Tăng hơn 1,82 triệu việc làm, thị trường lao động quý 4/2021 có dấu hiệu phục hồi

Anh Nhi
Chia sẻ

Cùng với chính sách thích ứng linh hoạt trong phòng chống dịch để khôi phục kinh tế, thị trường lao động quý 4/2021 bắt đầu có dấu hiệu phục hồi…

Trong quý 4/2021, số lao động bị ảnh hưởng tiêu cực bởi làn sóng dịch Covid-19 đã giảm mạnh.
Trong quý 4/2021, số lao động bị ảnh hưởng tiêu cực bởi làn sóng dịch Covid-19 đã giảm mạnh.

Phát biểu tại họp báo Tình hình lao động việc làm quý 4/2021 và cả năm 2021 ngày 6/1, ông Nguyễn Trung Tiến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết thị trường lao động việc làm quý 4/2021 đã khởi sắc trở lại nhờ những nỗ lực triển khai các giải pháp để xây dựng và thực hiện kế hoạch phục hồi kinh tế sau đại dịch của Chính phủ, các ngành và các địa phương.

LAO ĐỘNG CÓ VIỆC LÀM TĂNG CAO

Cụ thể, trong quý 4/2021, số lao động bị ảnh hưởng tiêu cực bởi làn sóng dịch Covid-19 đã giảm mạnh với 24,7 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập do tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19. Như vậy, so với quý trước, số lao động bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch đã giảm 3,5 triệu người

Trong tổng số hơn 24,7 triệu người bị ảnh hưởng, có 2,3 triệu người bị mất việc, chiếm 9,1%; 12,4 triệu người phải tạm nghỉ/tạm ngừng sản xuất kinh doanh, chiếm 50,1%; 8,8 triệu người bị cắt giảm giờ làm hoặc buộc phải nghĩ giãn việc, nghỉ luân phiên, chiếm 35,7% và 16,9 triệu lao động bị giảm thu nhập, chiếm 68,3%.

Tăng hơn 1,82 triệu việc làm, thị trường lao động quý 4/2021 có dấu hiệu phục hồi - Ảnh 1

Cùng với đó, theo ông Phạm Hoài Nam, Vụ trưởng Vụ Thống kê Dân số và Lao động, do từng bước thích ứng linh hoạt với đại dịch Covid-19 nên trong quý 4/2021, lực lượng lao động có xu hướng phục hồi ngay cả khi số ca nhiễm Covid-19 cả nước vẫn tăng cao.

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên quý 4/2021 là 50,7 triệu người, tăng khoảng 1,7 triệu người so với quý trước và giảm 1,4 triệu người so với cùng kỳ năm trước.

Đặc biệt, sau khi tiêm vaccine mũi 2 bao phủ rộng và nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội, số người có việc làm đã dần tăng trở lại. Lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm trong quý 4/2021 là 49,1 triệu người, tăng 1,82 triệu người so với quý trước nhưng giảm 1,79 triệu người so với cùng kỳ năm trước.

Tăng hơn 1,82 triệu việc làm, thị trường lao động quý 4/2021 có dấu hiệu phục hồi - Ảnh 2

Những năm trước, bình quân mỗi năm nước ta thường có thêm 400-500 nghìn người có việc làm. Tuy nhiên, diễn biến phúc tạp và kéo dài của đại dịch Covid-19 đã làm chệch quy luật tăng của nhiều năm trước đây. Số người có việc làm trong quý 4/2021 không theo xu hướng tăng mà giảm gần 2 triệu người so với cùng kỳ cách đây 2 năm.

“Như vậy, dù có dấu hiệu phục hồi nhưng để quay trở lại trạng thái bình thường như khi chưa có dịch, cần có thêm nhiều nỗ lực và giải pháp quyết liệt hơn nữa”, ông Nam nhận định.

Ngoài ra, theo Tổng cục Thống kê, dù thị trường lao động quý 4/2021 đang phục hồi nhưng chưa thực sự bền vững. Số lao động có việc làm trong quý 4/2021 tăng dần nhưng chủ yếu tăng ở nhóm người có việc làm phi chính thức.

Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức quý 4/2021là 55,1%, tăng 0,6 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 0,9 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. So với quý 3/2021, số lao động có việc làm phi chính thức là 19,4 triệu người, tăng 1,3 triệu người, tương ứng tăng 7,4%; cao gần gấp 2 lần mức tăng của lao động có việc làm.

“Điều này cho thấy sau cơn bão đại dịch, nhiều người lao động đã quay trở lại thị trường và có việc làm nhưng đó phần nhiều là việc làm phi chính thức, với đặc trưng công việc là bấp bênh, thiếu ổn định, thu nhập thấp, không có hợp đồng lao động hoặc có nhưng không được đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, không được chi trả các chế độ phụ cấp và các khoản phúc lợi xã hội khác”, ông Nam nhấn mạnh.

THU NHẬP LAO ĐỘNG ĐƯỢC CẢI THIỆN

Với sự gia tăng số lượng người có việc làm, thu nhập bình quân tháng của người lao động trong quý 4/2021 là 5,3 triệu đồng, tăng 139 nghìn đồng so với quý trước và giảm 624 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, thu nhập bình quân tháng của lao động nam cao gấp 1,4 lần thu nhập bình quân của lao động nữ (6,2 triệu đồng so với 4,4 triệu đồng); thu nhập bình quân của lao động ở khu vực thành thị cao hơn lao động ở khu vực nông thôn 1,3 lần (6,3 triệu đồng so với 4,8 triệu đồng).

Tăng hơn 1,82 triệu việc làm, thị trường lao động quý 4/2021 có dấu hiệu phục hồi - Ảnh 3

So với quý 3/2021, quý đã chứng kiến mức thu nhập thấp nhất chưa từng có trong nhiều năm trở lại đây, sang quý 4/2021 mức thu nhập bình quân của người lao động đã được cải thiện hơn (tăng 139 nghìn đồng/người/tháng).

Tuy nhiên, diễn biến phức tạp, kéo dài của dịch Covid-19 tác động sâu sắc đến đời sống của người lao động, so với cùng kỳ năm 2020 mức thu nhập của người lao động vẫn sụt giảm nghiêm trọng (giảm 624 nghìn đồng/người/tháng).

Cũng theo Tổng cục Thống kê, trong bối cảnh nhiều ngành kinh tế đang trên đà phục hồi, thu nhập của người lao động ở cả ba khu vực kinh tế so với quý trước đều tăng. Trong đó, người lao động làm việc trong khu vực công nghiệp và xây dựng có mức thu nhập bình quân tăng cao nhất, với mức thu nhập là 5,9 triệu đồng/người/tháng, tăng 130 nghìn đồng, tương ứng tăng 2,2% so với quý trước.

Lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có mức thu nhập bình quân là 3,4 triệu đồng, tăng 72 nghìn đồng, tương ứng tăng 2,1%.

Lao động khu vực dịch vụ có mức thu nhập bình quân là 6,3 triệu đồng, tăng 108 nghìn đồng, tương ứng tăng 1,7%.

Tăng hơn 1,82 triệu việc làm, thị trường lao động quý 4/2021 có dấu hiệu phục hồi - Ảnh 4

Cũng theo Tổng cục Thống kê, trong 6 vùng kinh tế, Đông Nam Bộ là vùng có nhiều khởi sắc nhất với mức tăng tương ứng 8% so với quý trước. Ngược lại, lao động tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vẫn đang tiếp tục phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do tác động phức tạp và lan rộng của đại dịch.

Tại Hà Nội, dịch bệnh diễn biến phức tạp trong những tuần cuối quý 4/2021 nên thu nhập của người lao động tăng chậm lại (2,9%) với mức thu nhập 7,2 triệu đồng. So với TP.HCM, lao động ở Hà Nội có tốc độ tăng thu nhập bình quân thấp hơn 4,4 lần (12,7%).

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con