Tham nhũng đất đai đã là thói quen?
Khảo sát của Thanh tra Chính phủ cho thấy, tình trạng tham nhũng trong lĩnh vực đất đai đang diễn ra khá phổ biến trong các cơ quan công quyền
Những nỗ lực đấu tranh phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực đất đai của cơ quan chức năng dường như vẫn chưa mang lại hiệu quả, khi tiêu cực trong lĩnh vực này vẫn ở mức nghiêm trọng với thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn.
Đánh giá trên được Thanh tra Chính phủ đưa ra tại hội nghị đối thoại phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực đất đai giữa Chính phủ Việt Nam với đại diện các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ, tổ chức ngày 25/11.
Nên việc phải có tiền
Thế nhưng, những thông tin, số liệu tổng hợp kết quả khảo sát về tình hình tham nhũng cũng như những lý giải về nguyên nhân dẫn đến thực trạng nhũng nhiễu, tiêu cực của đội ngũ cán bộ mới khiến nhiều người không khỏi giật mình.
Theo số liệu của Thanh tra Chính phủ, trong những năm gần đây, trung bình mỗi năm có trên 100 nghìn vụ việc tranh chấp, phản ánh, tố cáo các sai phạm liên quan đến đất đai (chiếm trên 65% vụ khiếu nại, tố cáo) được người dân phát hiện và gửi đơn đến cơ quan chức năng. Riêng Thanh tra Chính phủ tiếp nhận từ 5.000 – 7.000 đơn khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai mỗi năm.
Còn theo báo cáo sơ bộ mới nhất của 60 tỉnh, thành trên cả nước thì đã phát hiện 190.000 trường hợp vi phạm về đất đai với tổng diện tích đất là 8.000 ha, trong đó sai phạm phổ biến là bán đất trái phép, cấp đất, giao đất trái thẩm quyền.
Theo Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền, một trong những dạng sai phạm cơ bản và gây ra hậu quả rất lớn là sai phạm trong lập quy hoạch đất đai. Thế nhưng, đây lại là sai phạm khó phát hiện và khó đánh giá ngay ban đầu được.
Điển hình sai phạm trong lập quy hoạch các khu công nghiệp, khu chế xuất, làng nghề vào các vùng dân cư tập trung, sử dụng toàn bộ diện tích đất nông nghiệp; quy hoạch đô thị, sinh thái nhưng lại bỏ dở dang.
Trong khi đó, với những quy hoạch nhưng không phát huy được hiệu quả nguồn lực đất đai, kinh tế xã hội nhưng khi phát hiện thì việc điều chỉnh thu hồi đất cũng rất khó khăn, một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng các “quy hoạch treo”.
Ngoài những sai phạm trong việc lập quy hoạch, Thanh tra Chính phủ còn phát hiện nhiều sai phạm trong lập kế hoạch sử dụng đất, trong đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận... trong đó sai phạm về thời gian trao trả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là phổ biến, chiếm 79,6% số hồ sơ có sai phạm.
Đáng chú ý, kết quả khảo sát của Thanh tra Chính phủ tại 3 địa phương là Hà Nội, Tp.HCM và Vĩnh Phúc cho thấy, có đến 51% người dân phải thuê cán bộ địa chính để họ giúp đỡ khi làm các thủ tục về đất đai. Và càng giật mình hơn khi con số mà người dân phải chi cho dịch vụ trung gian trọn gói khi xin cấp giấy chứng nhận mới lên tới 50 triệu đồng.
Còn nếu nhờ hoàn thiện hồ sơ hay đơn giản là chỉ nộp và theo dõi quá trình thụ lý thôi cũng phải chi từ 10 - 15 triệu đồng. Còn nếu nhờ khâu trung gian trong mỗi vụ chuyển nhượng đất đai thì có đến 44% là có thiên hướng nhờ cán bộ công quyền “giúp” với chi phí tối đa lên tới 30 triệu đồng/vụ.
Tham nhũng thành thói quen?
Theo đại diện các cơ quan chức năng, một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng tham nhũng trong đất đai diễn ra phổ biến là do thể chế, chính sách còn nhiều bất cập và thiếu minh bạch.
