Sửa Luật Ngân hàng: Một hay nhiều loại lãi suất?
Quy định về lãi suất cơ bản trong dự án Luật Ngân hàng (sửa đổi) vẫn đang gây nhiều tranh cãi
Không nên áp dụng thống nhất một loại lãi suất áp dụng cho cả hoạt động ngân hàng và các giao dịch dân sự khác vì có những khác biệt rất căn bản, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền báo cáo khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến chỉnh sửa dự án Luật Ngân hàng (sửa đổi), sáng 6/4.
Tuy nhiên, đề nghị này đã vấp ngay phải sự phản đối của một số vị ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Một số nội dung khác, đặc biệt là quy định về chính sách tiền tệ quốc gia cũng chưa nhận được sự đồng thuận cao.
Quá trình xem xét, góp ý để sửa Luật Ngân hàng, lãi suất cơ bản luôn là vấn đề “nóng” nhất với hai quan điểm trái chiều: giữ và bỏ.
Các ý kiến đồng ý như dự thảo luật là không quy định về lãi suất cơ bản cho rằng Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện điều hành thị trường tiền tệ bằng các công cụ chính sách như: lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn.... Các tổ chức tín dụng sẽ thực hiện chính sách lãi suất thoả thuận theo nguyên tắc thị trường. Khi có diễn biến bất thường trên thị trường tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước sẽ can thiệp bằng cách quy định lãi suất cụ thể để cho các tổ chức tín dụng thực hiện.
Nhiều ý kiến khác yêu cầu tiếp tục sử dụng công cụ lãi suất cơ bản để bảo đảm nguyên tắc Nhà nước quản lý đối với thị trường tiền tệ và làm cơ sở cho việc thực hiện các quy định của Bộ luật Dân sự và các văn bản pháp luật khác.
Theo Chủ nhiệm Hiền, không nên áp dụng thống nhất một loại lãi suất vì hoạt động ngân hàng là hoạt động chính thức của các tổ chức tín dụng được cấp phép hợp pháp, được kiểm soát chặt chẽ. Ngân hàng Nhà nước với tư cách ngân hàng Trung ương sử dụng công cụ chính sách tiền tệ để điều chỉnh lượng tiền trong lưu thông, qua đó chi phối lãi suất của các tổ chức tín dụng nhằm thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia là kiểm soát lạm phát và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.
Do đó, lãi suất do các tổ chức tín dụng công bố tuy là lãi suất được thỏa thuận giữa các bên nhưng nằm trong phạm vi điều tiết của Ngân hàng Nhà nước thông qua lãi suất cho vay. Trong khi đó, hoạt động cho vay trong khu vực dân cư là khu vực vay - mượn nhỏ lẻ, không chính thức, không công khai, khó có sự giám sát chặt chẽ thường xuyên của các cơ quan quản lý, do đó cần thiết phải quy định trần lãi suất riêng để quản lý khu vực này.
Với những phân tích trên, việc sửa đổi các quy định về lãi suất cần bảo đảm các yêu cầu: Ngân hàng Nhà nước sử dụng công cụ lãi suất để điều hành thì trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Các tổ chức tín dụng áp dụng lãi suất thỏa thuận theo nguyên tắc thị trường có sự điều tiết của Ngân hàng Nhà nước.
Trong trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước có quyền can thiệp bằng cách quy định lãi suất cụ thể để tổ chức tín dụng thực hiện. Ngân hàng Nhà nước cũng có trách nhiệm công bố lãi suất làm cơ sở áp dụng cho các giao dịch dân sự theo Bộ luật Dân sự.
Từ yêu cầu này, dự thảo luật quy định lãi suất cơ bản là lãi suất do Ngân hàng Nhà nước công bố bao gồm lãi suất để thực hiện chính sách tiền tệ và lãi suất để áp dụng cho các giao dịch dân sự. Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất tái cấp vốn và các loại lãi suất điều hành khác. Trong trường hợp thị trường có diễn biến bất thường, Ngân hàng Nhà nước quy định cơ chế điều hành lãi suất áp dụng trong quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với nhau và với khách hàng. Ngân hàng Nhà nước cũng công bố lãi suất làm cơ sở áp dụng cho các giao dịch theo Bộ luật Dân sự, trừ hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng.
Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho rằng quy định trên là không công bằng. Đồng tình với ý kiến này, Trưởng ban Dân nguyện Trần Thế Vượng nói: “Nếu cần thiết thì bỏ lãi suất cơ bản và sửa luôn Bộ luật Dân sự” chứ không thể đưa ra “vấn đề mới” như vậy được. Vì tổ chức hay cá nhân cho vay cũng đều là quan hệ dân sự.
Ông Vượng cũng nhấn mạnh quan điểm “thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” khi sửa đổi quy định này. Còn nhiều vấn đề cần nói nhưng thời gian khó khăn quá, vị trưởng ban này “than thở” khi thời gian dành cho thảo luận dự án luật chưa đầy một giờ đồng hồ!
Trong khi đó, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Thu Ba lại cho rằng, không phải vô cớ mà luật dân sự quy định lãi suất cơ bản. Nếu bỏ thì xã hội sẽ rối loạn, phải giữ lãi suất cơ bản như hồ nước phải có van an toàn. Không thể bỏ lãi suất cơ bản, bà Thu Ba đề nghị.
Theo Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên - người điều hành phiên thảo luận - thì không phủ nhận quy định về lãi suất của Bộ luật Dân sự, nhưng phải hiểu lãi suất cơ bản không phải chỉ là một loại và một mức mà “xin hiểu là một cụm lãi suất để điều hành”.
