Tháng 1 đáng sợ của công nghiệp xe hơi Mỹ
Tháng đầu tiên của năm 2009 có lẽ là tháng tồi tệ nhất của các hãng xe hơi tại Mỹ trong vài ba thập kỷ trở lại đây
Tháng đầu tiên của năm 2009 có lẽ là tháng tồi tệ nhất của các hãng xe hơi tại Mỹ trong vài ba thập kỷ trở lại đây, khi mà doanh số tại thị trường này của các tập đoàn ôtô đồng loạt giảm từ 1/3 tới một nửa.
Những con số này dự báo một năm chông gai nữa của ngành công nghiệp xe hơi thế giới, đồng thời là một dấu hiệu cho thấy suy thoái kinh tế toàn cầu đang diễn biến xấu thêm.
Số liệu thống kê công bố ngày 3/2 cho thấy, doanh số tại Mỹ của General Motors (GM) giảm 49% so với cùng kỳ năm trước, của Ford giảm 40%, của Chrysler giảm 55%.
Doanh số của các hãng xe Nhật cũng giảm mạnh không kém, với doanh số tại Mỹ của Toyota sụt 34%, của Honda mất 28%, và của Nissan tụt 30%.
Hãng Volkswagen tại Mỹ chứng kiến mức sụt giảm 14% doanh số trong tháng, trong khi hãng Hyundai của Hàn Quốc trở thành “điểm sáng” khi báo tăng doanh số 19%. Hãng xe thể thao Subaru cũng có doanh số tăng nhẹ tháng thứ 2 liên tiếp. Doanh số của Mercedes giảm 35,5%.
Tính chung, doanh số thị trường xe hơi Mỹ đã giảm 37% trong tháng 1, đưa mức doanh số của thời kỳ tháng 1/2008-1/2009 về mức 9,57 triệu xe, thấp nhất từ năm 1982 tới nay. Cho tới tận năm ngoái, thị trường xe hơi Mỹ vẫn tiêu thụ bình quân khoảng 17 triệu xe mỗi năm trong vòng cả một thập kỷ.
Sự xuống dốc này đặt ngành công nghiệp xe hơi Mỹ vào một cột mốc lịch sử mới. Từ lâu, Mỹ vẫn là thị trường tiêu thụ xe mới lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, ông Mike DiGiovanni, Giám đốc phân tích thị trường toàn cầu của GM cho hay, trong tháng 1 vừa qua, lượng xe mới bán ra tại Trung Quốc đã vượt Mỹ.
Theo chuyên gia này, trong tháng 1, Trung Quốc tiêu thụ 760.000 xe mới, nâng mức doanh số xe của thời kỳ tháng 1/2008-1/2009 tại nước này lên mức khoảng 10,7 triệu xe, so với mức dưới 10 triệu xe tại Mỹ.
Thị trường tín dụng thắt chặt và suy thoái kinh tế đã sang tháng thứ 14 là những nguyên nhân chính khiến người Mỹ không còn mặn mà với chuyện sắm cho mình một chiếc xe hơi mới.
Bên cạnh đó, việc các hãng cho thuê xe và các công ty cắt giảm việc mua xe số lượng lớn cũng là một nguyên nhân lớn dẫn tới sự lao dốc của doanh số thị trường xe hơi Mỹ.
Hãng Ford cho biết, trong tháng 1 vừa qua, hãng chỉ bán được có 2.000 xe cho các công ty cho thuê xe, so với con số 14.000 xe trong tháng 1/2008. Ford dự báo, doanh số ở hạng mục này của các toàn ngành xe hơi Mỹ đã giảm 65% trong tháng 1.
Riêng GM cho biết, lượng xe mà hãng bán cho các công ty cho thuê xe trong tháng đã giảm 80%.
Sau khi tiếp nhận gói giải cứu gói giải cứu trị giá 17,4 tỷ USD từ Chính phủ Mỹ, GM và Chrysler đang ra sức tiến hành các biện pháp cắt giảm chi phí, giảm lượng hàng tồn kho để vượt qua nguy cơ đổ vỡ.
Việc Chrysler cho các nhà máy của hãng ngừng hoạt động trong hầu hết thời gian của tháng 1 đã cho phép hãng giảm lượng hàng tồn kho khoảng 25.000 xe.
GM và Chrysler còn đang thực hiện chương trình khuyến khích công nhân nghỉ hưu sớm. Tại Chrysler, công nhân có 3 tuần để quyết định xem có nghỉ hưu sớm hay không. Nếu đồng ý, họ sẽ nhận được 50.000 USD tiền mặt và một phiếu mua xe mới trị giá 25.000 USD.
Tại GM, mức hỗ trợ cho công nhân về hưu sớm là 20.000 USD và một phiếu mua xe cũng có trị giá 25.000 USD. Thời gian để cân nhắc là từ nay tới hết tháng 3.
