Rời xa Google, Android liệu có sụp đổ?
Là một phần trong nỗ lực chống độc quyền với Google, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đề xuất biện pháp khắc phục tách Android và Chrome ra khỏi Google…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ được đưa ra nhằm mạnh tay phá vỡ thế độc quyền của Google trong lĩnh vực công nghệ, đáng chú ý nhất là việc tách Android, Google Play và Chrome thành các công ty độc lập, theo Yahoo Tech.
Nhiều chuyên gia đồng quan điểm cho rằng Google đã lạm dụng quyền lực và nên áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với công ty. Google không phải thực thể gì đó quá đặc biệt; Google chỉ đơn giản là công ty công nghệ kiểm soát phần mềm hệ điều hành cung cấp năng lượng cho 7 trên tổng số 10 hãng điện thoại trên thế giới. Và công ty rất cần được kiểm soát.
Về phần mình, công ty lên tiếng phản đối các đề xuất này, cho rằng chúng vượt quá phạm vi phán quyết của tòa án và có thể gây hại cho người tiêu dùng, doanh nghiệp và nhà phát triển. Đồng thời khẳng định việc tách Android và Chrome sẽ làm tăng chi phí thiết bị và ảnh hưởng đến sức cạnh tranh trên thị trường.
ANDROID & CHILL
Một trong những chuyên mục công nghệ lâu đời nhất trên web - Android & Chill là cuộc thảo luận về Android, Google và mọi thứ liên quan đến công nghệ.
Theo một số nguồn tin, Google sẽ phải đối mặt với việc chia tay Android và Chrome. Cho đến khi chính thức diễn ra, sau tất cả các kháng cáo và lựa chọn thay thế, Android trên Google vẫn hoạt động bình thường.
Nếu điều đó xảy ra, người dùng nên mua iPhone thay vì Android vì chúng sẽ dần sụp đổ.
ANDROID LÀ LỢI ÍCH RÒNG
Google không kiếm tiền trực tiếp từ Android, tuy nhiên, không thể nói rằng Android không mang lại lợi ích cho Google, mặc dù chi phí xây dựng, duy trì, lưu trữ và triển khai hệ điều hành điện thoại thông minh miễn phí gần như không có lợi nhuận.
Thực tế, Google kiếm được nhiều tiền hơn nhờ Android tồn tại. Android là một phương tiện chấp nhận ứng dụng và dịch vụ miễn phí của Google sử dụng để xây dựng hồ sơ quảng cáo toàn diện đối với người sử dụng.
Do đó, Google sở hữu vô số khách hàng và tính phí rất cao cho dịch vụ quảng cáo. Mọi nhãn hiệu mà bạn nghĩ đến đều quảng cáo thông qua Google, từ mặt hàng công nghệ, cửa hàng tạp hóa cho đến quần áo. Quảng cáo của Google hiệu quả hơn bất kỳ công ty nào khác, một phần là do có hàng tỷ chiếc điện thoại Android được sử dụng hàng ngày.
Cuối cùng, khi thống kê các khoản tài chính, Android có thể coi là lợi ích ròng của Google.
KHÔNG CÓ CÔNG TY NÀO CÓ THỂ DUY TRÌ ANDROID
Có lẽ, chỉ một tập đoàn công nghệ khổng lồ có thể duy trì hoạt động bình thường của Android: Đó là Microsoft.
Về lý thuyết, Apple, Mozilla, IBM hay Oracle đều có thể. Microsoft sở hữu cơ sở hạ tầng phát triển và đủ kinh nghiệm để "kiểm soát" dự án phần mềm khổng lồ, triển khai trên hàng ngàn cấu hình phần cứng khác nhau.
Tuy nhiên, Microsoft muốn thấy Android (và Chrome) biến mất vì sở hữu hệ điều hành đồng nghĩa với những lo ngại chống độc quyền tương tự như khi Google sở hữu. Apple có thể quản lý Android tốt vì họ có triết lý rất khác khi nhắc đến phần mềm. Nhưng ngay cả khi có thể, Apple rất muốn thấy Android sụp đổ.
Còn khi bất kỳ công ty công nghệ nhỏ hơn có tham vọng, như Mozilla - công ty không đủ khả năng để làm điều đó nếu không có hàng tỷ USD từ Google. Hơn nữa, số tiền đi kèm với điều kiện ràng buộc sẽ kéo theo cuộc điều tra chống độc quyền khác.
NHÀ SẢN XUẤT ĐIỆN THOẠI ANDROID THÌ KHÔNG THỂ VÀ KHÔNG NÊN
Một trong những nhà sản xuất điện thoại Android hàng đầu thế giới được nhắc đến là Samsung.
Thế nhưng, hãy hỏi bất kỳ nhà phát triển phần mềm nào từng chứng kiến mã nguồn Tizen xem Samsung có thể duy trì và phát triển Android hay không. Họ sẽ vừa cười vừa nói: "Không". Phần mềm không phải thứ Samsung làm tốt.
Samsung là nhà sản xuất phần cứng điện thoại hàng đầu. Những người hiểu lầm sẽ nói Samsung không đổi mới, nhưng Samsung đã một mình tạo ra Android và phát triển qua những chiếc điện thoại ngày nay.
Khi nói đến khía cạnh phần mềm, Samsung gặp khá nhiều khó khăn. Điện thoại Android chạy One UI là sản phẩm phần mềm tốt nhất của hãng và một công ty khác - thực hiện 90% công việc và hỗ trợ Samsung cả 10% cuối cùng. Samsung có thể đầu tư hàng tỷ USD để thay đổi bộ máy và văn hóa công ty, nhưng họ không làm vậy.
Motorola hay OnePlus không đủ khả năng để phát triển và duy trì Android. Nhà sản xuất điện thoại Trung Quốc sẽ ngay lập tức đối mặt với những phản ứng dữ dội từ Hoa Kỳ trước khi nói đến vi phạm độc quyền.
Cuối cùng, Google cần tiếp tục cải tiến Android. Nếu động lực bị tước đi, như Gmail, Cửa hàng Play hay Dịch vụ Google Play, Android sẽ trở thành gánh nặng hơn là cơ hội. Những quyết định sắp tới có thể khiến công ty phải thay đổi mô hình kinh doanh và chiến lược phát triển. Đồng thời, tạo ra tiền lệ cho quyết tâm xử lý các vụ chống độc quyền.
Hiện tại, đây mới chỉ là đề xuất của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ và Google vẫn còn cơ hội kháng cáo. Ván cờ pháp lý dự kiến còn kéo dài và có thể ảnh hưởng lớn đến tương lai ngành công nghệ.