Trung Quốc vẫn là thị trường thiết yếu với nhiều nhà sản xuất chip Hoa Kỳ

Sơn Trần
Chia sẻ

Bất chấp những hạn chế ngày càng tăng, một số gã khổng lồ chip Hoa Kỳ như Intel, Broadcom, Qualcomm và Marvell Technology ghi nhận mức doanh thu từ thị trường Trung Quốc lớn hơn nội địa…

Một số nhà sản xuất chip Hoa Kỳ cam kết phục vụ thị trường Trung Quốc rộng lớn.
Một số nhà sản xuất chip Hoa Kỳ cam kết phục vụ thị trường Trung Quốc rộng lớn.

Trung Quốc là thị trường thiết yếu đối với hầu hết nhà sản xuất chip Hoa Kỳ, bất chấp nỗ lực của Washington nhằm hạn chế doanh số bán chip cho đất nước tỷ dân. Trong khi đó, Bắc Kinh đang tích cực đẩy mạnh khả năng tự cung tự cấp trong lĩnh vực chất bán dẫn, theo CNBC.

Từ tháng 10/2022, Hoa Kỳ thông qua loạt biện pháp kiểm soát xuất khẩu nhằm hạn chế Trung Quốc tiếp cận công nghệ chip tiên tiến, đặc biệt là những công nghệ sử dụng trong ứng dụng AI.

"Lệnh cấm bán chip AI tiên tiến cho Trung Quốc được thiết kế đặc biệt, cho phép hầu hết công ty công nghệ Hoa Kỳ vẫn có thể bán một số loại chip cho khách hàng Trung Quốc", tác giả cuốn "Chip War" Chris Miller bày tỏ nhận định.

THỊ TRƯỜNG LỚN NHẤT THẾ GIỚI

Được sử dụng trong nhiều sản phẩm từ điện thoại thông minh cho đến xe điện, chất bán dẫn trở thành mối quan tâm, ưu tiên hàng đầu của các chính phủ. Theo dữ liệu từ công ty tư vấn công nghệ Omdia, Trung Quốc tiêu thụ gần 50% sản lượng chất bán dẫn toàn cầu bởi đây là thị trường lắp ráp thiết bị tiêu dùng lớn nhất thế giới.

Các nhà sản xuất chip Hoa Kỳ, vốn đang dẫn đầu về công nghệ so với nhiều đối thủ cạnh tranh từ Trung Quốc, có thể khai thác lợi thế này khi lệnh hạn chế xuất khẩu của Hoa Kỳ tập trung vào một số sản phẩm cụ thể.

Nhà phân tích công nghệ, truyền thông và viễn thông hàng đầu tại Nasdaq IR Intelligence, William B. Bailey cho biết "vẫn còn rất nhiều chip 'cao cấp' có thể xuất kho, sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp chip có trụ sở tại Hoa Kỳ chiếm lợi thế thống trị, dẫn đầu".

ĐIỀU HƯỚNG HẠN CHẾ XUẤT KHẨU

Ngay cả những công ty có phần lớn hoạt động kinh doanh tại Hoa Kỳ, như Micron Technology, AMD và Nvidia, đều cố gắng phục vụ khách hàng Trung Quốc ngay cả khi phải đối mặt với nhiều biện pháp kiểm soát xuất khẩu.

Đối diện với làn sóng hạn chế đầu tiên có hiệu lực vào cuối năm 2022, Nvidia và Intel đã thiết kế phiên bản sửa đổi của sản phẩm chip AI cho thị trường Trung Quốc.

Một năm sau, Hoa Kỳ cập nhật quy tắc xuất khẩu để giải quyết lỗ hổng này. Tuy nhiên, ngay sau đó, có thông tin cho rằng Nvidia đang nghiên cứu con chip mới sản xuất riêng cho Trung Quốc.

Trong khi đó, nhờ giấy phép xuất khẩu do chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump phê duyệt, Intel được cho là đang tiếp tục bán chip máy tính xách tay trị giá hàng trăm triệu USD cho công ty viễn thông Huawei, vốn đang nằm trong danh sách trừng phạt của Hoa Kỳ. Công ty từ chối bình luận về kế hoạch trong tương lai với thị trường tỷ dân.

