Vận hội mới của ôtô cỡ nhỏ
Các loại ôtô cỡ nhỏ đang đứng trước vận hội mới từ những điều chỉnh của thuế tiêu thụ đặc biệt
Các loại ôtô chở người dưới 10 chỗ ngồi trang bị động cơ dung tích xi-lanh từ 2.000 cm3 trở xuống đang đứng trước vận hội mới từ những điều chỉnh của thuế tiêu thụ đặc biệt.
Theo nghị trình của kỳ họp thứ 10 khai mạc sáng 20/10, Quốc hội khoá 13 sẽ tiến hành thảo luận để thông qua “Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế”.
Trong đó, theo dự thảo luật vừa được Chính phủ trình Quốc hội, mặt hàng ôtô sẽ chịu sự điều chỉnh đáng kể từ các mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt mới.
Đáng chú ý là nếu các mức thuế suất nêu tại dự thảo luật được Quốc hội thông qua nguyên vẹn, các loại ôtô chở người dưới 10 chỗ ngồi trang bị động cơ dung tích xi-lanh thấp sẽ có cơ hội giảm giá đáng kể, từ đó tạo cơ hội sở hữu cho nhiều người tiêu dùng.
Tại Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt hiện hành, các mức thuế suất áp dụng trên mặt hàng ôtô chở người dưới 10 chỗ ngồi cũng được tính dựa trên dung tích xi-lanh động cơ song với biên độ khá hẹp, từ 45% đến 60%. Bởi vậy, khoảng cách về giá bán và cơ hội mua xe của người tiêu dùng do tác động từ thuế là không quá lớn.
Tuy nhiên, dựa trên quan điểm khuyến khích sử dụng xe tiết kiệm nhiên liệu, ít lượng khí phát thải ra môi trường, các mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe có dung tích xi-lanh động cơ từ 2.000 cm3 trở xuống sẽ giảm đáng kể từ ngày 1/7/2016 và tiếp tục giảm từ ngày 1/1/2018.
Đáng chú ý, đây chính là những dòng xe mà các doanh nghiệp ôtô có mặt tại Việt Nam đang sản xuất, lắp ráp nên cũng có thể coi là một giải pháp hỗ trợ cho ngành công nghiệp ôtô trong nước.
Cụ thể, theo nội dung dự thảo luật, ôtô có dung tích xi-lanh từ 1.000 cm3 trở xuống sẽ được giảm mức thuế suất từ 45% hiện hành xuống còn 40% từ ngày 1/7/2016 và giảm tiếp xuống còn 30% từ ngày 1/1/2018; loại có dung tích xi-lanh từ trên 1.000 cm3 đến 1.500 cm3 giảm từ mức 45% hiện hành xuống còn 40% từ ngày 1/7/2016 và giảm tiếp về 25% từ ngày 1/1/2019; loại có dung tích xi-lanh trên 1.500 cm3 đến 2.000 cm3 sẽ giảm mức thuế suất từ 45% hiện hành xuống còn 40% từ 1/7/2018 và giảm tiếp còn 30% từ ngày 1/1/2019.
Lưu ý là mỗi chiếc xe sau khi tính thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ còn có một số loại thuế, phí và lệ phí khác tính chồng lên trước khi đến tay người tiêu dùng như thuế giá trị gia tăng, lệ phí trước bạ, phí cấp đăng ký biển số... Do vậy, với việc điều chỉnh giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, số tiền người tiêu dùng phải chi để mua mỗi chiếc xe sẽ giảm đáng kể so với hiện tại.
Dễ nhận thấy rằng, nếu các mức thuế suất này được áp dụng, sẽ có rất nhiều loại ôtô tại thị trường Việt Nam được giảm giá khá mạnh kể từ giữa năm sau.
Có thể kể đến một loạt các mẫu xe được hưởng lợi từ chính sách mới như Chevrolet với Spark, Aveo, Cruze và Orlando; Ford với EcoSport, Fiesta và Focus; Honda với City và Civic; Hyundai với Grand i10, i30, Accent, Avante và Elantra; Kia với Morning, Rio, K3 hay Cerato; Nissan với Sunny và Juke; Toyota với Vios, Yaris, Innova hay Corolla Altis…
Bên cạnh đó cũng còn khá nhiều mẫu xe khác vừa có phiên bản được hưởng thuế giảm vừa có phiên bản phải chịu thuế tăng.
Đơn cử với mẫu sedan trung cao cấp Toyota Camry sẽ có phiên bản 2.0E được giảm thuế trong khi phiên bản 2.5G và 2.5Q phải chịu tăng thuế; mẫu xe đa dụng 5 chỗ ngồi Honda CR-V có phiên bản 2.0L hưởng giảm thuế còn phiên bản 2.4L chịu tăng thuế…
Đáng chú ý là hầu hết các loại xe này đều đang chiếm thị phần lớn và là sản phẩm chủ lực của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô tại Việt Nam.
Chẳng hạn, theo báo cáo của Hiệp hội các Nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), tổng sản lượng bán hàng cộng dồn 9 tháng năm 2015 của Toyota đạt 36.144 chiếc thì mức sản lượng của các mẫu xe thuộc diện sẽ được giảm thuế chiếm đến 27.128 chiếc; hay với Honda, tổng sản lượng bán hàng đạt 5.747 chiếc thì sản lượng của các loại xe thuộc diện hưởng giảm thuế chiếm đến 3.754 chiếc; thậm chí như Kia với tổng sản lượng bán hàng 13.782 chiếc thì số xe thuộc diện giảm thuế gần như áp đảo hoàn toàn với 12.656 chiếc…
Rõ ràng, sức tác động từ việc điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt lên thị trường ôtô sẽ là rất lớn. Và như đánh giá của ông Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, là việc giảm thuế đối với xe có động cơ nhỏ sẽ góp phần giảm giá xe, thúc đẩy thị trường và giúp người dân có thu nhập khá, trung bình khá mua được ôtô.
