Trung Quốc ra sức “PR” trước thềm phán quyết vụ kiện biển Đông
Cho dù tuyên bố sẽ làm ngơ trước phán quyết trong vụ kiện này, Bắc Kinh đang đẩy mạnh các nỗ lực “PR” trên trường quốc tế
Tuy nói là “không quan tâm” đến phán quyết mà tòa án trọng tài sắp đưa ra trong vụ Philippines kiện Trung Quốc về biển Đông, Bắc Kinh đang ra sức thực hiện các nỗ lực “PR” (truyền thông) để bày tỏ quan điểm của mình - hãng tin Reuters cho hay.
Tòa án Thường trực Trọng tài (PCA) ở The Hague, Hà Lan mới đây tuyên bố sẽ ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông vào ngày 12/7 tới.
“Chúng tôi không biết, chúng tôi không quan tâm về việc khi nào thì phán quyết được đưa ra, vì cho dù tòa án này có ra quyết định như thế nào, thì chúng tôi cũng cho rằng quyết định đó là hoàn toàn sai”, đại sứ Trung Quốc tại Anh Liu Xiaoming mới đây nói với Reuters tại London.
Ông Liu nói, phán quyết này sẽ “không có ảnh hưởng gì đến Trung Quốc, đến chủ quyền của Trung Quốc đối với các đá và đảo trên biển Đông. Và phán quyết sẽ tạo ra một ví dụ rất nghiêm trọng, xấu và sai lầm. Chúng tôi sẽ không đấu tại tòa trong vụ này, nhưng chắc chắn chúng tôi sẽ chiến đấu vì chủ quyền của mình”.
Reuters nhận định, kế hoạch của Bắc Kinh về phớt lờ phán quyết của tòa án trong vụ kiện trên không chỉ là sự phủ nhận đối với trật tự luật pháp quốc tế mà còn là một thách thức trực tiếp đối với Mỹ, nước vốn xem Trung Quốc bồi lấp đảo nhân tạo trên biển Đông là một nguy cơ đối với ổn định trong khu vực.
Đại sứ Liu nói các quốc gia khác tuyên bố chủ quyền trên biển Đông dám thách thức Trung Quốc là bởi họ nghĩ rằng Mỹ đứng về phía họ. “Có thể họ nghĩ rằng Mỹ đứng sau họ và họ có thể đạt được thỏa thuận tốt hơn với Trung Quốc. Bởi vậy mà tôi rất nghi ngờ về động cơ của Mỹ”, ông Liu phát biểu.
Nhưng cho dù tuyên bố sẽ làm ngơ trước phán quyết trong vụ kiện này, Bắc Kinh đang đẩy mạnh các nỗ lực "PR" trên trường quốc tế. Bắc Kinh đã tổ chức hàng loạt cuộc họp với các nhà ngoại giao và nhà báo, đồng thời bày tỏ quan điểm thông qua một loạt bài báo trên khắp thế giới.
“Manila không có chân để đứng”, một bài báo trong ấn phẩm đầu tiên của tờ China Daily ở New Zealand viết.
Các nhà ngoại giao châu Á và phương Tây cho biết các nhà ngoại giao Trung Quốc liên tục đưa ra vấn đề vụ kiện biển Đông trong thời gian gần đây, ở tất cả các cấp.
“Việc này diễn ra liên tục. Chúng tôi chưa từng chứng kiến điều gì như thế này trong nhiều năm”, một nhà ngoại giao phương Tây đang công tác tại châu Á cho hay.
Trung Quốc nói hơn 40 quốc gia ủng hộ lập trường của nước này rằng tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông cần được giải quyết thông qua đàm phán song phương, thay vì nhờ đến trọng tài quốc tế. Tuy nhiên, trên thực tế, đến nay chỉ một số ít quốc gia lên tiếng ủng hộ lập trường này của Trung Quốc.
Trước ngày tòa án ra phán quyết, Anh, Australia và Nhật Bản là một vài trong số những nước đã lên tiếng cùng với Mỹ nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do hàng hải và tôn trọng quy định của pháp luật.
Giới chức Mỹ cũng đã kêu gọi các nước Đông Nam Á hợp thành một mặt trận thống nhất trong vấn đề biển Đông.
Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) và Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố phán quyết phải được tuân thủ, bất chấp sự phản đối của Trung Quốc.
Các chuyên gia về pháp luật nói, về mặt kỹ thuật, phán quyết của tòa án ở The Hague về vụ kiện biển Đông là ràng buộc, nhưng hiện chưa có một cơ quan nào giữ vai trò giám sát việc thực thi các phán quyết theo Công ước quốc tế của Liên hiệp quốc về Luật Biển (UNCLOS).
