương hiệu quốc gia mà. Tôi đã phát biểu là Hà Nội mà kém thì Chính phủ và Trung ương phải chịu trách nhiệm. Nói thế không phải để bào chữa cho Hà Nội mà để thể hiện trách nhiệm của Trung ương.
Vì thế tôi nghĩ Quốc hội tham gia là hoàn toàn đúng, sẽ có nhiều ý kiến hay và chúng ta sẽ có Thủ đô tốt đẹp hơn nhiều. Chính phủ rất cầu thị, nên các đồng chí cứ phát biểu. Đồng chí Thủ tướng cũng đã nói tất cả các thành viên Chính phủ ngồi (thảo luận tổ) ở đâu thì phải tiếp thu và trao đổi. Sau đó thì Chính phủ sẽ nghe và sẽ tranh luận”.