Sáu mô hình kinh doanh thành công nhất kỷ nguyên số

Ngô Huyền
Chia sẻ

Hai thập kỷ vừa qua, nhờ sự xuất hiện của một loạt làn sóng công nghệ từ các thiết bị điện tử đến công nghệ đám mây hay IoT, hàng loạt nâng cấp kỹ thuật số đã được ứng dụng trong các mô hình kinh doanh nhằm tăng doanh thu và hiệu quả phục vụ khách hàng…

Sáu mô hình kinh doanh thành công nhất kỷ nguyên số
Sáu mô hình kinh doanh thành công nhất kỷ nguyên số

Trong tương lai, những làn sóng công nghệ chắc chắn sẽ còn tiếp tục khi những đột phá mới như trí tuệ nhân tạo (AI) tiếp tục định nghĩa lại cách con người mua sắm, làm việc, vui chơi và sinh hoạt. Các doanh nghiệp muốn phát triển trong kỷ nguyên số, đầu tiên cần hiểu các mô hình cơ bản làm nền tảng cho nền kinh tế kỹ thuật số. 

HỖ TRỢ QUẢNG CÁO

Mô hình kinh doanh hỗ trợ quảng cáo là một trong những mô hình thành công nhất của kỷ nguyên kỹ thuật số. Đây là lý do đứng đằng nguồn doanh thu khủng của  một loạt các ông lớn như Google hay Facebook, những công ty này kết nối người dùng với các sản phẩm và dịch vụ bằng cách sử dụng AI để phân tích hành vi khách hàng. Mô hình này ngày càng hiệu quả do lượng dữ liệu người dùng khổng lồ có thể được thu thập từ những người dùng trực tuyến.

Thành công của mô hình này có thể tóm tắt “nếu bạn không trả tiền, bạn là sản phẩm”. Trước đây, khi còn quảng cáo trên báo chí, đài phát thanh và truyền hình, dữ liệu có thể được thu thập chỉ giới hạn ở thông tin từ các cuộc khảo sát nghiên cứu thị trường và khán giả. Ngày nay, mỗi lần nhấp, theo dõi, thích và chia sẻ của người dùng đều có thể được sử dụng để tìm hiểu về hành vi khách hàng. Sau đó, dữ liệu thu thập từ khán giả và người dùng sẽ được bán cho các thương hiệu muốn quảng cáo hay dự đoán những sản phẩm và dịch vụ mà khách hàng đang có nhu cầu.  

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 

Nền tảng thương mại điện tử là một thị trường nơi các nhà bán lẻ có thể tự do cung cấp hàng hóa song phải để lại một phần lợi nhuận cho sàn thương mại hoặc chính nhà phát triển của nền tảng thương mại điện tử này cũng có thể tự tạo ra doanh thu bằng cách bán các sản phẩm của mình. Chẳng hạn như, ngoài thu lợi nhuận từ các chủ buôn, hai gã khổng lồ của thị trường thương mại điện tử là Amazon và Alibaba cũng đang bán trực tiếp sản phẩm của họ cho người tiêu dùng. 

Thương mại điện tử giúp cho quá trình mua hàng trở nên tiện lợi với mức giá phải chăng cho bất kỳ ai muốn bắt đầu buôn bán sản phẩm mà không phải lo lắng về hậu cần và chi phí thiết lập các cửa hàng truyền thống. Hiện nay, ngoài phát triển cửa hàng trên nền tảng thương mại điện tử, các nhà bán hàng thường sẽ tận dụng sức mạnh của các nền tảng quảng cáo như Google hoặc Facebook để tiếp cận khách hàng trong thị trường ngách. Theo dự báo của Forbes, giá trị của thương mại điện tử toàn cầu được ước tính vào khoảng 10 nghìn tỷ USD vào năm 2020 và dự kiến sẽ tăng lên 27 nghìn tỷ USD vào năm 2027.

