Sẽ còn bao nhiêu người như nguyên Chủ tịch EVN?
Việc miễn nhiệm ông Hưng liệu có phải là khởi đầu cho sự sàng lọc bộ máy quản lý doanh nghiệp Nhà nước?
Lý do chính để Chủ tịch Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Đào Văn Hưng thôi chức được cho là quản lý, điều hành yếu kém.
Sẽ có bao nhiêu trong số các lãnh đạo của 12 tập đoàn kinh tế Nhà nước hiện nay bị buộc thôi chức vì quản lý, điều hành yếu kém, và việc miễn nhiệm ông Hưng liệu có phải là khởi đầu cho sự sàng lọc bộ máy quản lý doanh nghiệp Nhà nước?
Cho đến nay, đã có 12 tập đoàn kinh tế Nhà nước được thí điểm thành lập, trong đó có 11 tập đoàn kinh tế Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập và 1 tập đoàn kinh tế Nhà nước được Thủ tướng phê duyệt đề án cổ phần hoá và thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế, uỷ quyền cho Bộ Tài chính thành lập công ty mẹ.
Các tập đoàn kinh tế Nhà nước được thí điểm thành lập đều có quy mô lớn xét về quy mô vốn điều lệ tài sản. Trong đó, Tập đoàn Dầu khí có quy mô lớn nhất. Quy mô nhỏ nhất là Tập đoàn Dệt may.
Trong một báo cáo tổng kết về việc thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã liệt kê ra một loạt những yếu kém trong quản lý, điều hành của các tập đoàn. Ví dụ: mặc dù, pháp luật hiện hành đã xác định khá đầy đủ các nguyên tắc, phương thức quản lý điều hành tập đoàn nhưng trong thực tế, các tập đoàn kinh tế Nhà nước chủ yếu áp dụng phương thức quản lý, điều hành thông qua công ty mẹ.
Đối với việc chia sẻ lợi ích bên trong tập đoàn kinh tế Nhà nước mới hướng vào sản xuất kinh doanh, tức phân phối các nguồn lực như cung cấp đầu vào, hợp tác sản xuất, cung ứng dịch vụ... mà chưa chú trọng xây dựng cơ chế rõ ràng về chia sẻ lợi ích từ kết quả và lợi nhuận phát sinh từ liên kết trong tập đoàn. Các tập đoàn kinh tế Nhà nước đều chưa hình thành quy chế hoặc quy định thống nhất về quản lý và phát triển thương hiệu tập đoàn.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết về tình trạng rất nhức nhối hiện nay trong quản lý điều hành các tập đoàn kinh tế Nhà nước: “Mặc dù quy định hiện hành không cho thành viên Hội đồng thành viên công ty mẹ được giữ chức vụ quản lý, điều hành tại doanh nghiệp thành viên nhưng thực tế thành viên hội đồng thành viên kiêm nhiệm chức vụ quản lý, điều hành tại doanh nghiệp thành viên vẫn diễn ra khá phổ biến”.
“Thành viên Hội đồng thành viên công ty mẹ kiêm nhiệm các chức vụ quản lý, điều hành công ty thành viên nên khó có thể tách bạch được lợi ích chung của toàn tập đoàn với lợi ích của công ty con, công ty liên kết khi đưa ra các chiến lược, quyết sách chung của tập đoàn; đồng thời việc thành viên hội đồng thành viên công ty mẹ kiêm nhiệm các chức vụ quản lý, điều hành công ty thành viên cũng có thể xảy ra tình trạng thiên vị trong quá trình ra quyết sách”, Bộ Kế hoạch và đầu tư nhận định.
Bộ này còn nhận định thêm về một thực tế rằng “thời gian qua, việc tuyển chọn, bổ nhiệm và sử dụng cán bộ ở một số tập đoàn kinh tế Nhà nước còn tuỳ tiện, thậm chí mang tính “gia đình trị” và có dấu hiệu vụ lợi.
