TPP, “vị cứu tinh” cho Thủ tướng Abe
TPP mang lại cho ông Abe cơ hội để đập tan những mối nghi ngờ về chương trình phục hồi tăng trưởng mang tên Abenomics
Trong số những đối tượng “thắng lớn” từ việc hoàn tất đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Phải đối mặt với nhiều thách thức lớn trong nước, ông Abe cuối cùng đã nhận được tin tốt.
Theo tờ Wall Street Journal, TPP là một tín hiệu chứng tỏ chương trình chấn hưng tăng trưởng kinh tế mang tên Abenomics do ông Abe khởi xướng vẫn còn sức sống, cho dù gần đây có những ý kiến hoài nghi cho rằng chương trình này đã “chết yểu”.
TPP cũng là một dấu hiệu cho thấy thành công bước đầu trong chiến dịch của ông Abe nhằm thực hiện những cải cách cơ cấu khắc nghiệt và khó khăn vế chính trị nhưng vô cùng cần thiết để đưa nước Nhật ra khỏi sự trì trệ tăng trưởng đã kéo dài hàng thập kỷ.
Trong số 12 quốc gia đàm phán TPP, không một nhà lãnh đạo hay nền kinh tế nào đầu tư vào thỏa thuận này nhiều hơn Thủ tướng Abe và Nhật Bản.
Tầm quan trọng toàn cầu của TPP đã tăng mạnh khi vào năm 2013, ngay ở đầu nhiệm kỳ Thủ tướng, ông Abe bất ngờ tuyên bố Nhật Bản sẽ tham gia đàm phán hiệp định này.
Và thỏa thuận cuối cùng đạt được sau nhiều tháng trời đàm phán cam go một phần là nhờ sự nhượng bộ của ông Abe trong lĩnh vực nông nghiệp - ngành từ lâu là một lực lượng ủng hộ chính cho đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền. Trong đó, vào phút chót, Nhật Bản đã nhất trí mở rộng hơn cánh cửa của thị trường sữa nước này.
TPP còn được đánh giá là phù hợp với mục tiêu chiến lược lớn hơn của ông Abe nhằm củng cố vai trò của Nhật Bản trong thế kỷ 21 là đồng minh chính của Mỹ tại khu vực châu Á. Mỹ và Nhật muốn châu Á trở thành một khu vực lấy mối quan hệ liên minh Washington-Tokyo làm trung tâm, tạo đối trọng với Trung Quốc.
“Lợi ích lớn nhất từ TPP sẽ thuộc về Nhật Bản”, một phân tích từ năm 2012 của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson đã nhận định.
Mấy tháng gần đây là khoảng thời gian khó khăn đối với ông Abe và Abenomics cả về mặt kinh tế và chính trị.
Chính sách kích thích tăng trưởng bằng tiền tệ - một trong “3 mũi tên” của Abenomics - chưa thể tạo ra cho nền kinh tế một động lực tăng trưởng bền vững. Những số liệu gần đây cho thấy có thể kinh tế Nhật đã rơi vào cuộc suy thoái thứ 2 trong vòng 2 năm.
Sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc đang gây hiệu ứng tiêu cực đối với kinh tế Nhật, người tiêu dùng Nhật không muốn chi tiêu, trong khi các doanh nghiệp nước này tỏ ra hoài nghi về lời hứa tương lai tươi sáng mà ông Abe đưa ra.
Trọng tâm của ông Abe trong mấy tháng gần đây là đạo luật mở rộng vai trò của quân đội Nhật. Đạo luật này đã khiến tỷ lệ ủng hộ của ông Abe suy giảm và làm dấy lên những câu hỏi liệu ông đã dịch chuyển trong tâm chính sách từ kinh tế sang chương trình nghị sự chủ nghĩa dân tộc.
Khi ông Abe nỗ lực gạt bỏ những lời chỉ trích như vậy bằng cách công bố một chương trình kích thích kinh tế mới, Abenomics “phiên bản 2.0”, vào cuối tháng 9, những lời xì xào lại nổi lên vì sự thiếu vắng những chi tiết cụ thể của chương trình này.
“Kế hoạch mới khó có khả năng thúc đẩy cải cách và có thể làm gia tăng sự khó hiểu đối với một chương trình lớn, phức tạp vốn đã khiến dư luận trong và ngoài Nhật Bản băn khoăn”, ông Scott Seaman, một chuyên gia về Nhật Bản thuộc công ty nghiên cứu Eurasia Group, nhận xét.
