Trưởng ban Tổ chức Trung ương nêu cách tìm 23 nghìn tỷ cho Long Thành
Cơ chế đặc biệt cho giải phóng mặt bằng và tiết kiệm chi thường xuyên trên phạm vi cả nước
Giơ biển tranh luận khi Quốc hội thảo luận về việc tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành dự án thành phần để triển khai dự án sân bay Long Thành chiều 8/6, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính nêu hai giải pháp về nguồn vốn.
Mới bố trí được 5 nghìn tỷ đồng mà cần đến 23 nghìn tỷ thì số còn thiếu lấy ở đâu là vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm ngay từ khi thảo luận tại tổ về dự án nói trên.
Ông Phạm Minh Chính đề nghị nghiên cứu hai giải pháp có tính khả thi. Một là xin cơ chế đặc biệt cho giải phóng mặt bằng sân bay Long Thành, và hai là tiết kiệm chi thường xuyên trên phạm vi cả nước.
Ông Chính phân tích, hai năm nay biên chế tăng, dẫn đến tăng chi tiêu thường xuyên. Năm 2016, con số tuyệt đối tăng trên 50 nghìn tỷ so với 2015, và năm 2017 tăng hơn 100 nghìn tỷ so với 2016. Năm 2017, chỉ cần tiết kiệm 1% thì có trên 10 nghìn tỷ và năm 2018 cũng tiết kiệm bằng đó thì có thêm trên 10 nghìn tỷ nữa.
Như thế, thì sẽ có trên 23 nghìn tỷ đồng - số tiền đủ cho dự án giải phóng mặt bằng.
Nếu cùng nhau giảm biên chế, giảm đầu mối thì đủ nguồn vốn này, ông Phạm Minh Chính gợi ý.
“Gợi ý của đại biểu Phạm Minh Chính rất cần xem xét”, đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) phát biểu.
Trước đó, đại biểu Trần Thị Phương Hoa (Hà Nội) phân tích, nếu như trên 23 nghìn tỷ đều phải dùng ngân sách thì liệu có đảm bảo không gây tác động xấu đến nợ công hay không?
Bộ Giao thông Vận tải giải trình là có thể dùng ngân sách dự phòng, nhưng theo đại biểu Lê Thanh Vân thì nguồn này chỉ nên dùng cho công trình cấp bách.
Mới bố trí được 5 nghìn tỷ đồng mà cần đến 23 nghìn tỷ thì số còn thiếu lấy ở đâu là vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm ngay từ khi thảo luận tại tổ về dự án nói trên.
Ông Phạm Minh Chính đề nghị nghiên cứu hai giải pháp có tính khả thi. Một là xin cơ chế đặc biệt cho giải phóng mặt bằng sân bay Long Thành, và hai là tiết kiệm chi thường xuyên trên phạm vi cả nước.
Ông Chính phân tích, hai năm nay biên chế tăng, dẫn đến tăng chi tiêu thường xuyên. Năm 2016, con số tuyệt đối tăng trên 50 nghìn tỷ so với 2015, và năm 2017 tăng hơn 100 nghìn tỷ so với 2016. Năm 2017, chỉ cần tiết kiệm 1% thì có trên 10 nghìn tỷ và năm 2018 cũng tiết kiệm bằng đó thì có thêm trên 10 nghìn tỷ nữa.
Như thế, thì sẽ có trên 23 nghìn tỷ đồng - số tiền đủ cho dự án giải phóng mặt bằng.
Nếu cùng nhau giảm biên chế, giảm đầu mối thì đủ nguồn vốn này, ông Phạm Minh Chính gợi ý.
“Gợi ý của đại biểu Phạm Minh Chính rất cần xem xét”, đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) phát biểu.
Trước đó, đại biểu Trần Thị Phương Hoa (Hà Nội) phân tích, nếu như trên 23 nghìn tỷ đều phải dùng ngân sách thì liệu có đảm bảo không gây tác động xấu đến nợ công hay không?
Bộ Giao thông Vận tải giải trình là có thể dùng ngân sách dự phòng, nhưng theo đại biểu Lê Thanh Vân thì nguồn này chỉ nên dùng cho công trình cấp bách.