Start-up cho thuê nhà kho muốn cạnh tranh với Amazon
Với ý tưởng là cầu nối cho thuê nhà kho ngắn hạn trên khắp nước Mỹ, Flexe nhận được đầu tư hơn 20 triệu USD
Trong gần 5 năm qua, Flexe đã tạo ra một sàn trực tuyến cho thuê 550 nhà kho trên khắp nước Mỹ, với vùng bao phủ thậm chí còn lớn hơn mạng lưới giao hàng vốn tốn nhiều thập kỷ và hàng tỷ USD để xây dựng của Amazon, Forbes cho biết.
Điều khác biệt là Flexe xây dựng được mạng lưới nhà kho có diện tích 2,3 triệu m2 (bằng 25% của Amazon) mà không tốn xu nào. Dự kiến, công ty này sẽ mở rộng thêm gần 1 triệu m2 nữa trong năm nay.
Các giao dịch thuê nhà kho của Flexe được thực hiện qua trang web có định vị, với hình thức tương tự như đặt phòng khách sạn qua các website trực tuyến như Airbnb, Agoda...
Cầu nối giữa chỗ thừa và nơi thiếu
Ý tưởng thành lập Flexe ra đời năm 2013 khi Dhruv Agarwal, chủ nhân cửa hàng phụ kiện trực tuyến TrueBrands đang đau đầu với việc tìm nhà kho để chứa hàng hóa.
Công ty của anh tăng trưởng 30%/năm nhưng nhiều chủ kho yêu cầu phải thuê trong 5 năm hoặc thuê với diện tích quá lớn. Agarwal muốn tìm nơi nào đó cho thuê nhà kho chỉ trong vài tháng giống như cách người ta vẫn hay đặt phòng qua Airbnb.
Ngay trong năm đó, Agarwal cùng một số bạn thân cho ra mắt dịch vụ cho thuê nhà kho “chớp nhoáng”, cho phép các cửa hàng bán buôn, bán lẻ thuê nhà kho trong thời gian ngắn.
Năm ngoái, Flexe bổ sung thêm lựa chọn cho phép chủ kho tính thêm tiền để đóng gói và giao từng đơn hàng lẻ trực tiếp tới nhà khách hàng.
Flexe tiết lộ năm ngoái tốc độ tăng trưởng của công ty này là 400% nhưng từ chối cho biết kết quả tài chính cụ thể.
Đến nay, Flexe đã nhận được đầu tư 20,8 triệu USD, bao gồm 14,5 triệu USD từ quỹ Redpoint Ventures trong vòng gọi vốn cuối năm ngoái. Redpoint Ventures đã quyết định đầu tư vào công ty khởi nghiệp này khi biết được thực trạng nhiều hãng thương mại điện tử phải vật lộn để tìm kiếm nhà kho.
“Nhiều công ty khởi nghiệp không biết họ cần bao nhiêu diện tích kho bởi khó có thể dự báo quy mô của họ trong vòng 1 - 2 năm”, Ryan Sarver, một đối tác của Redpoint nhận định. “Những đơn vị cho thuê kho theo nhu cầu như thế này đã thay đổi cuộc chơi”, ông này cho biết thêm.
Xu hướng mua sắm trực tuyến giúp tỷ lệ trống kho trên khắp nước Mỹ xuống mức thấp nhất trong 17 năm qua. Flexe đã tiếp cận diện tích nhà kho không được sử dụng đến - những nơi được thuê dài hạn nhưng có vài tháng không được sử dụng.
Ví dụ như các công ty nước uống hay cửa hàng chuyên bán đồ tân trang nhà cửa thường thuê nhà kho phục vụ cho các tháng mùa hè khi vào mùa cao điểm và thường để trống phần lớn diện tích trong thời gian còn lại của năm.
Còn nhà kho của các hãng bán buôn trang phục Halloween thường trống ngay trước ngày lễ, và ngược lại các cửa hàng bán lẻ lại cần thêm diện tích chứa hàng. Flexe trở thành cầu nối giữa cung và cầu nhà kho và hưởng hoa hồng của các giao dịch này.
Cạnh tranh với Amazon
Hiện Flexe có 200 đối tác. Trong đó, hai năm trước, Iron Mountain, đơn vị cung cấp dịch vụ lưu trữ tài liệu cho các cơ quan chính phủ, y tế, pháp luật và tài chính, đã hợp tác với Flexe để cho thuê diện tích tại 1.000 nhà kho của hãng trên 90 thị trường.