Về phần mình, hãng Ford hiện có tình hình tài chính sáng sủa hơn so với hai đối thủ đồng hương, bất chấp mức thua lỗ kỷ lục 14,6 tỷ USD trong năm 2008.
(Theo AP, Time)
Những con số này dự báo một năm chông gai nữa của ngành công nghiệp xe hơi thế giới, đồng thời là một dấu hiệu cho thấy suy thoái kinh tế toàn cầu đang diễn biến xấu thêm.
Số liệu thống kê công bố ngày 3/2 cho thấy, doanh số tại Mỹ của General Motors (GM) giảm 49% so với cùng kỳ năm trước, của Ford giảm 40%, của Chrysler giảm 55%.
Doanh số của các hãng xe Nhật cũng giảm mạnh không kém, với doanh số tại Mỹ của Toyota sụt 34%, của Honda mất 28%, và của Nissan tụt 30%.
Hãng Volkswagen tại Mỹ chứng kiến mức sụt giảm 14% doanh số trong tháng, trong khi hãng Hyundai của Hàn Quốc trở thành “điểm sáng” khi báo tăng doanh số 19%. Hãng xe thể thao Subaru cũng có doanh số tăng nhẹ tháng thứ 2 liên tiếp. Doanh số của Mercedes giảm 35,5%.
Tính chung, doanh số thị trường xe hơi Mỹ đã giảm 37% trong tháng 1, đưa mức doanh số của thời kỳ tháng 1/2008-1/2009 về mức 9,57 triệu xe, thấp nhất từ năm 1982 tới nay. Cho tới tận năm ngoái, thị trường xe hơi Mỹ vẫn tiêu thụ bình quân khoảng 17 triệu xe mỗi năm trong vòng cả một thập kỷ.
Sự xuống dốc này đặt ngành công nghiệp xe hơi Mỹ vào một cột mốc lịch sử mới. Từ lâu, Mỹ vẫn là thị trường tiêu thụ xe mới lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, ông Mike DiGiovanni, Giám đốc phân tích thị trường toàn cầu của GM cho hay, trong tháng 1 vừa qua, lượng xe mới bán ra tại Trung Quốc đã vượt Mỹ.
Theo chuyên gia này, trong tháng 1, Trung Quốc tiêu thụ 760.000 xe mới, nâng mức doanh số xe của thời kỳ tháng 1/2008-1/2009 tại nước này lên mức khoảng 10,7 triệu xe, so với mức dưới 10 triệu xe tại Mỹ.
Thị trường tín dụng thắt chặt và suy thoái kinh tế đã sang tháng thứ 14 là những nguyên nhân chính khiến người Mỹ không còn mặn mà với chuyện sắm cho mình một chiếc xe hơi mới.
Bên cạnh đó, việc các hãng cho thuê xe và các công ty cắt giảm việc mua xe số lượng lớn cũng là một nguyên nhân lớn dẫn tới sự lao dốc của doanh số thị trường xe hơi Mỹ.
Hãng Ford cho biết, trong tháng 1 vừa qua, hãng chỉ bán được có 2.000 xe cho các công ty cho thuê xe, so với con số 14.000 xe trong tháng 1/2008. Ford dự báo, doanh số ở hạng mục này của các toàn ngành xe hơi Mỹ đã giảm 65% trong tháng 1.
Riêng GM cho biết, lượng xe mà hãng bán cho các công ty cho thuê xe trong tháng đã giảm 80%.
Sau khi tiếp nhận gói giải cứu gói giải cứu trị giá 17,4 tỷ USD từ Chính phủ Mỹ, GM và Chrysler đang ra sức tiến hành các biện pháp cắt giảm chi phí, giảm lượng hàng tồn kho để vượt qua nguy cơ đổ vỡ.
Việc Chrysler cho các nhà máy của hãng ngừng hoạt động trong hầu hết thời gian của tháng 1 đã cho phép hãng giảm lượng hàng tồn kho khoảng 25.000 xe.
GM và Chrysler còn đang thực hiện chương trình khuyến khích công nhân nghỉ hưu sớm. Tại Chrysler, công nhân có 3 tuần để quyết định xem có nghỉ hưu sớm hay không. Nếu đồng ý, họ sẽ nhận được 50.000 USD tiền mặt và một phiếu mua xe mới trị giá 25.000 USD.
Tại GM, mức hỗ trợ cho công nhân về hưu sớm là 20.000 USD và một phiếu mua xe cũng có trị giá 25.000 USD. Thời gian để cân nhắc là từ nay tới hết tháng 3.
Về phần mình, hãng Ford hiện có tình hình tài chính sáng sủa hơn so với hai đối thủ đồng hương, bất chấp mức thua lỗ kỷ lục 14,6 tỷ USD trong năm 2008.
(Theo AP, Time)