Tồn kho gần 600 nghìn tấn, giá đường “đang rơi tự do”
Hiện lượng đường tồn kho tại các nhà máy đã lên đến 588.700 tấn, cao hơn năm trước 140.590 tấn
Giá đường tại kho các nhà máy sản xuất đã xuống tới mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua, trong khi lượng đường tồn kho tăng 50% so với cùng kỳ năm trước.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa đề nghị Bộ Công Thương cấp phép xuất khẩu 400.000 tấn đường qua biên giới Trung Quốc để giải phóng hàng tồn kho.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính từ đầu vụ mía đường đến cuối tháng 3/2014, các nhà máy đã ép được 12.380.000 tấn mía, sản xuất được 1.174.800 tấn đường.
So với cùng kỳ năm trước, lượng mía ép tăng 391.000 tấn, lượng đường sản xuất tăng 119.710 tấn. Hiện lượng đường tồn kho tại các nhà máy đã lên đến 588.700 tấn, cao hơn năm trước 140.590 tấn.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ước tính sản lượng đường sản xuất năm 2014 đạt 1,6 triệu tấn, lượng đường tiêu thụ trong nước đạt 1,4 triệu tấn. Như vậy, cung đã vượt cầu 200.000 tấn.
Hơn nữa, theo cam kết WTO, sẽ có khoảng hơn 77.000 tấn đường được nhập về trong năm nay, cộng với lượng đường tồn kho từ năm trước và đường nhập lậu theo biên giới Tây Nam thì ước tính số đường dư thừa có thể lên 400.000 tấn.
TS. Hà Hữu Phái, Trưởng Chi nhánh Hiệp hội Mía đường (VSSA) tại Hà Nội cho biết, giá đường vẫn “đang rơi tự do”, đẩy ngành mía đường vào cảnh khốn cùng. Nếu như năm 2011, giá bán sản phẩm tại kho các nhà máy đường ở mức 18-19 nghìn đồng/kg, đến năm 2013 xuống tới mức 14.500 -15.000 đồng/kg đã tưởng là đáy rồi, nhưng vẫn chưa “thê thảm” bằng năm nay.
Giá bán buôn đường kính trắng (đã có thuế VAT) tại nhà máy trong tuần cuối cùng của tháng 3/2014 khoảng 12.300 - 12.800 đồng/kg tại miền Bắc, khoảng 12.000 đồng/kg tại miền Trung và Tây Nguyên, và khoảng 12.500 – 13.000 đồng/kg tại miền Trung và Tây Nguyên.
Giá lậu bán tại các cửa khẩu biên giới phía Nam hiện chỉ còn hơn 11.000 đồng/kg. Trên thế giới, đường từ mức giá khoảng 800 USD/tấn cách đây 3 năm, hiện đã xuống mức 465,9 USD/tấn (tại thị trường London).
Ông Phái cho rằng, cửa “thoát hiểm” lúc này là phải đẩy mạnh xuất khẩu đường sang Trung Quốc. Dù đã được Bộ Công Thương cho phép xuất khẩu 200.000 tấn đường, nhưng VSSA vẫn kiến nghị được xuất khẩu thêm 300.000-400.000 tấn nữa để tận dụng cơ hội nhu cầu của thị trường Trung Quốc đang lớn.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa đề nghị Bộ Công Thương cấp phép xuất khẩu 400.000 tấn đường qua biên giới Trung Quốc để giải phóng hàng tồn kho.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính từ đầu vụ mía đường đến cuối tháng 3/2014, các nhà máy đã ép được 12.380.000 tấn mía, sản xuất được 1.174.800 tấn đường.
So với cùng kỳ năm trước, lượng mía ép tăng 391.000 tấn, lượng đường sản xuất tăng 119.710 tấn. Hiện lượng đường tồn kho tại các nhà máy đã lên đến 588.700 tấn, cao hơn năm trước 140.590 tấn.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ước tính sản lượng đường sản xuất năm 2014 đạt 1,6 triệu tấn, lượng đường tiêu thụ trong nước đạt 1,4 triệu tấn. Như vậy, cung đã vượt cầu 200.000 tấn.
Hơn nữa, theo cam kết WTO, sẽ có khoảng hơn 77.000 tấn đường được nhập về trong năm nay, cộng với lượng đường tồn kho từ năm trước và đường nhập lậu theo biên giới Tây Nam thì ước tính số đường dư thừa có thể lên 400.000 tấn.
TS. Hà Hữu Phái, Trưởng Chi nhánh Hiệp hội Mía đường (VSSA) tại Hà Nội cho biết, giá đường vẫn “đang rơi tự do”, đẩy ngành mía đường vào cảnh khốn cùng. Nếu như năm 2011, giá bán sản phẩm tại kho các nhà máy đường ở mức 18-19 nghìn đồng/kg, đến năm 2013 xuống tới mức 14.500 -15.000 đồng/kg đã tưởng là đáy rồi, nhưng vẫn chưa “thê thảm” bằng năm nay.
Giá bán buôn đường kính trắng (đã có thuế VAT) tại nhà máy trong tuần cuối cùng của tháng 3/2014 khoảng 12.300 - 12.800 đồng/kg tại miền Bắc, khoảng 12.000 đồng/kg tại miền Trung và Tây Nguyên, và khoảng 12.500 – 13.000 đồng/kg tại miền Trung và Tây Nguyên.
Giá lậu bán tại các cửa khẩu biên giới phía Nam hiện chỉ còn hơn 11.000 đồng/kg. Trên thế giới, đường từ mức giá khoảng 800 USD/tấn cách đây 3 năm, hiện đã xuống mức 465,9 USD/tấn (tại thị trường London).
Ông Phái cho rằng, cửa “thoát hiểm” lúc này là phải đẩy mạnh xuất khẩu đường sang Trung Quốc. Dù đã được Bộ Công Thương cho phép xuất khẩu 200.000 tấn đường, nhưng VSSA vẫn kiến nghị được xuất khẩu thêm 300.000-400.000 tấn nữa để tận dụng cơ hội nhu cầu của thị trường Trung Quốc đang lớn.