Thăng trầm xuất khẩu cao su

Nguyễn Duy Nghĩa
Chia sẻ

Là nước xuất khẩu cao su thứ tư thế giới, song không làm cho cán cân thương mại về cao su đẹp

Cao su là một trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực hiếm hoi của Việt Nam thời bao cấp. Thời hội nhập, cao su vẫn là con bài chủ lực của xuất khẩu nước ta. 

Những năm 2010 - 2012, nhờ mở rộng việc trồng cùng quy trình chăm sóc mới, với 70% diện tích khai thác, cây cao su vẫn giữ được vị thế, cung ứng khoảng 8,1% tổng sản lượng cao su thiên nhiên thế giới, đưa Việt Nam đứng thứ ba thế giới về xuất khẩu cao su, chỉ sau Thái Lan và Indonesia...

Xuất khẩu cao su nhảy vọt trong năm 2006, đạt 1,273 tỷ USD trong khi năm 2005 là 804 triệu USD. Mốc này tạo hai dấu ấn: (1) Lần đầu tiên vượt ngưỡng 1 tỷ USD; (2) Mức tăng kỷ lục là 58,3% so với năm 2005, cao nhất trong tổng số 20 mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Từ đấy xuất khẩu cao su liên tục tăng vượt mốc 2 tỷ USD, lên đỉnh 3 tỷ USD vào năm 211.

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam, năm 2018 mua tới 65,5% tổng kim ngạch xuất khẩu cao su của nước ta; thứ hai là Ấn Độ là 7%, rồi tiếp theo mới là Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ....

Sau khi hết chu kì lấy mủ, thân cây cao su thường làm củi hoặc vứt bỏ. Gỗ cao su thuộc vào nhóm 7, tỷ trọng nhẹ, sức chống kém, dễ bị mục, bị mối tấn công, nên chẳng mấy ai quan tâm. 

Cho đến những năm 2000, khi tiến bộ khoa học được áp dụng xử lý gỗ bằng công nghệ tiên tiến, thì gỗ cao su được để mắt tới. Đồ gỗ làm từ gỗ cao su nay đã bền lại hợp sinh thái cùng độ thẩm mỹ bắt mắt đã nổi lên, trong khi gỗ cao cấp ngày càng hiếm, giá cao, làm ra đồ gỗ giá càng chát. 

Mỗi năm, ngành chế biến gỗ sử dụng khoảng 4,5 - 5 triệu m3 gỗ cao su nguyên liệu, đem lại 1,7-1,8 tỷ USD, chiếm trên 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành đồ gỗ Việt Nam...

Những năm gần đây, sản phẩm từ cao su như dụng cụ y tế, vật dụng thí nghiệm, săm lốp ôtô, ruylô, băng tải... ngày càng dồi dào, chất lượng tiến bộ, xuất khẩu đều tăng. 

Nếu năm 2016 xuất khẩu sản phẩm cao su đạt 482,8 triệu USD tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước (2015); thì cặp số tương tự của năm 2017 là 596,8 triệu USD và 23,6%; 2018 là 711 triệu USD và 19,1%; 6 tháng 2019 là: 333 triệu USD và 8,8%.

Việc xuất khẩu sản phẩm cao su như mũi tên trúng nhiều đích: gia tăng giá trị cao su nguyên liệu - hạn chế nhập khẩu loại tương tự - thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến và công nghiệp phụ trợ nước nhà.

Trong khi hai mặt hàng phụ dính dáng đến cao su ngày càng sáng giá, thì mủ cao su – mặt hàng chính làm nên tên tuổi của ngành cao su, từng được gọi là vàng trắng, lại đang lập cập.

Cao su xuất khẩu của Việt Nam có tới 60% là cao su tự nhiên đã định chuẩn về kỹ thuật và cao su tự nhiên dạng nguyên thủy. Dù cũng được quan tâm đầu tư trong mấy năm gần đây, nhưng với quy mô gia công nhỏ, năng suất khiêm tốn; vì vậy, những mặt hàng thị trường cần, giá cao như cao su ly tâm, SVR 10, 20... thì ít, còn loại SVR 3L giá thấp, thị trường thế giới cần ít, chỉ Trung Quốc có nhu cầu nên nhập khẩu nhiều loại phẩm cấp này. 

Cao su Việt Nam hầu như không có thương hiệu nên luôn phải bán với giá thấp hơn so với các nước khác. Những bất cập đó đã lý giải tình trạng cao su nói chung và phụ thuộc vào thị trường đại lục Trung Quốc nói riêng. 

Xuất khẩu cao su vào thị trường này sau những tháng ngày hoàng kim bắt đầu chững lại. Từ 2015, kim ngạch quay về mốc 1 tỷ USD (2015: 1,5 tỷ USD), ì ạch tới 2017 mới lên lại mốc 2 tỷ USD. Tuy 2018 duy trì mốc đó song thực ra là kim ngạch giảm 7% so với năm 2017 trong khi số lượng tăng 14,5%, tụt xuống thứ 6/9 mặt hàng nhóm nông lâm thủy sản.

Bước vào 2019, tình hình tới chưa thể cải thiện do những biến động về địa chính trị trên toàn cầu; cạnh tranh gay gắt, các rào cản bảo hộ mới xuất hiện. Trên thị trường cao su thế giới cung vẫn vượt cầu, giá thì đỏng đảnh. 

Năm 2011 đạt đỉnh 4.000 USD/tấn, xuống đáy 1.333 USD/tấn vào năm 2016, sau đó dù đã quay đầu tăng rồi đi ngang cho đến nay, song vẫn thấp hơn giá hồi đầu năm 2018. Các yếu tố đó lại tác động đến xuất khẩu cao su 6 tháng 2019, mới đạt 822 triệu USD, khiến dự báo giữ được mốc 2 tỷ USD trong 2019 dè dặt.

Là nước xuất khẩu cao su thứ tư thế giới, song không làm cho cán cân thương mại về cao su đẹp. Năm 2018, khi xuất khẩu cao su và sản phẩm từ cao su được 2,8 tỷ USD thì phải nhập khẩu cao su và sản phẩm cao su gần 2 tỷ USD. Cặp số tương tự của 6 tháng 2019, là xuất khẩu 1,184 tỷ USD và nhập khẩu 996 triệu USD. 

Điều ấy nói lên việc sản xuất và xuất khẩu cao su và sản phẩm từ cao su vẫn chưa nhiều, lôi cuốn khách ngoại và cả với người Việt dù nặng lòng với hàng Việt.

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con