FREEMIUM 

Các doanh nghiệp sử dụng mô hình kinh doanh freemium sẽ vận hành bằng cách cung cấp miễn phí phiên bản cơ bản, đơn giản của sản phẩm hoặc dịch vụ nhưng nếu người dùng muốn truy cập các tính năng cao cấp hơn thì họ sẽ phải trả phí theo thời gian định kỳ. Lấy ví dụ Spotify, ứng dụng này đặt giới hạn về cách người dùng có thể nghe nhạc trừ khi họ là người đăng ký. Hay một ứng dụng khác là Dropbox, với người dùng miễn phí, họ chỉ cung cấp tốc độ truyền và đặt mức lưu trữ hạn chế. LinkedIn, cho phép mọi người dễ dàng tìm kiếm việc làm và cho phép các doanh nghiệp đăng các vị trí tuyển dụng, tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ phải trả phí để sử dụng các chức năng phân tích nâng cao những người đăng ký nhằm tìm kiếm và tuyển dụng các ứng viên sáng giá. Hay một nền tảng khác đã làm mưa làm gió trong thời kỳ đại dịch là  Zoom, nền tảng họp trực tuyến này sẽ giới hạn thời lượng cuộc họp và số lượng người tham gia đối với người dùng miễn phí.

Hiện nay, hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ phần mềm năng suất và hỗ trợ làm việc thường sử dụng mô hình freemium, và sẽ chỉ cho phép các cá nhân hay công ty truy cập đầy đủ bộ j tính năng nếu họ sẵn sàng trả phí. Mô hình này cũng khá phổ biến với các nhà xuất bản trò chơi, những người sử dụng phiên bản miễn phí để thu hút người chơi trước khi lôi kéo họ đăng ký hoặc mua các tính năng trên cơ sở "trả tiền để chơi".

THU PHÍ NGƯỜI DÙNG

Với mô hình này, các công ty sẽ yêu cầu khách hàng trả phí thường xuyên để sử dịch vụ hay sản phẩm. Ban đầu, mô hình này chỉ thường sử dụng bởi các nhà cung cấp dịch vụ  chẳng hạn như nền tảng xem phim Netflix hay Adobe–cung cấp các gói đăng ký phần mềm. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều nhà bán lẻ và nhà sản xuất sản phẩm cung cấp hàng hóa và vật phẩm tiêu hao thông qua đăng ký, ví dụ như các doanh nghiệp giao thực phẩm tươi sống tại nhà như Hello Fresh và Gousto (Mỹ). 

Mô hình kinh doanh này cho phép các tổ chức tạo ra thu nhập thường xuyên đồng thời phát triển mối quan hệ liên tục với khách hàng, nghĩa là họ có thể cung cấp các sản phẩm và dịch vụ khác nhau khi yêu cầu của khách hàng thay đổi. 

WEBSITE TỔNG HỢP

Các website sẽ tổng hợp các công ty cung cấp sản phẩm và dịch vụ vào một cổng tiện dụng đã được sắp xếp theo thẻ/danh mục để người mua hàng có thể dễ dàng so sánh giá cả, tính năng và lợi ích. Để dễ hình dung, Google News là một ví dụ tiêu biểu, hỗ trợ này của Google chỉ đơn giản là thu thập các bài báo từ các tờ báo trực tuyến phổ biến và hiển thị chúng trong các danh mục có liên quan. Một số website nổi tiếng có thể kể đến là PriceRunner, PriceGrabber và Shopping.com. 

Thay vì tính phí quảng cáo của các doanh nghiệp trên trang web của họ, các nhà phát triển này thu lợi nhuận từ các lượt giới thiệu mà họ được trả khi người dùng mua sản phẩm thông qua họ.

HUY ĐỘNG VỐN 

Nền tảng gây quỹ cộng đồng là các trang web cho phép tương tác giữa người gây quỹ và đám đông. Các cam kết tài chính có thể được thực hiện và thu thập thông qua nền tảng gây quỹ cộng đồng. Những người gây quỹ thường được các nền tảng gây quỹ cộng đồng tính phí nếu chiến dịch gây quỹ thành công.

Thông qua các nền tảng huy động vốn từ cộng đồng, các doanh nghiệp có thể mở rộng thêm các mối quan hệ với các nhà đầu tư đồng thời có thêm tài chính liên tục để cải thiện và tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới. 

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con