Giới chức trong khu vực hiện đang lo ngại rằng cho dù tòa án ra phán quyết như thế nào, thì Bắc Kinh có thể cũng sẽ có thêm động thái mới trên biển Đông nhằm thể hiện sự cứng rắn hơn nữa trong các tuyên bố chủ quyền.
Tòa án Thường trực Trọng tài (PCA) ở The Hague, Hà Lan mới đây tuyên bố sẽ ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông vào ngày 12/7 tới.
“Chúng tôi không biết, chúng tôi không quan tâm về việc khi nào thì phán quyết được đưa ra, vì cho dù tòa án này có ra quyết định như thế nào, thì chúng tôi cũng cho rằng quyết định đó là hoàn toàn sai”, đại sứ Trung Quốc tại Anh Liu Xiaoming mới đây nói với Reuters tại London.
Ông Liu nói, phán quyết này sẽ “không có ảnh hưởng gì đến Trung Quốc, đến chủ quyền của Trung Quốc đối với các đá và đảo trên biển Đông. Và phán quyết sẽ tạo ra một ví dụ rất nghiêm trọng, xấu và sai lầm. Chúng tôi sẽ không đấu tại tòa trong vụ này, nhưng chắc chắn chúng tôi sẽ chiến đấu vì chủ quyền của mình”.
Reuters nhận định, kế hoạch của Bắc Kinh về phớt lờ phán quyết của tòa án trong vụ kiện trên không chỉ là sự phủ nhận đối với trật tự luật pháp quốc tế mà còn là một thách thức trực tiếp đối với Mỹ, nước vốn xem Trung Quốc bồi lấp đảo nhân tạo trên biển Đông là một nguy cơ đối với ổn định trong khu vực.
Đại sứ Liu nói các quốc gia khác tuyên bố chủ quyền trên biển Đông dám thách thức Trung Quốc là bởi họ nghĩ rằng Mỹ đứng về phía họ. “Có thể họ nghĩ rằng Mỹ đứng sau họ và họ có thể đạt được thỏa thuận tốt hơn với Trung Quốc. Bởi vậy mà tôi rất nghi ngờ về động cơ của Mỹ”, ông Liu phát biểu.
Nhưng cho dù tuyên bố sẽ làm ngơ trước phán quyết trong vụ kiện này, Bắc Kinh đang đẩy mạnh các nỗ lực "PR" trên trường quốc tế. Bắc Kinh đã tổ chức hàng loạt cuộc họp với các nhà ngoại giao và nhà báo, đồng thời bày tỏ quan điểm thông qua một loạt bài báo trên khắp thế giới.
“Manila không có chân để đứng”, một bài báo trong ấn phẩm đầu tiên của tờ China Daily ở New Zealand viết.
Các nhà ngoại giao châu Á và phương Tây cho biết các nhà ngoại giao Trung Quốc liên tục đưa ra vấn đề vụ kiện biển Đông trong thời gian gần đây, ở tất cả các cấp.
“Việc này diễn ra liên tục. Chúng tôi chưa từng chứng kiến điều gì như thế này trong nhiều năm”, một nhà ngoại giao phương Tây đang công tác tại châu Á cho hay.
Trung Quốc nói hơn 40 quốc gia ủng hộ lập trường của nước này rằng tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông cần được giải quyết thông qua đàm phán song phương, thay vì nhờ đến trọng tài quốc tế. Tuy nhiên, trên thực tế, đến nay chỉ một số ít quốc gia lên tiếng ủng hộ lập trường này của Trung Quốc.
Trước ngày tòa án ra phán quyết, Anh, Australia và Nhật Bản là một vài trong số những nước đã lên tiếng cùng với Mỹ nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do hàng hải và tôn trọng quy định của pháp luật.
Giới chức Mỹ cũng đã kêu gọi các nước Đông Nam Á hợp thành một mặt trận thống nhất trong vấn đề biển Đông.
Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) và Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố phán quyết phải được tuân thủ, bất chấp sự phản đối của Trung Quốc.
Các chuyên gia về pháp luật nói, về mặt kỹ thuật, phán quyết của tòa án ở The Hague về vụ kiện biển Đông là ràng buộc, nhưng hiện chưa có một cơ quan nào giữ vai trò giám sát việc thực thi các phán quyết theo Công ước quốc tế của Liên hiệp quốc về Luật Biển (UNCLOS).
Giới chức trong khu vực hiện đang lo ngại rằng cho dù tòa án ra phán quyết như thế nào, thì Bắc Kinh có thể cũng sẽ có thêm động thái mới trên biển Đông nhằm thể hiện sự cứng rắn hơn nữa trong các tuyên bố chủ quyền.