Nhưng TPP mang lại cho ông Abe cơ hội để đập tan những mối nghi ngờ này.
Lâu nay, sự chỉ trích đối với Abenomics chủ yếu nhằm vào việc ông Abe dành quá ít tâm sức cho “mũi tên thứ 3”, cũng là phần quan trọng nhất của chương trình này.
Hai “mũi tên” đầu tiên của Abenomics - là chính sách tiền tệ nới lỏng và kích thích tài khóa - ít nhất cũng đã đem đến cho nền kinh tế Nhật một cú huých ngắn hạn. Trong khi đó, “mũi tên thứ 3” - cải tổ cơ cấu nhằm loại bỏ sự kém hiệu quả của nền kinh tế, tạo tiềm năng tăng trưởng dài hạn - lại di chuyển khá chậm chạp.
Bất chấp những tuyên bố hùng hồn, chương trình cải cách của ông Abe đến nay mới chỉ tạo ra những thay đổi nho nhỏ đối với một vài trong số những thách thức lớn nhất cản trở tăng trưởng - như thị trường lao động trì trệ và tình trạng quan liêu gây khó khăn cho việc thành lập doanh nghiệp.
Trong bối cảnh như vậy, TPP trở thành một ngoại lệ. Ông Abe đã sử dụng tiến trình đàm phán TPP để thúc đẩy các cải cách trong lĩnh vực nông nghiệp vốn bị trì hoãn từ lâu. Những cải cách này sẽ giúp làm giảm sự phụ thuộc của nước Nhật vào ngành nông nghiệp trong nước ngày càng co cụm, già cỗi và được bảo hộ chặt chẽ.
Theo dự báo, ông Abe sẽ không gặp khó khăn gì trong việc đưa TPP được phê chuẩn tại Quốc hội Nhật, nhưng việc Tổng thống Barack Obama đưa hiệp định này qua “cửa ải” Quốc hội Mỹ chắc chắn không phải là công việc dễ dàng. Và khi TPP đi vào thực thi chính thức, những hiệu quả mà nó mang lại phải mất hàng năm mới rõ nét.
Nhưng với những thay đổi mà TPP có thể mang lại, dần dà, Abenomics sẽ có được một di sản là sự thay đổi tích cực, bền lâu đối với kinh tế Nhật Bản.
Theo tờ Wall Street Journal, TPP là một tín hiệu chứng tỏ chương trình chấn hưng tăng trưởng kinh tế mang tên Abenomics do ông Abe khởi xướng vẫn còn sức sống, cho dù gần đây có những ý kiến hoài nghi cho rằng chương trình này đã “chết yểu”.
TPP cũng là một dấu hiệu cho thấy thành công bước đầu trong chiến dịch của ông Abe nhằm thực hiện những cải cách cơ cấu khắc nghiệt và khó khăn vế chính trị nhưng vô cùng cần thiết để đưa nước Nhật ra khỏi sự trì trệ tăng trưởng đã kéo dài hàng thập kỷ.
Trong số 12 quốc gia đàm phán TPP, không một nhà lãnh đạo hay nền kinh tế nào đầu tư vào thỏa thuận này nhiều hơn Thủ tướng Abe và Nhật Bản.
Tầm quan trọng toàn cầu của TPP đã tăng mạnh khi vào năm 2013, ngay ở đầu nhiệm kỳ Thủ tướng, ông Abe bất ngờ tuyên bố Nhật Bản sẽ tham gia đàm phán hiệp định này.
Và thỏa thuận cuối cùng đạt được sau nhiều tháng trời đàm phán cam go một phần là nhờ sự nhượng bộ của ông Abe trong lĩnh vực nông nghiệp - ngành từ lâu là một lực lượng ủng hộ chính cho đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền. Trong đó, vào phút chót, Nhật Bản đã nhất trí mở rộng hơn cánh cửa của thị trường sữa nước này.
TPP còn được đánh giá là phù hợp với mục tiêu chiến lược lớn hơn của ông Abe nhằm củng cố vai trò của Nhật Bản trong thế kỷ 21 là đồng minh chính của Mỹ tại khu vực châu Á. Mỹ và Nhật muốn châu Á trở thành một khu vực lấy mối quan hệ liên minh Washington-Tokyo làm trung tâm, tạo đối trọng với Trung Quốc.