Bên cạn đó, do ý thức và hiểu biết pháp luật của người dân còn hạn chế, đã tạo điều kiện cho một số đội ngũ cán bộ công chức cố tình nhũng nhiễu, hạch sách để “vòi” tiền khi giải quyết công việc.
Tuy nhiên, theo ông Ayumi Konishi, Giám đốc Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tại Việt Nam, một trong những nguyên nhân khiến tình trạng tham nhũng nói chung và tham nhũng trong đất đai nói riêng ở Việt Nam chưa có dấu hiệu thuyên giảm là do cơ chế lương vẫn quá thấp.
Chính điều này đã khiến cho nỗ lực đấu tranh chống tham nhũng của Chính phủ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi thu nhập thấp sẽ vô tình trở thành động cơ thúc giục cán bộ, công chức tham gia vào các hoạt động mờ ám, tiêu cực về tài chính, đất đai.
Trong khi đó, theo TS. Nguyễn Đình Quyền, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp Quốc hội, hiện đánh giá về thực trạng tham nhũng hiện nay của Chính phủ nhiều khi cũng chưa đồng nhất với Quốc hội và các tổ chức chính trị, xã hội.
Theo ông Quyền, việc Chính phủ đánh giá tham nhũng có chiều hướng giảm là không hoàn toàn chính xác bởi quá trình thẩm tra các báo cáo của Chính phủ cho thấy, tình trạng tham nhũng vẫn ở mức nghiêm trọng, phức tạp và ngày càng tinh vi.
Do đó, mặc dù số liệu về các vụ việc được phát hiện có giảm nhưng điều đó không có nghĩa là tham nhũng giảm bởi giá trị tài sản, tiền bạc, đất đai trong các vụ được phát hiện là rất lớn. Đặc biệt, kết quả lấy ý kiến nhân dân của cơ quan Quốc hội cho thấy, tình trạng tham ô,nhũng nhiễu vẫn diễn ra tràn lan khắp các cơ quan, chính quyền cấp cơ sở.
“Kết quả khảo sát của chúng tôi chỉ ra rằng, đai đa số người dân cho biết khi tiếp xúc với cán bộ để giải quyết công việc đều sẵn sàng đưa hối lộ. Còn đối với cán bộ trả lời nhận tiền cũng là chuyện bình thường, đã trở thành thói quen, thậm chí không có thì cảm thấy thiếu”, ông Quyền cho hay.
Cũng theo ông Quyền, có một nghịch lý là trong báo cáo của Chính phủ về xử lý các vụ việc cho thấy, tham nhũng chủ yếu lại xảy ra ở cấp cơ sở, xã phường... còn cấp Trung ương thì rất ít.
Vị này cho rằng, đây là một kết luận thiếu cơ sở vì suy cho cùng, có rất nhiều dự án, nhiều vấn đề cuối cùng cũng phải trình cấp Trung ương phê duyệt. Nếu như ở dưới có sai phạm thì khi lên Trung ương, nếu không có sự tiếp tay cho tiêu cực của một số cán bộ thì cũng khó mà lọt được.
Đặc biệt, ngay cả khi phát hiện ra thì việc xử lý cán bộ cũng thiếu nghiêm minh. Thậm chí, theo ông Quyền, có nhiều vụ việc đang được cá nhân, tổ chức sai phạm khắc phục hậu quả thì cơ quan chức năng lại ra quyết định đình chỉ điều tra, bất chấp cả quy định của Luật tố tụng hình sự.
Đáp lại những phản biện trên, Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền cho rằng, không phải là Chính phủ tự đề cao thành tích trong phòng chống tham nhũng và vội vàng đánh giá cao những kết quả đạt được.
Thực tế Thủ tướng đang chỉ đạo các cơ quan chức năng xây dựng tiêu chí để đánh giá thực trạng tham nhũng được chính xác và hiệu quả hơn. Về khách quan, Chính phủ vẫn nhìn nhận tham nhũng hiện nay vẫn ở mức nghiêm trọng, phức tạp và thực tế là chưa phải đã ngăn chặn, đẩy lùi được tham nhũng, đặc biệt là trong lĩnh vực đất đai.
