Startup công nghệ đang đổ xô đến Dubai thay vì thung lũng Silicon, vì sao vậy?

Bạch Dương
Chia sẻ

Đầu tư mạnh tay để phát triển AI và sẵn sàng ban hành những chính sách ủng hộ khởi nghiệp của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đang thu hút ngày càng nhiều các công ty công nghệ nước ngoài. Theo đó, một số startups cũng cho biết tính trung lập trong cuộc đua AI Mỹ-Trung cũng là một điểm cộng cho khu vực này...  

Các quốc gia Trung Đông đang mở ra nhiều chính sách thuân lợi để thu hút những công ty khởi nghiệp và tài năng hàng đầu.
Các quốc gia Trung Đông đang mở ra nhiều chính sách thuân lợi để thu hút những công ty khởi nghiệp và tài năng hàng đầu.

Năm 2017, ông Pranjal, ông Aditya (Ấn Độ) và ông Sek (Singapore) quyết định cùng nhau thành lập Học viện Xaltius tại Singapore để cung cấp đào tạo về khoa học dữ liệu, kỹ thuật phần mềm, an ninh mạng và trí tuệ nhân tạo (AI).

Bốn năm trước, khi muốn mở rộng hoạt động ra nước ngoài, sau khi cân nhắc giữa nhiều thị trường khởi nghiệp hàng đầu, họ cùng đi đến lựa chọn sẽ phát triển thêm tại Dubai, một tiểu vương quốc thuộc Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) ở Trung Đông. Lý do được các nhà sáng lập Xaltius đưa ra là "Chính phủ Dubai đang có nhiều chương trình thuận lợi cho các doanh nghiệp công nghệ để thúc đẩy những sáng kiến mới...đây là một thị trường tốt". 

Thu hút và đào tạo nhân tài cho lĩnh vực AI hiện là một trong những mục tiêu của Chiến lược Quốc gia về AI 2031 của UAE. Để thúc đẩy chuyển đổi kỹ thuật số và thu hút nhiều tài năng và công ty trong ngành, Chính phủ Dubai thậm chí sẵn sàng thông qua chương trình cư trú dài hạn "thị thực vàng" - có kỳ hạn đến 10 năm, dành cho các nhà đầu tư, doanh nhân và những người có kỹ năng chuyên môn, chẳng hạn như bác sĩ và nhà khoa học.

Trong khi Mỹ đã tìm cách hạn chế sự tiếp cận của Trung Quốc đối với các con chip cao cấp và các công nghệ tiên tiến khác nhằm hạn chế sự phát triển của công nghệ quân sự của Trung Quốc, thì UAE, một trong những quốc gia Trung Đông lại đang dựa vào AI để đa dạng hóa nền kinh tế của từ dầu mỏ, đã quyết định giữ lập trường "trung lập" trong cuộc đua AI giữa Mỹ và Trung Quốc. 

Điều này đã khiến cho Học viện Xaltius mặc dù không bị ảnh hưởng từ việc cạnh tranh quyền lực giữa hai cường quốc vẫn lựa chọn Dubai vì "Dù sao lựa chọn những khu vực trung lập vẫn tốt hơn" - một nhà sáng lập nói. 

Theo tờ CNA, nhiều công ty công nghệ Đông Nam Á trong nhiều lĩnh vực như tài chính, chăm sóc sức khỏe hay giáo dục,... đang hướng đến UAE và các quốc gia Trung Đông khác vì bị thu hút bởi một môi trường thân thiện và cùng nhiều tiềm năng cho thấy cơ hội phát triển rộng mở. 

Hơn hai chục công ty công nghệ Đông Nam Á đã mở rộng sang Trung Đông, trong đó có công ty công nghệ tài chính như Ant International có trụ sở tại Singapore, công ty con của gã khổng lồ công nghệ tài chính Trung Quốc Ant Group. 

Một ví dụ khác là công ty khởi nghiệp giải pháp AI Dyna.Ai, sau khi thành lập trụ sở chính tại Singapore vào tháng 3 năm nay, cũng đã mở thêm chi nhánh tại UAE khoảng 2 tháng trước. Chủ tịch của công ty, ông Tomas Skoumal, người Séc cho biết thật dễ dàng khi thành lập một công ty tại Dubai. 

Công ty phân tích dữ liệu của Malaysia, The Decision Labs cũng đã mở thêm chi nhánh tại Dubai vào đầu năm nay vì muốn khám phá các cơ hội ở UAE, Ả Rập Xê Út và Qatar. Sau khi thâm nhập thị trường, họ cho biết họ dễ dàng kết nối với các đối tác địa phương tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và dễ dàng nhận được nhiều hỗ trợ đầu tư để phát triển tại một thị trường mới. 

UAE, Ả Rập Xê Út và Qatar, đã thể hiện cam kết đặc biệt mạnh mẽ đối với việc phát triển và triển khai các công nghệ AI, theo công ty dịch vụ chuyên nghiệp PwC. Dự kiến AI sẽ đóng góp khoảng 320 tỷ USD vào nền kinh tế Trung Đông đến năm 2030, với Ả Rập Xê Út và UAE hưởng lợi nhiều nhất với 135,2 tỷ USD (12,4% GDP) và 96 tỷ USD (13,6% GDP).

Các công ty Đông Nam Á và các công ty khởi nghiệp công nghệ khác ở UAE cho biết việc thành lập một công ty tại Trung Đông đang cực kỳ dễ dàng. Trong khi đó, các quốc gia này còn cung cấp cơ sở hạ tầng tốt và hỗ trợ tài chính hào phóng cho bất kỳ công ty công nghệ nào. Bên cạnh đó, các chính sách về thị thực của UAE đã thu hút các cá nhân tài năng và gia đình của họ đến khởi nghiệp tại các quốc gia này. 

Trung Đông là một trong ba khu vực đang tập trung nhiều công ty khởi nghiệp, bên cạnh Đông Nam Á và Mỹ Latinh. Điều này là do tiếng Tây Ban Nha và tiếng Ả Rập cũng là những ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới, trong khi đó, Đông Nam Á lại có lợi thế địa chính trị ổn định. 

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con