“Lợi ích lớn nhất từ TPP sẽ thuộc về Nhật Bản”, một phân tích từ năm 2012 của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson đã nhận định.
Mấy tháng gần đây là khoảng thời gian khó khăn đối với ông Abe và Abenomics cả về mặt kinh tế và chính trị.
Chính sách kích thích tăng trưởng bằng tiền tệ - một trong “3 mũi tên” của Abenomics - chưa thể tạo ra cho nền kinh tế một động lực tăng trưởng bền vững. Những số liệu gần đây cho thấy có thể kinh tế Nhật đã rơi vào cuộc suy thoái thứ 2 trong vòng 2 năm.
Sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc đang gây hiệu ứng tiêu cực đối với kinh tế Nhật, người tiêu dùng Nhật không muốn chi tiêu, trong khi các doanh nghiệp nước này tỏ ra hoài nghi về lời hứa tương lai tươi sáng mà ông Abe đưa ra.
Trọng tâm của ông Abe trong mấy tháng gần đây là đạo luật mở rộng vai trò của quân đội Nhật. Đạo luật này đã khiến tỷ lệ ủng hộ của ông Abe suy giảm và làm dấy lên những câu hỏi liệu ông đã dịch chuyển trong tâm chính sách từ kinh tế sang chương trình nghị sự chủ nghĩa dân tộc.
Khi ông Abe nỗ lực gạt bỏ những lời chỉ trích như vậy bằng cách công bố một chương trình kích thích kinh tế mới, Abenomics “phiên bản 2.0”, vào cuối tháng 9, những lời xì xào lại nổi lên vì sự thiếu vắng những chi tiết cụ thể của chương trình này.
“Kế hoạch mới khó có khả năng thúc đẩy cải cách và có thể làm gia tăng sự khó hiểu đối với một chương trình lớn, phức tạp vốn đã khiến dư luận trong và ngoài Nhật Bản băn khoăn”, ông Scott Seaman, một chuyên gia về Nhật Bản thuộc công ty nghiên cứu Eurasia Group, nhận xét.
Nhưng TPP mang lại cho ông Abe cơ hội để đập tan những mối nghi ngờ này.
Lâu nay, sự chỉ trích đối với Abenomics chủ yếu nhằm vào việc ông Abe dành quá ít tâm sức cho “mũi tên thứ 3”, cũng là phần quan trọng nhất của chương trình này.
Hai “mũi tên” đầu tiên của Abenomics - là chính sách tiền tệ nới lỏng và kích thích tài khóa - ít nhất cũng đã đem đến cho nền kinh tế Nhật một cú huých ngắn hạn. Trong khi đó, “mũi tên thứ 3” - cải tổ cơ cấu nhằm loại bỏ sự kém hiệu quả của nền kinh tế, tạo tiềm năng tăng trưởng dài hạn - lại di chuyển khá chậm chạp.
Bất chấp những tuyên bố hùng hồn, chương trình cải cách của ông Abe đến nay mới chỉ tạo ra những thay đổi nho nhỏ đối với một vài trong số những thách thức lớn nhất cản trở tăng trưởng - như thị trường lao động trì trệ và tình trạng quan liêu gây khó khăn cho việc thành lập doanh nghiệp.
Trong bối cảnh như vậy, TPP trở thành một ngoại lệ. Ông Abe đã sử dụng tiến trình đàm phán TPP để thúc đẩy các cải cách trong lĩnh vực nông nghiệp vốn bị trì hoãn từ lâu. Những cải cách này sẽ giúp làm giảm sự phụ thuộc của nước Nhật vào ngành nông nghiệp trong nước ngày càng co cụm, già cỗi và được bảo hộ chặt chẽ.
Theo dự báo, ông Abe sẽ không gặp khó khăn gì trong việc đưa TPP được phê chuẩn tại Quốc hội Nhật, nhưng việc Tổng thống Barack Obama đưa hiệp định này qua “cửa ải” Quốc hội Mỹ chắc chắn không phải là công việc dễ dàng. Và khi TPP đi vào thực thi chính thức, những hiệu quả mà nó mang lại phải mất hàng năm mới rõ nét.
Nhưng với những thay đổi mà TPP có thể mang lại, dần dà, Abenomics sẽ có được một di sản là sự thay đổi tích cực, bền lâu đối với kinh tế Nhật Bản.