Riêng vấn đề kê khai tài sản của cán bộ, công chức dù đã nỗ lực rất lớn song kết quả đạt được chưa như mong muốn là do “vướng” phải điều khoản của Hiến pháp: quyền được bí mật về tài sản cá nhân. Do đó, chỉ khi cần thiết thì tài sản của cá nhân mới phải khai báo, công khai.
Đánh giá trên được Thanh tra Chính phủ đưa ra tại hội nghị đối thoại phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực đất đai giữa Chính phủ Việt Nam với đại diện các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ, tổ chức ngày 25/11.
Nên việc phải có tiền
Thế nhưng, những thông tin, số liệu tổng hợp kết quả khảo sát về tình hình tham nhũng cũng như những lý giải về nguyên nhân dẫn đến thực trạng nhũng nhiễu, tiêu cực của đội ngũ cán bộ mới khiến nhiều người không khỏi giật mình.
Theo số liệu của Thanh tra Chính phủ, trong những năm gần đây, trung bình mỗi năm có trên 100 nghìn vụ việc tranh chấp, phản ánh, tố cáo các sai phạm liên quan đến đất đai (chiếm trên 65% vụ khiếu nại, tố cáo) được người dân phát hiện và gửi đơn đến cơ quan chức năng. Riêng Thanh tra Chính phủ tiếp nhận từ 5.000 – 7.000 đơn khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai mỗi năm.
Còn theo báo cáo sơ bộ mới nhất của 60 tỉnh, thành trên cả nước thì đã phát hiện 190.000 trường hợp vi phạm về đất đai với tổng diện tích đất là 8.000 ha, trong đó sai phạm phổ biến là bán đất trái phép, cấp đất, giao đất trái thẩm quyền.
Theo Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền, một trong những dạng sai phạm cơ bản và gây ra hậu quả rất lớn là sai phạm trong lập quy hoạch đất đai. Thế nhưng, đây lại là sai phạm khó phát hiện và khó đánh giá ngay ban đầu được.
Điển hình sai phạm trong lập quy hoạch các khu công nghiệp, khu chế xuất, làng nghề vào các vùng dân cư tập trung, sử dụng toàn bộ diện tích đất nông nghiệp; quy hoạch đô thị, sinh thái nhưng lại bỏ dở dang.
Trong khi đó, với những quy hoạch nhưng không phát huy được hiệu quả nguồn lực đất đai, kinh tế xã hội nhưng khi phát hiện thì việc điều chỉnh thu hồi đất cũng rất khó khăn, một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng các “quy hoạch treo”.
Ngoài những sai phạm trong việc lập quy hoạch, Thanh tra Chính phủ còn phát hiện nhiều sai phạm trong lập kế hoạch sử dụng đất, trong đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận... trong đó sai phạm về thời gian trao trả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là phổ biến, chiếm 79,6% số hồ sơ có sai phạm.
Đáng chú ý, kết quả khảo sát của Thanh tra Chính phủ tại 3 địa phương là Hà Nội, Tp.HCM và Vĩnh Phúc cho thấy, có đến 51% người dân phải thuê cán bộ địa chính để họ giúp đỡ khi làm các thủ tục về đất đai. Và càng giật mình hơn khi con số mà người dân phải chi cho dịch vụ trung gian trọn gói khi xin cấp giấy chứng nhận mới lên tới 50 triệu đồng.
Còn nếu nhờ hoàn thiện hồ sơ hay đơn giản là chỉ nộp và theo dõi quá trình thụ lý thôi cũng phải chi từ 10 - 15 triệu đồng. Còn nếu nhờ khâu trung gian trong mỗi vụ chuyển nhượng đất đai thì có đến 44% là có thiên hướng nhờ cán bộ công quyền “giúp” với chi phí tối đa lên tới 30 triệu đồng/vụ.
Tham nhũng thành thói quen?
Theo đại diện các cơ quan chức năng, một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng tham nhũng trong đất đai diễn ra phổ biến là do thể chế, chính sách còn nhiều bất cập và thiếu minh bạch.
Bên cạn đó, do ý thức và hiểu biết pháp luật của người dân còn hạn chế, đã tạo điều kiện cho một số đội ngũ cán bộ công chức cố tình nhũng nhiễu, hạch sách để “vòi” tiền khi giải quyết công việc.