Tuy nhiên, Phó chủ tịch cũng đề nghị không nên có quy định riêng về lãi suất cho các giao dịch theo Bộ luật Dân sự.
Tuy nhiên, đề nghị này đã vấp ngay phải sự phản đối của một số vị ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Một số nội dung khác, đặc biệt là quy định về chính sách tiền tệ quốc gia cũng chưa nhận được sự đồng thuận cao.
Quá trình xem xét, góp ý để sửa Luật Ngân hàng, lãi suất cơ bản luôn là vấn đề “nóng” nhất với hai quan điểm trái chiều: giữ và bỏ.
Các ý kiến đồng ý như dự thảo luật là không quy định về lãi suất cơ bản cho rằng Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện điều hành thị trường tiền tệ bằng các công cụ chính sách như: lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn.... Các tổ chức tín dụng sẽ thực hiện chính sách lãi suất thoả thuận theo nguyên tắc thị trường. Khi có diễn biến bất thường trên thị trường tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước sẽ can thiệp bằng cách quy định lãi suất cụ thể để cho các tổ chức tín dụng thực hiện.
Nhiều ý kiến khác yêu cầu tiếp tục sử dụng công cụ lãi suất cơ bản để bảo đảm nguyên tắc Nhà nước quản lý đối với thị trường tiền tệ và làm cơ sở cho việc thực hiện các quy định của Bộ luật Dân sự và các văn bản pháp luật khác.
Theo Chủ nhiệm Hiền, không nên áp dụng thống nhất một loại lãi suất vì hoạt động ngân hàng là hoạt động chính thức của các tổ chức tín dụng được cấp phép hợp pháp, được kiểm soát chặt chẽ. Ngân hàng Nhà nước với tư cách ngân hàng Trung ương sử dụng công cụ chính sách tiền tệ để điều chỉnh lượng tiền trong lưu thông, qua đó chi phối lãi suất của các tổ chức tín dụng nhằm thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia là kiểm soát lạm phát và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.
Do đó, lãi suất do các tổ chức tín dụng công bố tuy là lãi suất được thỏa thuận giữa các bên nhưng nằm trong phạm vi điều tiết của Ngân hàng Nhà nước thông qua lãi suất cho vay. Trong khi đó, hoạt động cho vay trong khu vực dân cư là khu vực vay - mượn nhỏ lẻ, không chính thức, không công khai, khó có sự giám sát chặt chẽ thường xuyên của các cơ quan quản lý, do đó cần thiết phải quy định trần lãi suất riêng để quản lý khu vực này.
Với những phân tích trên, việc sửa đổi các quy định về lãi suất cần bảo đảm các yêu cầu: Ngân hàng Nhà nước sử dụng công cụ lãi suất để điều hành thì trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Các tổ chức tín dụng áp dụng lãi suất thỏa thuận theo nguyên tắc thị trường có sự điều tiết của Ngân hàng Nhà nước.
Trong trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước có quyền can thiệp bằng cách quy định lãi suất cụ thể để tổ chức tín dụng thực hiện. Ngân hàng Nhà nước cũng có trách nhiệm công bố lãi suất làm cơ sở áp dụng cho các giao dịch dân sự theo Bộ luật Dân sự.
Từ yêu cầu này, dự thảo luật quy định lãi suất cơ bản là lãi suất do Ngân hàng Nhà nước công bố bao gồm lãi suất để thực hiện chính sách tiền tệ và lãi suất để áp dụng cho các giao dịch dân sự. Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất tái cấp vốn và các loại lãi suất điều hành khác. Trong trường hợp thị trường có diễn biến bất thường, Ngân hàng Nhà nước quy định cơ chế điều hành lãi suất áp dụng trong quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với nhau và với khách hàng. Ngân hàng Nhà nước cũng công bố lãi suất làm cơ sở áp dụng cho các giao dịch theo Bộ luật Dân sự, trừ hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng.
Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho rằng quy định trên là không công bằng. Đồng tình với ý kiến này, Trưởng ban Dân nguyện Trần Thế Vượng nói: “Nếu cần thiết thì bỏ lãi suất cơ bản và sửa luôn Bộ luật Dân sự” chứ không thể đưa ra “vấn đề mới” như vậy được. Vì tổ chức hay cá nhân cho vay cũng đều là quan hệ dân sự.
Ông Vượng cũng nhấn mạnh quan điểm “thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” khi sửa đổi quy định này. Còn nhiều vấn đề cần nói nhưng thời gian khó khăn quá, vị trưởng ban này “than thở” khi thời gian dành cho thảo luận dự án luật chưa đầy một giờ đồng hồ!
Trong khi đó, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Thu Ba lại cho rằng, không phải vô cớ mà luật dân sự quy định lãi suất cơ bản. Nếu bỏ thì xã hội sẽ rối loạn, phải giữ lãi suất cơ bản như hồ nước phải có van an toàn. Không thể bỏ lãi suất cơ bản, bà Thu Ba đề nghị.
Theo Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên - người điều hành phiên thảo luận - thì không phủ nhận quy định về lãi suất của Bộ luật Dân sự, nhưng phải hiểu lãi suất cơ bản không phải chỉ là một loại và một mức mà “xin hiểu là một cụm lãi suất để điều hành”.
Tuy nhiên, Phó chủ tịch cũng đề nghị không nên có quy định riêng về lãi suất cho các giao dịch theo Bộ luật Dân sự.