Mới đây, Flexe tung ra dịch vụ vận chuyển nhằm đáp ứng nhu cầu của các hãng thương mại điện tử. Theo đó, họ có thêm một số lựa chọn với tốc độ giao tương đương của Amazon nhưng mức giá cạnh tranh hơn nhờ hệ thống nhà kho rộng khắp nước Mỹ và vận chuyển bằng xe tải thay vì bằng máy bay như Amazon.
"Anh có thể giao hàng tới tay khách với tốc độ bằng hoặc nhanh hơn dịch vụ Amazon Prime và với mức giá cạnh tranh hơn. Hàng hóa được giao trong hộp in tên thương hiệu của công ty anh thay vì hộp gắn logo Amazon”, Karl Siebrecht, nhà đồng sáng lập Flexe, cho biết. "Điều này vô cùng quan trọng với các công ty muốn chú trọng xây dựng thương hiệu”.
Hãng bán đệm trực tuyến Casper cũng sử dụng dịch vụ của Flexe để phục vụ nhu cầu lưu trữ hàng hóa vào mùa hè, Giám đốc điều hành công ty, Philip Krim, cho biết. Công ty này lựa chọn Flexe thay vì Amazon vì hàng giao bởi Flexe được đóng gói theo logo của Casper chứ không theo thương hiệu đơn vị vận chuyển như Amazon.
Thương hiệu thời trang Toms cũng lựa chọn Flexe để tăng số lượng cửa hàng lưu động cho mùa lễ trong kế hoạch mở rộng mạng lưới phân phối sang bờ Tây nước Mỹ.
Flexe giúp hãng này tìm ra 3 địa điểm tốt nhất trên 3 thị trường mới và thuê trong ngắn hạn. Các cửa hàng lưu động thường được lên kế hoạch chỉ trước vài tuần, do đó, nếu thuê theo cách truyền thống thì việc tìm kiếm địa điểm là rất khó.
Flexe không chỉ là lựa chọn hấp dẫn cho các hãng thương mại điện tử nhỏ lẻ mà còn cả những hãng lớn đang cố gắng cạnh tranh với Amazon. Ngoài ra, nhiều công ty không muốn dùng dịch vụ của “đối thủ đáng sợ” như Amazon, Neil Ackerman, một cựu quản lý của Amazon, hiện thuộc ban cố vấn của Flexe, cho biết.
“Flexe giúp họ cạnh tranh với Amazon mà không phải tốn tiền đầu tư hệ thống kho bãi”, ông này nói thêm.
Theo Forbes, để phát triển dài hạn, Flexe sẽ phải tiếp tục mở rộng hệ thống bằng cách thuyết phục các nhà kho rằng họ có thể quản lý hàng hóa của các công ty khác trong thời gian ngắn mà không ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh chính của họ.
Điều khác biệt là Flexe xây dựng được mạng lưới nhà kho có diện tích 2,3 triệu m2 (bằng 25% của Amazon) mà không tốn xu nào. Dự kiến, công ty này sẽ mở rộng thêm gần 1 triệu m2 nữa trong năm nay.
Các giao dịch thuê nhà kho của Flexe được thực hiện qua trang web có định vị, với hình thức tương tự như đặt phòng khách sạn qua các website trực tuyến như Airbnb, Agoda...
Cầu nối giữa chỗ thừa và nơi thiếu
Ý tưởng thành lập Flexe ra đời năm 2013 khi Dhruv Agarwal, chủ nhân cửa hàng phụ kiện trực tuyến TrueBrands đang đau đầu với việc tìm nhà kho để chứa hàng hóa.
Công ty của anh tăng trưởng 30%/năm nhưng nhiều chủ kho yêu cầu phải thuê trong 5 năm hoặc thuê với diện tích quá lớn. Agarwal muốn tìm nơi nào đó cho thuê nhà kho chỉ trong vài tháng giống như cách người ta vẫn hay đặt phòng qua Airbnb.
Ngay trong năm đó, Agarwal cùng một số bạn thân cho ra mắt dịch vụ cho thuê nhà kho “chớp nhoáng”, cho phép các cửa hàng bán buôn, bán lẻ thuê nhà kho trong thời gian ngắn.
Năm ngoái, Flexe bổ sung thêm lựa chọn cho phép chủ kho tính thêm tiền để đóng gói và giao từng đơn hàng lẻ trực tiếp tới nhà khách hàng.
Flexe tiết lộ năm ngoái tốc độ tăng trưởng của công ty này là 400% nhưng từ chối cho biết kết quả tài chính cụ thể.
Đến nay, Flexe đã nhận được đầu tư 20,8 triệu USD, bao gồm 14,5 triệu USD từ quỹ Redpoint Ventures trong vòng gọi vốn cuối năm ngoái. Redpoint Ventures đã quyết định đầu tư vào công ty khởi nghiệp này khi biết được thực trạng nhiều hãng thương mại điện tử phải vật lộn để tìm kiếm nhà kho.