Nhiều nguồn tin cho biết, AMD cũng thiết kế chip AI cho riêng Trung Quốc, tuy nhiên công ty cần tiếp tục nỗ lực xin giấy phép xuất khẩu, sau khi không nhận được sự đồng ý từ cơ quan quản lý Hoa Kỳ vào tháng trước.

Các Giám đốc Điều hành Intel, Qualcomm và Nvidia, được cho là thành viên của một nhóm có kế hoạch vận động Washington chống lại một số lệnh hạn chế chip từ tháng 7 năm ngoái.

Bên cạnh đó, những công ty trên đều là thành viên của Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn, tổ chức thương mại bán dẫn lớn nhất Hoa Kỳ, đồng thời đưa ra tuyên bố yêu cầu giảm bớt căng thẳng và ngừng các biện pháp trừng phạt tiếp theo bởi tầm quan trọng từ thị trường Trung Quốc đối với công ty chip nội địa.

Giữa lập trường chính sách cứng rắn của Hoa Kỳ, Trung Quốc cũng đáp trả tương xứng. Tháng 5 năm ngoái, chip do Micron sản xuất chính thức bị cấm khỏi toàn bộ cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng ở Trung Quốc, sau khi Cục Quản lý Không gian mạng quốc gia đánh giá sản phẩm gây “rủi ro an ninh nghiêm trọng".

Cơ sở lắp ráp và sản xuất mới của Micron đặt tại Tây An, Trung Quốc.
Cơ sở lắp ráp và sản xuất mới của Micron đặt tại Tây An, Trung Quốc.

Hiện tại, Micron đang xây dựng cơ sở lắp ráp và sản xuất thử nghiệm mới tại Tây An, Trung Quốc, đây "vẫn là thị trường quan trọng đối với Micron và ngành công nghiệp bán dẫn", phát ngôn viên công ty khẳng định. Việc sản xuất dự kiến sẽ bắt đầu vào nửa cuối năm 2025.

NỖI LO THỊ PHẦN

Trung Quốc đã và đang nỗ lực tự chủ bằng cách thúc đẩy đầu tư ngành công nghiệp bán dẫn trong nước, đáp trả lệnh hạn chế tiếp cận công nghệ tiên tiến từ một số quốc gia như Hoa Kỳ hay Hà Lan.

Mới đây, Bắc Kinh tung gói trợ cấp hàng tỷ nhân dân tệ cho nhiều công ty chip nội địa nhằm sớm đạt tham vọng.

Theo kết quả phân tích điện thoại thông minh Mate 60 Pro của Huawei, TechInsights tiết lộ con chip tiên tiến trong sản phẩm được sản xuất bởi gã khổng lồ SMIC. Chiếc smartphone được cho là có trang bị kết nối 5G – mạng di động nằm trong lệnh trừng phạt ngăn Huawei tiếp cận công nghệ tiên tiến từ Hoa Kỳ.

Chính phủ Trung Quốc "ngày càng chú trọng" thuyết phục doanh nghiệp sử dụng chip sản xuất trong nước, tác giả cuốn “Chip War” nhận định. "Trừ khi các công ty nước ngoài có lợi thế công nghệ đáng kể so với doanh nghiệp trong nước, nếu không họ sẽ mất thị phần".

Tuy nhiên, ông Phelix Lee, nhà phân tích cổ phiếu tại Morningstar, cho biết họ không mong đợi "cuộc đại tu chuỗi cung ứng" xảy ra ngay cả khi doanh nghiệp Trung Quốc có thể đổi mới các loại chip truyền thống từ thiết bị gia dụng cho đến thiết bị y tế.

Theo ông Brady Wang, Phó Giám đốc Counterpoint Research, trong phân khúc thị trường GPU AI, một số công ty như Nvidia và Intel ước tính sẽ tiếp tục dẫn đầu về công nghệ trong khoảng ba đến năm năm nữa so với đối thủ Trung Quốc.

"Chúng tôi tin Trung Quốc có thể xây dựng chuỗi cung ứng GPU địa phương cho các phân khúc thị trường cụ thể, tuy nhiên số lượng sẽ hạn chế và tốn chi phí hơn nhiều", ông nói thêm.

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con