Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định vai trò của trí thức kiều bào thuộc cộng đồng Pháp ngữ

Diệp Linh
Chia sẻ

Việt Nam là thành viên chủ chốt, có trách nhiệm của cộng đồng Pháp ngữ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương cũng như sự tham gia tích cực, có trách nhiệm của Việt Nam vào các hoạt động của cộng đồng Pháp ngữ nói riêng và cộng đồng quốc tế nói chung...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và các đại biểu dự buổi gặp mặt. Ảnh: Minh Nhật.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và các đại biểu dự buổi gặp mặt. Ảnh: Minh Nhật.

Sáng ngày 5/10, theo giờ địa phương, tại Paris, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có buổi gặp gỡ, trò chuyện thân mật với các chuyên gia, trí thức kiều bào tiêu biểu ở các nước trong cộng đồng khối Pháp ngữ, nhân chuyến công tác dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức tới Pháp.

Buổi gặp diễn ra trong khuôn khổ diễn đàn "Một Việt Nam toàn cầu và Pháp ngữ - One Global Vietnam - La Francophonie 2024" do AVSE Global (Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam Toàn cầu) tổ chức. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gặp gỡ và trao đổi với gần 30 chuyên gia, trí thức kiều bào từ Pháp, Anh, Bỉ, Canada, Luxembourg, và Thụy Sĩ.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trò chuyện thân mật với chuyên gia, trí thức kiều bào tiêu biểu từ các nước thuộc Cộng đồng Pháp ngữ. Ảnh: Minh Nhật.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trò chuyện thân mật với chuyên gia, trí thức kiều bào tiêu biểu từ các nước thuộc Cộng đồng Pháp ngữ. Ảnh: Minh Nhật.

Tại buổi gặp gỡ, gần 30 chuyên gia, trí thức kiều bào từ Pháp, Anh, Bỉ, Canada, Luxembourg, và Thụy Sĩ, đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý báu và đề xuất các ý kiến, gợi ý chính sách về nhiều lĩnh vực như hợp tác đa phương về công nghệ, trí tuệ nhân tạo (AI), sáng lập doanh nghiệp, tăng trưởng và phát triển bền vững, cũng như những thách thức trong phát triển Internet vạn vật (IoT) và ứng dụng công nghệ Blockchain trong y tế và chăm sóc sức khỏe.

TS. Nguyễn Thanh Phương, kiều bào tại Luxembourg, phát biểu.
TS. Nguyễn Thanh Phương, kiều bào tại Luxembourg, phát biểu.

Đối với tiềm năng ứng dụng AI và khoa học dữ liệu, TS. Nguyễn Thanh Phương, kiều bào tại Luxembourg, đã kiến nghị Chính phủ tăng cường hợp tác đa phương với các nước trong cộng đồng Pháp ngữ có điều kiện và nhu cầu tương tự như Việt Nam. Các lĩnh vực hợp tác này có thể bao gồm chẩn đoán y tế, quản lý hồ sơ bệnh án, quản lý nông nghiệp thông minh, dự báo thời tiết và biến đổi khí hậu. Tiến sĩ Phương cũng nhấn mạnh rằng đây là những lĩnh vực mà Việt Nam có thể học hỏi từ các đối tác trong cộng đồng Pháp ngữ.

PGS. Thái Thị Thanh Mai, kiều bào ở Canada.
PGS. Thái Thị Thanh Mai, kiều bào ở Canada.

PGS. Thái Thị Thanh Mai, kiều bào ở Canada, đã chia sẻ về tầm quan trọng của việc Việt Nam chủ động bắt kịp xu thế toàn cầu trong việc chuẩn hóa yêu cầu bộ ba tiêu chuẩn ESG (môi trường, xã hội và quản trị) nhằm đo lường mức độ phát triển bền vững và tác động của doanh nghiệp đến cộng đồng. Bà cũng đề xuất việc tích hợp giáo dục khởi nghiệp vào chương trình giảng dạy, chú trọng đào tạo cho học sinh và sinh viên, nhằm giúp thế hệ trẻ có thể áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn. Đặc biệt, sự phối hợp giữa khối doanh nghiệp và khối đào tạo là vô cùng quan trọng để đảm bảo rằng sinh viên có thể thực hành ngay trong môi trường thực tế.