“Nhiều công ty khởi nghiệp không biết họ cần bao nhiêu diện tích kho bởi khó có thể dự báo quy mô của họ trong vòng 1 - 2 năm”, Ryan Sarver, một đối tác của Redpoint nhận định. “Những đơn vị cho thuê kho theo nhu cầu như thế này đã thay đổi cuộc chơi”, ông này cho biết thêm.
Xu hướng mua sắm trực tuyến giúp tỷ lệ trống kho trên khắp nước Mỹ xuống mức thấp nhất trong 17 năm qua. Flexe đã tiếp cận diện tích nhà kho không được sử dụng đến - những nơi được thuê dài hạn nhưng có vài tháng không được sử dụng.
Ví dụ như các công ty nước uống hay cửa hàng chuyên bán đồ tân trang nhà cửa thường thuê nhà kho phục vụ cho các tháng mùa hè khi vào mùa cao điểm và thường để trống phần lớn diện tích trong thời gian còn lại của năm.
Còn nhà kho của các hãng bán buôn trang phục Halloween thường trống ngay trước ngày lễ, và ngược lại các cửa hàng bán lẻ lại cần thêm diện tích chứa hàng. Flexe trở thành cầu nối giữa cung và cầu nhà kho và hưởng hoa hồng của các giao dịch này.
Cạnh tranh với Amazon
Hiện Flexe có 200 đối tác. Trong đó, hai năm trước, Iron Mountain, đơn vị cung cấp dịch vụ lưu trữ tài liệu cho các cơ quan chính phủ, y tế, pháp luật và tài chính, đã hợp tác với Flexe để cho thuê diện tích tại 1.000 nhà kho của hãng trên 90 thị trường.
Mới đây, Flexe tung ra dịch vụ vận chuyển nhằm đáp ứng nhu cầu của các hãng thương mại điện tử. Theo đó, họ có thêm một số lựa chọn với tốc độ giao tương đương của Amazon nhưng mức giá cạnh tranh hơn nhờ hệ thống nhà kho rộng khắp nước Mỹ và vận chuyển bằng xe tải thay vì bằng máy bay như Amazon.
"Anh có thể giao hàng tới tay khách với tốc độ bằng hoặc nhanh hơn dịch vụ Amazon Prime và với mức giá cạnh tranh hơn. Hàng hóa được giao trong hộp in tên thương hiệu của công ty anh thay vì hộp gắn logo Amazon”, Karl Siebrecht, nhà đồng sáng lập Flexe, cho biết. "Điều này vô cùng quan trọng với các công ty muốn chú trọng xây dựng thương hiệu”.
Hãng bán đệm trực tuyến Casper cũng sử dụng dịch vụ của Flexe để phục vụ nhu cầu lưu trữ hàng hóa vào mùa hè, Giám đốc điều hành công ty, Philip Krim, cho biết. Công ty này lựa chọn Flexe thay vì Amazon vì hàng giao bởi Flexe được đóng gói theo logo của Casper chứ không theo thương hiệu đơn vị vận chuyển như Amazon.
Thương hiệu thời trang Toms cũng lựa chọn Flexe để tăng số lượng cửa hàng lưu động cho mùa lễ trong kế hoạch mở rộng mạng lưới phân phối sang bờ Tây nước Mỹ.
Flexe giúp hãng này tìm ra 3 địa điểm tốt nhất trên 3 thị trường mới và thuê trong ngắn hạn. Các cửa hàng lưu động thường được lên kế hoạch chỉ trước vài tuần, do đó, nếu thuê theo cách truyền thống thì việc tìm kiếm địa điểm là rất khó.
Flexe không chỉ là lựa chọn hấp dẫn cho các hãng thương mại điện tử nhỏ lẻ mà còn cả những hãng lớn đang cố gắng cạnh tranh với Amazon. Ngoài ra, nhiều công ty không muốn dùng dịch vụ của “đối thủ đáng sợ” như Amazon, Neil Ackerman, một cựu quản lý của Amazon, hiện thuộc ban cố vấn của Flexe, cho biết.
“Flexe giúp họ cạnh tranh với Amazon mà không phải tốn tiền đầu tư hệ thống kho bãi”, ông này nói thêm.
Theo Forbes, để phát triển dài hạn, Flexe sẽ phải tiếp tục mở rộng hệ thống bằng cách thuyết phục các nhà kho rằng họ có thể quản lý hàng hóa của các công ty khác trong thời gian ngắn mà không ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh chính của họ.