Sự yếu kém trong tổ chức quản lý, sử dụng nhân sự ở khối các tập đoàn còn thiếu rõ ràng những quy trình tuyển dụng, thiếu sự công khai, minh bạch, cơ chế kiểm tra, giám sát chậm; việc kiểm tra nội bộ kém, thiếu cơ chế dân chủ trong công tác cán bộ; trong khi đó đánh giá của cấp trên chưa sát dẫn đến phần lớn các vụ tham nhũng, gây thất thoát tài sản chậm được phát hiện”.
Tại một báo cáo khác cũng liên quan đến vấn đề về công tác quản lý, điều hành trong các tập đoàn kinh tế Nhà nước của Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp gửi Chính phủ mới đây đã nhận định “năng lực quản trị doanh nghiệp trong các tập đoàn kinh tế Nhà nước nhìn chung chưa cao, ở một số không nhỏ các đơn vị của tập đoàn kinh tế Nhà nước còn hạn chế, chậm thay đổi để phù hợp với yêu cầu quản trị doanh nghiệp theo cơ chế thị trường và xu thế hội nhập; còn hạn chế về năng lực dự tính, dự báo, xây dựng và thực hiện chiến lược, kế hoạch đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh, phát triển nguồn nhân lực, quản lý đầu tư, quản lý tài chính, quản lý rủi ro, thực hành tiết kiệm và chống lãng phí”.
Cũng theo báo cáo này, “việc chấp hành chính sách, pháp luật, nội quy, quy chế của cán bộ quản lý ở một số đơn vị chưa nghiêm. Biểu hiện như: cán bộ quản lý doanh nghiệp có biểu hiện thiếu trách nhiệm, tuỳ tiện và có trường hợp cố ý làm trái với quy định của Nhà nước, nội quy, quy chế của đơn vị. Tuy cán bộ có sai phạm trong thời gian dài nhưng chậm bị phát hiện, xử lý; những sai phạm này thường không được kịp thời phát hiện và xử lý sớm từ cơ sở mà thường chỉ được phát hiện sau khi thanh tra, kiểm tra hoặc có khiếu nại, tố cáo”.
Sẽ có bao nhiêu trong số các lãnh đạo của 12 tập đoàn kinh tế Nhà nước hiện nay bị buộc thôi chức vì quản lý, điều hành yếu kém, và việc miễn nhiệm ông Hưng liệu có phải là khởi đầu cho sự sàng lọc bộ máy quản lý doanh nghiệp Nhà nước?
Cho đến nay, đã có 12 tập đoàn kinh tế Nhà nước được thí điểm thành lập, trong đó có 11 tập đoàn kinh tế Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập và 1 tập đoàn kinh tế Nhà nước được Thủ tướng phê duyệt đề án cổ phần hoá và thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế, uỷ quyền cho Bộ Tài chính thành lập công ty mẹ.
Các tập đoàn kinh tế Nhà nước được thí điểm thành lập đều có quy mô lớn xét về quy mô vốn điều lệ tài sản. Trong đó, Tập đoàn Dầu khí có quy mô lớn nhất. Quy mô nhỏ nhất là Tập đoàn Dệt may.
Trong một báo cáo tổng kết về việc thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã liệt kê ra một loạt những yếu kém trong quản lý, điều hành của các tập đoàn. Ví dụ: mặc dù, pháp luật hiện hành đã xác định khá đầy đủ các nguyên tắc, phương thức quản lý điều hành tập đoàn nhưng trong thực tế, các tập đoàn kinh tế Nhà nước chủ yếu áp dụng phương thức quản lý, điều hành thông qua công ty mẹ.
