Tái cấu trúc kinh tế: Bắt đầu từ đổi mới tư duy?
Các chuyên gia kinh tế bàn cách tái cấu trúc, giải quyết những tồn tại lâu nay trong nền kinh tế
Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân Nguyễn Văn Nam dẫn chứng việc số lượng người tham dự đông hơn số giấy mời phát đi như là một biểu hiện thành công của hội thảo “Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam: Thực trạng và lựa chọn cho giai đoạn 2011-2020” mà Đại học Kinh tế Quốc dân phối hợp với Ủy ban Kinh tế Quốc hội tổ chức ngày 23/6.
Trong khi đó, "những vấn đề đề cập tại đây không khác nhiều so với các hội thảo đã từng được tổ chức, nhưng vẫn là mới, vì những tồn tại lâu nay trong nền kinh tế cơ bản vẫn còn đó, chưa được giải quyết", nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển nói tại hội thảo.
Nền kinh tế nhiều “khuyết tật”
Khoảng 150 chuyên gia kinh tế hàng đầu đến từ các ủy ban của Quốc hội, từ các bộ, ngành, các viện nghiên cứu… tham dự hội thảo đều tỏ ra cơ bản đồng tình với nhận định tại bài phát biểu của Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) Nguyễn Đình Cung.
Hàng loạt những điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam được ông Cung trích ra từ kết quả một công trình nghiên cứu phối hợp với Học viện Cạnh tranh châu Á (thuộc Trường Chính sách công Lý Quang Diệu), cho thấy bức tranh kinh tế Việt Nam hiện chưa thực sự ổn định.
Theo ông Cung, tăng trưởng GDP của Việt Nam đang có dấu hiệu giảm sút, năng suất lao động không thu hẹp so với một số nước trong khu vực, chi phí đầu vào sản xuất đang tăng lên đẩy lợi nhuận giảm, hiệu quả đầu tư thấp…
Trong khi đó, thâm hụt vãng lai, tài khóa lớn khiến dư địa can thiệp của Chính phủ trở nên mong manh hơn. Đồng thời, thâm hụt cán cân thanh toán cao, lạm phát ở mức lớn hơn nhiều nước trong khu vực và kéo dài trong nhiều năm là những điểm yếu của nền kinh tế, chỉ có thể lý giải là do mô hình phát triển.
Đồng tình với những phân tích dựa trên số liệu khoa học của Phó viện trưởng CIEM, nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan “quy hoạch” nền kinh tế với 10 bất cân đối vĩ mô, trong đó ông kể thêm những biểu hiện không cân bằng giữa tăng trưởng và hiệu quả; giữa phát triển và các vấn đề môi trường, an sinh xã hội; giữa thị trường trong và ngoài nước…
Vì thế, vấn đề tái cấu trúc kinh tế được nhiều chuyên gia tham dự hội thảo nêu ra như một giải pháp duy nhất để duy trì tăng trưởng nhanh và ổn định của Việt Nam.
Theo tính toán của ông Cung, quãng thời gian để Việt Nam vượt lên thành nước phát triển có thể phải mất tới 30-40 năm với tốc độ tăng GDP từ 8-10%/năm, đó là một nỗ lực rất lớn, khó có thể thành hiện thực nếu không rốt ráo thực hiện ngay các giải pháp mang tính căn bản, đồng bộ.
“Còn nhiều khuyết tật, bất cập trong mô hình kinh tế hiện nay”, GS.TS Võ Đại Lược tóm lại những gì các đại biểu trước đã trình bày với sự đồng thuận cao, đồng thời nhấn mạnh việc tái cấu trúc nền kinh tế trong thời điểm hiện nay đã đến lúc không thể trì hoãn.
Cần đổi mới tư duy một lần nữa?
Cho dù còn có những bất đồng trong các lựa chọn tăng trưởng theo chiều rộng để giải quyết việc làm; hay tăng trưởng theo chiều sâu để nâng cao hiệu quả nền kinh tế; hay một giải pháp trung hòa kết hợp cả tăng trưởng theo chiều rộng và chiều sâu, nhưng vấn đề đổi mới mô hình tăng trưởng vẫn nhận được sự nhất trí cao của nhiều vị chuyên gia kinh tế tại hội thảo này.
Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan đặt câu hỏi, những bất cập của mô hình kinh tế hiện nay đã rõ, mô hình tới đây đại thể thế nào cũng có thể cơ bản hoạch định được, nhưng vấn đề là phải làm như thế nào?
Câu hỏi này trước đó đã không ít lần được đưa ra tại các hội thảo có chủ đề tương tự, phần nào cho thấy sự “loay hoay” lâu nay trong cách tìm điểm đột phá cho việc tái cấu trúc.
Điểm gợi mở cho nút thắt cũng đến từ quan điểm của ông Vũ Khoan. Ông cho rằng, Việt Nam nên bắt đầu bằng đổi mới tư duy. “Đổi mới năm 1986 cũng bằng cái đó, giờ chắc cũng phải thế. Cái chính là phải quyết tâm, phải vượt qua được chính mình”.
