Triều vừa đàm vừa dọa đánh Hàn
Các cuộc đàm phán giữa hai nước cho đến nay không có nhiều bước tiến
Hôm 23/8, phía Triều Tiên đã triển khai lượng pháo gấp đôi bình
thường đến khu vực biên giới với Hàn Quốc. Ngoài ra, phần lớn tàu ngầm
của Triều Tiên đã được yêu cầu rời khỏi căn cứ để sẵn sàng chiến đấu.
Theo tờ New York Times, đáng chú ý, Triều Tiên vẫn tiếp tục triển khai lực lượng trong khi nước này đang tiếp tục đàm phán với Hàn Quốc về các giải pháp giảm căng thẳng quan hệ hai nước.
Các cuộc đàm phán giữa hai bên đã bước sang ngày thứ ba. Phía Hàn Quốc vẫn không chịu dừng các hoạt động tuyên truyền bằng đài phát thanh suốt dọc biên giới hai nước, với nội dung bao gồm nhiều chỉ trích về hệ thống chính trị cũng như lãnh đạo Triều Tiên.
Nhưng đối với Triều Tiên, hoạt động tuyên truyền này không khác gì gây chiến với họ.
Theo phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, trong quá trình bàn thảo, phía Triều Tiên đã gây sức ép với Hàn Quốc bằng việc triển khai thêm lực lượng quân sự. Ông nói: “Chúng tôi phát hiện ra 70% tàu ngầm của Triều Tiên đã rời khỏi căn cứ. Cách đàm phán của Triều Tiên lúc nào cũng vậy, họ vừa đàm phán, vừa dàn quân để gây sức ép.”
Tuy nhiên, điều bất thường là ở chỗ, số lượng tàu ngầm mà phía Triều Tiên triển khai lần này cao chưa từng có. Hàn Quốc có lý do để lo lắng bởi năm 2010, một tàu ngầm của Hàn Quốc từng bị trúng đạn từ tàu ngầm của Triều Tiên và chìm, 46 thủy thủ mất mạng.
Hôm 24/8, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye khẳng định Hàn Quốc sẽ không lùi bước trong các cuộc đàm phán cũng như hoạt động tuyên truyền tại khu vực biên giới, trừ khi Triều Tiên xin lỗi về các hành động gây hấn thời gian gần đây.
Tổng thống Hàn Quốc tuyên bố: “Để ngăn chặn các hành vi gây hấn và căng thẳng tái diễn, chúng tôi cần một lời xin lỗi rõ ràng, công khai từ phía Triều Tiên, họ cũng cần phải cam kết sẽ không tiếp tục gây căng thẳng”.
Thứ Năm tuần trước, quân đội Hàn Quốc và Triều Tiên đã đấu pháo. Dù không có thương vong nhưng vụ đụng độ này được cho là căng thẳng nhất trong 5 năm gần đây.
Một ngày sau khi đấu pháo với Triều Tiên, Chính phủ Hàn Quốc đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền dọc biên giới.
Theo tờ New York Times, đáng chú ý, Triều Tiên vẫn tiếp tục triển khai lực lượng trong khi nước này đang tiếp tục đàm phán với Hàn Quốc về các giải pháp giảm căng thẳng quan hệ hai nước.
Các cuộc đàm phán giữa hai bên đã bước sang ngày thứ ba. Phía Hàn Quốc vẫn không chịu dừng các hoạt động tuyên truyền bằng đài phát thanh suốt dọc biên giới hai nước, với nội dung bao gồm nhiều chỉ trích về hệ thống chính trị cũng như lãnh đạo Triều Tiên.
Nhưng đối với Triều Tiên, hoạt động tuyên truyền này không khác gì gây chiến với họ.
Theo phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, trong quá trình bàn thảo, phía Triều Tiên đã gây sức ép với Hàn Quốc bằng việc triển khai thêm lực lượng quân sự. Ông nói: “Chúng tôi phát hiện ra 70% tàu ngầm của Triều Tiên đã rời khỏi căn cứ. Cách đàm phán của Triều Tiên lúc nào cũng vậy, họ vừa đàm phán, vừa dàn quân để gây sức ép.”
Tuy nhiên, điều bất thường là ở chỗ, số lượng tàu ngầm mà phía Triều Tiên triển khai lần này cao chưa từng có. Hàn Quốc có lý do để lo lắng bởi năm 2010, một tàu ngầm của Hàn Quốc từng bị trúng đạn từ tàu ngầm của Triều Tiên và chìm, 46 thủy thủ mất mạng.
Hôm 24/8, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye khẳng định Hàn Quốc sẽ không lùi bước trong các cuộc đàm phán cũng như hoạt động tuyên truyền tại khu vực biên giới, trừ khi Triều Tiên xin lỗi về các hành động gây hấn thời gian gần đây.
Tổng thống Hàn Quốc tuyên bố: “Để ngăn chặn các hành vi gây hấn và căng thẳng tái diễn, chúng tôi cần một lời xin lỗi rõ ràng, công khai từ phía Triều Tiên, họ cũng cần phải cam kết sẽ không tiếp tục gây căng thẳng”.
Thứ Năm tuần trước, quân đội Hàn Quốc và Triều Tiên đã đấu pháo. Dù không có thương vong nhưng vụ đụng độ này được cho là căng thẳng nhất trong 5 năm gần đây.
Một ngày sau khi đấu pháo với Triều Tiên, Chính phủ Hàn Quốc đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền dọc biên giới.