TS. Nguyễn Thành Long, kiều bào tại Bỉ, phát biểu.
TS. Nguyễn Thành Long, kiều bào tại Bỉ, phát biểu.

Về lĩnh vực phát triển Internet vạn vật (IoT), TS. Nguyễn Thành Long, kiều bào tại Bỉ, nhấn mạnh tiềm năng tăng trưởng của thị trường này tại Việt Nam. Ông dự báo đến năm 2024, doanh thu từ các ứng dụng IoT sẽ đạt 2,7 tỷ USD và tiếp tục tăng trưởng với tốc độ 13,23% hàng năm, với doanh thu ước tính vượt 5 tỷ USD vào năm 2029. IoT sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện hiệu quả sản xuất và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp lớn như ô tô và nông nghiệp.

TS. Võ Cẩm Quy, kiều bào tại Thụy Sĩ, phát biểu.
TS. Võ Cẩm Quy, kiều bào tại Thụy Sĩ, phát biểu.

Đưa ra các giải pháp về ứng dụng Blockchain trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe, TS. Võ Cẩm Quy, kiều bào tại Thụy Sĩ, nhấn mạnh rằng Blockchain có thể giải quyết vấn đề bảo mật, một thách thức lớn trong ngành y tế hiện nay, bởi đây là lĩnh vực ghi nhận tỷ lệ xâm phạm dữ liệu cao nhất, chiếm khoảng 26% các vụ tấn công. TS. Quy cũng chia sẻ về việc Blockchain giúp theo dõi chuỗi cung ứng thuốc, ngăn chặn hàng giả và đảm bảo tính minh bạch trong quá trình phân phối, từ đó nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân.

Buổi gặp diễn ra trong khuôn khổ diễn đàn "Một Việt Nam toàn cầu và Pháp ngữ - One Global Vietnam - La Francophonie 2024" do AVSE Global (Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam Toàn cầu) tổ chức. Ảnh: Minh Nhật.
Buổi gặp diễn ra trong khuôn khổ diễn đàn "Một Việt Nam toàn cầu và Pháp ngữ - One Global Vietnam - La Francophonie 2024" do AVSE Global (Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam Toàn cầu) tổ chức. Ảnh: Minh Nhật.

Lắng nghe các ý kiến của chuyên gia và trí thức kiều bào, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã hoan nghênh và đánh giá cao những đóng góp có trách nhiệm đối với đất nước, nhấn mạnh rằng sự đóng góp của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là đội ngũ trí thức, không chỉ góp phần quan trọng vào sự phát triển của nước sở tại mà còn là nguồn lực quý báu cho quê hương.

Chia sẻ với các đại biểu, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định rằng những thành tựu mà Việt Nam đạt được, bên cạnh sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, còn nhờ vào sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, cũng như sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, trong đó có sự đóng góp quý báu từ cộng đồng người Việt ở nước ngoài.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tặng quà cho Giám đốc Điều hành Tri thức và Dự án tại AVSE Global Đinh Thanh Hương. Ảnh: Minh Nhật.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tặng quà cho Giám đốc Điều hành Tri thức và Dự án tại AVSE Global Đinh Thanh Hương. Ảnh: Minh Nhật.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước bày tỏ sự vui mừng trước tiềm lực của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, trong đó có đội ngũ trí thức đang ngày càng lớn mạnh, khẳng định vai trò quan trọng của cộng đồng nói chung và đội ngũ trí thức nói riêng trong công cuộc hiện thực hóa các mục tiêu phát triển đất nước. Đảng và Nhà nước xác định rõ “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia," kiều bào là vốn quý, là nguồn lực quan trọng của đất nước.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm kêu gọi cộng đồng người Việt ở nước ngoài, đặc biệt là trong Cộng đồng Pháp ngữ, tiếp tục phát huy vai trò cầu nối trong việc xây dựng và thúc đẩy mối quan hệ giữa Việt Nam và các nước, mang lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên. Ông cũng mong rằng các chuyên gia, trí thức kiều bào sẽ mang những thành tựu khoa học tiên tiến của thế giới về Việt Nam, đào tạo ra nhiều nhân tài hơn, đồng thời các doanh nhân và văn nghệ sĩ kiều bào sẽ tiếp tục đưa sản phẩm Việt Nam ra thị trường quốc tế và bảo tồn, phát huy văn hóa tiếng Việt trong không gian Pháp ngữ.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con