Về điểm này, GS.TS Võ Đại Lược nhấn mạnh thêm rằng, sự đổi mới tư duy của những cán bộ lãnh đạo cấp cao là rất quan trọng, để đưa ra được tín hiệu rõ ràng cho cả hệ thống vận hành cùng theo một hướng.
Trong khi đó, "những vấn đề đề cập tại đây không khác nhiều so với các hội thảo đã từng được tổ chức, nhưng vẫn là mới, vì những tồn tại lâu nay trong nền kinh tế cơ bản vẫn còn đó, chưa được giải quyết", nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển nói tại hội thảo.
Nền kinh tế nhiều “khuyết tật”
Khoảng 150 chuyên gia kinh tế hàng đầu đến từ các ủy ban của Quốc hội, từ các bộ, ngành, các viện nghiên cứu… tham dự hội thảo đều tỏ ra cơ bản đồng tình với nhận định tại bài phát biểu của Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) Nguyễn Đình Cung.
Hàng loạt những điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam được ông Cung trích ra từ kết quả một công trình nghiên cứu phối hợp với Học viện Cạnh tranh châu Á (thuộc Trường Chính sách công Lý Quang Diệu), cho thấy bức tranh kinh tế Việt Nam hiện chưa thực sự ổn định.
Theo ông Cung, tăng trưởng GDP của Việt Nam đang có dấu hiệu giảm sút, năng suất lao động không thu hẹp so với một số nước trong khu vực, chi phí đầu vào sản xuất đang tăng lên đẩy lợi nhuận giảm, hiệu quả đầu tư thấp…
Trong khi đó, thâm hụt vãng lai, tài khóa lớn khiến dư địa can thiệp của Chính phủ trở nên mong manh hơn. Đồng thời, thâm hụt cán cân thanh toán cao, lạm phát ở mức lớn hơn nhiều nước trong khu vực và kéo dài trong nhiều năm là những điểm yếu của nền kinh tế, chỉ có thể lý giải là do mô hình phát triển.
Đồng tình với những phân tích dựa trên số liệu khoa học của Phó viện trưởng CIEM, nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan “quy hoạch” nền kinh tế với 10 bất cân đối vĩ mô, trong đó ông kể thêm những biểu hiện không cân bằng giữa tăng trưởng và hiệu quả; giữa phát triển và các vấn đề môi trường, an sinh xã hội; giữa thị trường trong và ngoài nước…
Vì thế, vấn đề tái cấu trúc kinh tế được nhiều chuyên gia tham dự hội thảo nêu ra như một giải pháp duy nhất để duy trì tăng trưởng nhanh và ổn định của Việt Nam.
Theo tính toán của ông Cung, quãng thời gian để Việt Nam vượt lên thành nước phát triển có thể phải mất tới 30-40 năm với tốc độ tăng GDP từ 8-10%/năm, đó là một nỗ lực rất lớn, khó có thể thành hiện thực nếu không rốt ráo thực hiện ngay các giải pháp mang tính căn bản, đồng bộ.
“Còn nhiều khuyết tật, bất cập trong mô hình kinh tế hiện nay”, GS.TS Võ Đại Lược tóm lại những gì các đại biểu trước đã trình bày với sự đồng thuận cao, đồng thời nhấn mạnh việc tái cấu trúc nền kinh tế trong thời điểm hiện nay đã đến lúc không thể trì hoãn.
Cần đổi mới tư duy một lần nữa?
Cho dù còn có những bất đồng trong các lựa chọn tăng trưởng theo chiều rộng để giải quyết việc làm; hay tăng trưởng theo chiều sâu để nâng cao hiệu quả nền kinh tế; hay một giải pháp trung hòa kết hợp cả tăng trưởng theo chiều rộng và chiều sâu, nhưng vấn đề đổi mới mô hình tăng trưởng vẫn nhận được sự nhất trí cao của nhiều vị chuyên gia kinh tế tại hội thảo này.
Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan đặt câu hỏi, những bất cập của mô hình kinh tế hiện nay đã rõ, mô hình tới đây đại thể thế nào cũng có thể cơ bản hoạch định được, nhưng vấn đề là phải làm như thế nào?
Câu hỏi này trước đó đã không ít lần được đưa ra tại các hội thảo có chủ đề tương tự, phần nào cho thấy sự “loay hoay” lâu nay trong cách tìm điểm đột phá cho việc tái cấu trúc.
Điểm gợi mở cho nút thắt cũng đến từ quan điểm của ông Vũ Khoan. Ông cho rằng, Việt Nam nên bắt đầu bằng đổi mới tư duy. “Đổi mới năm 1986 cũng bằng cái đó, giờ chắc cũng phải thế. Cái chính là phải quyết tâm, phải vượt qua được chính mình”.
Về điểm này, GS.TS Võ Đại Lược nhấn mạnh thêm rằng, sự đổi mới tư duy của những cán bộ lãnh đạo cấp cao là rất quan trọng, để đưa ra được tín hiệu rõ ràng cho cả hệ thống vận hành cùng theo một hướng.