Tuy nhiên, theo ông Ayumi Konishi, Giám đốc Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tại Việt Nam, một trong những nguyên nhân khiến tình trạng tham nhũng nói chung và tham nhũng trong đất đai nói riêng ở Việt Nam chưa có dấu hiệu thuyên giảm là do cơ chế lương vẫn quá thấp.
Chính điều này đã khiến cho nỗ lực đấu tranh chống tham nhũng của Chính phủ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi thu nhập thấp sẽ vô tình trở thành động cơ thúc giục cán bộ, công chức tham gia vào các hoạt động mờ ám, tiêu cực về tài chính, đất đai.
Trong khi đó, theo TS. Nguyễn Đình Quyền, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp Quốc hội, hiện đánh giá về thực trạng tham nhũng hiện nay của Chính phủ nhiều khi cũng chưa đồng nhất với Quốc hội và các tổ chức chính trị, xã hội.
Theo ông Quyền, việc Chính phủ đánh giá tham nhũng có chiều hướng giảm là không hoàn toàn chính xác bởi quá trình thẩm tra các báo cáo của Chính phủ cho thấy, tình trạng tham nhũng vẫn ở mức nghiêm trọng, phức tạp và ngày càng tinh vi.
Do đó, mặc dù số liệu về các vụ việc được phát hiện có giảm nhưng điều đó không có nghĩa là tham nhũng giảm bởi giá trị tài sản, tiền bạc, đất đai trong các vụ được phát hiện là rất lớn. Đặc biệt, kết quả lấy ý kiến nhân dân của cơ quan Quốc hội cho thấy, tình trạng tham ô,nhũng nhiễu vẫn diễn ra tràn lan khắp các cơ quan, chính quyền cấp cơ sở.
“Kết quả khảo sát của chúng tôi chỉ ra rằng, đai đa số người dân cho biết khi tiếp xúc với cán bộ để giải quyết công việc đều sẵn sàng đưa hối lộ. Còn đối với cán bộ trả lời nhận tiền cũng là chuyện bình thường, đã trở thành thói quen, thậm chí không có thì cảm thấy thiếu”, ông Quyền cho hay.
Cũng theo ông Quyền, có một nghịch lý là trong báo cáo của Chính phủ về xử lý các vụ việc cho thấy, tham nhũng chủ yếu lại xảy ra ở cấp cơ sở, xã phường... còn cấp Trung ương thì rất ít.
Vị này cho rằng, đây là một kết luận thiếu cơ sở vì suy cho cùng, có rất nhiều dự án, nhiều vấn đề cuối cùng cũng phải trình cấp Trung ương phê duyệt. Nếu như ở dưới có sai phạm thì khi lên Trung ương, nếu không có sự tiếp tay cho tiêu cực của một số cán bộ thì cũng khó mà lọt được.
Đặc biệt, ngay cả khi phát hiện ra thì việc xử lý cán bộ cũng thiếu nghiêm minh. Thậm chí, theo ông Quyền, có nhiều vụ việc đang được cá nhân, tổ chức sai phạm khắc phục hậu quả thì cơ quan chức năng lại ra quyết định đình chỉ điều tra, bất chấp cả quy định của Luật tố tụng hình sự.
Đáp lại những phản biện trên, Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền cho rằng, không phải là Chính phủ tự đề cao thành tích trong phòng chống tham nhũng và vội vàng đánh giá cao những kết quả đạt được.
Thực tế Thủ tướng đang chỉ đạo các cơ quan chức năng xây dựng tiêu chí để đánh giá thực trạng tham nhũng được chính xác và hiệu quả hơn. Về khách quan, Chính phủ vẫn nhìn nhận tham nhũng hiện nay vẫn ở mức nghiêm trọng, phức tạp và thực tế là chưa phải đã ngăn chặn, đẩy lùi được tham nhũng, đặc biệt là trong lĩnh vực đất đai.
Riêng vấn đề kê khai tài sản của cán bộ, công chức dù đã nỗ lực rất lớn song kết quả đạt được chưa như mong muốn là do “vướng” phải điều khoản của Hiến pháp: quyền được bí mật về tài sản cá nhân. Do đó, chỉ khi cần thiết thì tài sản của cá nhân mới phải khai báo, công khai.