Đối với việc chia sẻ lợi ích bên trong tập đoàn kinh tế Nhà nước mới hướng vào sản xuất kinh doanh, tức phân phối các nguồn lực như cung cấp đầu vào, hợp tác sản xuất, cung ứng dịch vụ... mà chưa chú trọng xây dựng cơ chế rõ ràng về chia sẻ lợi ích từ kết quả và lợi nhuận phát sinh từ liên kết trong tập đoàn. Các tập đoàn kinh tế Nhà nước đều chưa hình thành quy chế hoặc quy định thống nhất về quản lý và phát triển thương hiệu tập đoàn.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết về tình trạng rất nhức nhối hiện nay trong quản lý điều hành các tập đoàn kinh tế Nhà nước: “Mặc dù quy định hiện hành không cho thành viên Hội đồng thành viên công ty mẹ được giữ chức vụ quản lý, điều hành tại doanh nghiệp thành viên nhưng thực tế thành viên hội đồng thành viên kiêm nhiệm chức vụ quản lý, điều hành tại doanh nghiệp thành viên vẫn diễn ra khá phổ biến”.
“Thành viên Hội đồng thành viên công ty mẹ kiêm nhiệm các chức vụ quản lý, điều hành công ty thành viên nên khó có thể tách bạch được lợi ích chung của toàn tập đoàn với lợi ích của công ty con, công ty liên kết khi đưa ra các chiến lược, quyết sách chung của tập đoàn; đồng thời việc thành viên hội đồng thành viên công ty mẹ kiêm nhiệm các chức vụ quản lý, điều hành công ty thành viên cũng có thể xảy ra tình trạng thiên vị trong quá trình ra quyết sách”, Bộ Kế hoạch và đầu tư nhận định.
Bộ này còn nhận định thêm về một thực tế rằng “thời gian qua, việc tuyển chọn, bổ nhiệm và sử dụng cán bộ ở một số tập đoàn kinh tế Nhà nước còn tuỳ tiện, thậm chí mang tính “gia đình trị” và có dấu hiệu vụ lợi.
Sự yếu kém trong tổ chức quản lý, sử dụng nhân sự ở khối các tập đoàn còn thiếu rõ ràng những quy trình tuyển dụng, thiếu sự công khai, minh bạch, cơ chế kiểm tra, giám sát chậm; việc kiểm tra nội bộ kém, thiếu cơ chế dân chủ trong công tác cán bộ; trong khi đó đánh giá của cấp trên chưa sát dẫn đến phần lớn các vụ tham nhũng, gây thất thoát tài sản chậm được phát hiện”.
Tại một báo cáo khác cũng liên quan đến vấn đề về công tác quản lý, điều hành trong các tập đoàn kinh tế Nhà nước của Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp gửi Chính phủ mới đây đã nhận định “năng lực quản trị doanh nghiệp trong các tập đoàn kinh tế Nhà nước nhìn chung chưa cao, ở một số không nhỏ các đơn vị của tập đoàn kinh tế Nhà nước còn hạn chế, chậm thay đổi để phù hợp với yêu cầu quản trị doanh nghiệp theo cơ chế thị trường và xu thế hội nhập; còn hạn chế về năng lực dự tính, dự báo, xây dựng và thực hiện chiến lược, kế hoạch đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh, phát triển nguồn nhân lực, quản lý đầu tư, quản lý tài chính, quản lý rủi ro, thực hành tiết kiệm và chống lãng phí”.
Cũng theo báo cáo này, “việc chấp hành chính sách, pháp luật, nội quy, quy chế của cán bộ quản lý ở một số đơn vị chưa nghiêm. Biểu hiện như: cán bộ quản lý doanh nghiệp có biểu hiện thiếu trách nhiệm, tuỳ tiện và có trường hợp cố ý làm trái với quy định của Nhà nước, nội quy, quy chế của đơn vị. Tuy cán bộ có sai phạm trong thời gian dài nhưng chậm bị phát hiện, xử lý; những sai phạm này thường không được kịp thời phát hiện và xử lý sớm từ cơ sở mà thường chỉ được phát hiện sau khi thanh tra, kiểm tra hoặc có khiếu nại, tố cáo”.