Tự doanh bất ngờ xả hàng cực mạnh cùng khối ngoại, dòng tiền cá nhân nỗ lực gom
Tự doanh bán ròng 735.7 tỷ đồng trong phiên cuối tuần cùng với khối ngoại xả ròng 1036.5 tỷ. Trong khi đó nhà đầu tư cá nhân mua ròng khớp lệnh tới 1862.6 tỷ đồng...
Một tuần quá nhiều sự kiện diễn ra nhưng VN-Index vẫn bám trụ rất chắc không có biến động lớn như lo ngại. Chỉ số giằng co lên xuống suốt phiên nhưng đóng cửa chỉ giảm nhẹ 0,28 điểm giữ nguyên ở vùng giá 1.282 điểm, thành công ngoài mong đợi. Độ rộng dù vậy vẫn rất xấu với 234 mã giảm điểm trên 185 mã tăng.
Trong đó công nghệ thông tin tiếp tục là nhóm ngành dẫn dắt chính với mức tăng 1,98% với FPT tăng 2,1%. Nhóm hóa chất hôm nay cũng tăng 0,98%, Bán lẻ tăng 0,30% đặc biệt bán buôn tăng 2% với một số mã rất khá như PLX 2,42%; DGW tăng 1,43%; VFG tăng 6,18%; SMC và TLH kịch trần.
Đi cùng đó là top các cổ phiếu duy trì độ bền vững cho thị trường gồm LPB kéo 1,09 điểm, FPT kéo 1 điểm, GVR kéo 0,54, PLX kéo 0,31 ngoài ra còn có VIC, PGV, DGC. Ở chiều ngược lại, Chứng khoán giảm tiếp 0,77%; Bất động sản giảm 0,32%; Vật liệu Xây dựng giảm 0,83%; Ngân hàng và Dầu khí cũng giảm nhẹ.
Thanh khoản ba sàn hôm nay khớp lệnh chỉ còn 25.200 tỷ đồng trong đó dòng tiền đang có xu hướng đổ vào nhóm vốn hóa nhỏ.
Xét theo ngành, thanh khoản giảm đáng chú ý ở các ngành chủ chốt, Công nghệ thông tin và Kho bãi, trong đó chỉ có Kho bãi và Công nghệ thông tin tăng điểm. Ngược lại, Bán lẻ, Nuôi trồng nông & Hải sản, Hóa chất và Dệt may có giá và thanh khoản cùng tăng so với hôm qua.
Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 1036.5 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ bán ròng 1034.7 tỷ đồng. Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm Xây dựng và Vật liệu, Dầu khí. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: EVF, CTR, LPB, TCH, ELC, PC1, HCM, CMG, PVD, PLX.
Phía bên bán ròng khớp lệnh của nước ngoài là nhóm Bất động sản. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: FPT, VND, VRE, HPG, POW, VPB, TCB, PDR, VJC.
Nhà đầu tư Cá nhân mua ròng 1797.1 tỷ đồng, trong đó họ mua ròng khớp lệnh là 1862.6 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 14/18 ngành, chủ yếu là ngành Ngân hàng. Top mua ròng của nhà đầu tư cá nhân tập trung gồm: FPT, VND, TCB, VRE, HPG, MWG, HDB, ACB, POW, VPB.
Phía bán ròng khớp lệnh: họ bán ròng 4/18 ngành chủ yếu là nhóm ngành Xây dựng và Vật liệu, Dầu khí. Top bán ròng có: EVF, CTR, LPB, TCH, GVR, PC1, ELC, PVD, PVT.
Tự doanh bán ròng 735.7 tỷ đồng tính riêng khớp lệnh họ bán ròng 705.4 tỷ đồng.
Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tự doanh mua ròng 4/18 ngành. Nhóm mua ròng mạnh nhất là Dịch vụ tài chính, Hóa chất. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên ngày hôm nay gồm FUEVFVND, DGC, PLX, KBC, BMI, FCN, DIG, HSG, VHC, CII. Top bán ròng là nhóm Ngân hàng. Top cổ phiếu bị bán ròng gồm FPT, ACB, HPG, MWG, VPB, TCB, MSN, HDB, DBC, PNJ.
Nhà đầu tư tổ chức trong nước bán ròng 55.7 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ bán ròng 122.5 tỷ đồng.
Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tổ chức trong nước bán ròng 11/18 ngành , giá trị lớn nhất là nhóm Ngân hàng Top bán ròng có TCB, FPT, DGC, VHM, BID, DCM, SSB, FUEVFVND, HDB, ACB. Giá trị mua ròng lớn nhất là nhóm Hàng & Dịch vụ Công nghiệp. Top mua ròng có VPB, GVR, MBB, HPG, PNJ, GEX, MSB, PVT, REE, TIP.
Giao dịch thỏa thuận hôm nay đạt 3.235,1 tỷ đồng, tăng +15,9% so với phiên trước và đóng góp 12,8% tổng giá trị giao dịch.
Hôm nay có giao dịch thỏa thuận đáng chú ý ở cổ phiếu NVL, với hơn 25,0 triệu cổ phiếu (tương đương 341,1 tỷ đồng) được sang tay giữa các Tổ chức nước ngoài.
Ngoài ra, Cá nhân tiếp tục thực hiện giao dịch thỏa thuận ở nhóm cổ phiếu ngân hàng (LPB, VPB, OCB, SSB, HDB), nhóm vốn hóa vừa (SJS, KOS) và MWG. Với LPB, hôm nay là phiên thứ 36 mà nhà đầu tư cá nhân thực hiện “sang tay” thỏa thuận hàng chục triệu đơn vị.
Tỷ trọng phân bổ dòng tiền giảm ở Ngân hàng, Bất động sản, Chứng khoán, Thép, Phần mềm, Kho bãi, hậu cần và bảo dưỡng trong khi tăng lên ở Hóa chất, Xây dựng, Nuôi trồng nông & hải sản, Bán lẻ, Dệt may, Sản xuất và khai thác dầu khí, Nhựa, cao su & sợi, Viễn thông di động.
Tính riêng khớp lệnh, tỷ trọng phân bổ dòng tiền tăng trở lại ở nhóm vốn hóa vừa VNMID và nhỏ VNSML, trong khi giảm ở nhóm vốn hóa lớn VN30.