Theo nghị trình của kỳ họp thứ 10 khai mạc sáng 20/10, Quốc hội khoá 13 sẽ tiến hành thảo luận để thông qua “Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế”.
Trong đó, theo dự thảo luật vừa được Chính phủ trình Quốc hội, mặt hàng ôtô sẽ chịu sự điều chỉnh đáng kể từ các mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt mới.
Đáng chú ý là nếu các mức thuế suất nêu tại dự thảo luật được Quốc hội thông qua nguyên vẹn, các loại ôtô chở người dưới 10 chỗ ngồi trang bị động cơ dung tích xi-lanh thấp sẽ có cơ hội giảm giá đáng kể, từ đó tạo cơ hội sở hữu cho nhiều người tiêu dùng.
Tại Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt hiện hành, các mức thuế suất áp dụng trên mặt hàng ôtô chở người dưới 10 chỗ ngồi cũng được tính dựa trên dung tích xi-lanh động cơ song với biên độ khá hẹp, từ 45% đến 60%. Bởi vậy, khoảng cách về giá bán và cơ hội mua xe của người tiêu dùng do tác động từ thuế là không quá lớn.
Tuy nhiên, dựa trên quan điểm khuyến khích sử dụng xe tiết kiệm nhiên liệu, ít lượng khí phát thải ra môi trường, các mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe có dung tích xi-lanh động cơ từ 2.000 cm3 trở xuống sẽ giảm đáng kể từ ngày 1/7/2016 và tiếp tục giảm từ ngày 1/1/2018.
Đáng chú ý, đây chính là những dòng xe mà các doanh nghiệp ôtô có mặt tại Việt Nam đang sản xuất, lắp ráp nên cũng có thể coi là một giải pháp hỗ trợ cho ngành công nghiệp ôtô trong nước.
Cụ thể, theo nội dung dự thảo luật, ôtô có dung tích xi-lanh từ 1.000 cm3 trở xuống sẽ được giảm mức thuế suất từ 45% hiện hành xuống còn 40% từ ngày 1/7/2016 và giảm tiếp xuống còn 30% từ ngày 1/1/2018; loại có dung tích xi-lanh từ trên 1.000 cm3 đến 1.500 cm3 giảm từ mức 45% hiện hành xuống còn 40% từ ngày 1/7/2016 và giảm tiếp về 25% từ ngày 1/1/2019; loại có dung tích xi-lanh trên 1.500 cm3 đến 2.000 cm3 sẽ giảm mức thuế suất từ 45% hiện hành xuống còn 40% từ 1/7/2018 và giảm tiếp còn 30% từ ngày 1/1/2019.
Lưu ý là mỗi chiếc xe sau khi tính thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ còn có một số loại thuế, phí và lệ phí khác tính chồng lên trước khi đến tay người tiêu dùng như thuế giá trị gia tăng, lệ phí trước bạ, phí cấp đăng ký biển số... Do vậy, với việc điều chỉnh giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, số tiền người tiêu dùng phải chi để mua mỗi chiếc xe sẽ giảm đáng kể so với hiện tại.
Dễ nhận thấy rằng, nếu các mức thuế suất này được áp dụng, sẽ có rất nhiều loại ôtô tại thị trường Việt Nam được giảm giá khá mạnh kể từ giữa năm sau.
Có thể kể đến một loạt các mẫu xe được hưởng lợi từ chính sách mới như Chevrolet với Spark, Aveo, Cruze và Orlando; Ford với EcoSport, Fiesta và Focus; Honda với City và Civic; Hyundai với Grand i10, i30, Accent, Avante và Elantra; Kia với Morning, Rio, K3 hay Cerato; Nissan với Sunny và Juke; Toyota với Vios, Yaris, Innova hay Corolla Altis…
Bên cạnh đó cũng còn khá nhiều mẫu xe khác vừa có phiên bản được hưởng thuế giảm vừa có phiên bản phải chịu thuế tăng.
Đơn cử với mẫu sedan trung cao cấp Toyota Camry sẽ có phiên bản 2.0E được giảm thuế trong khi phiên bản 2.5G và 2.5Q phải chịu tăng thuế; mẫu xe đa dụng 5 chỗ ngồi Honda CR-V có phiên bản 2.0L hưởng giảm thuế còn phiên bản 2.4L chịu tăng thuế…
Đáng chú ý là hầu hết các loại xe này đều đang chiếm thị phần lớn và là sản phẩm chủ lực của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô tại Việt Nam.
Chẳng hạn, theo báo cáo của Hiệp hội các Nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), tổng sản lượng bán hàng cộng dồn 9 tháng năm 2015 của Toyota đạt 36.144 chiếc thì mức sản lượng của các mẫu xe thuộc diện sẽ được giảm thuế chiếm đến 27.128 chiếc; hay với Honda, tổng sản lượng bán hàng đạt 5.747 chiếc thì sản lượng của các loại xe thuộc diện hưởng giảm thuế chiếm đến 3.754 chiếc; thậm chí như Kia với tổng sản lượng bán hàng 13.782 chiếc thì số xe thuộc diện giảm thuế gần như áp đảo hoàn toàn với 12.656 chiếc…
Rõ ràng, sức tác động từ việc điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt lên thị trường ôtô sẽ là rất lớn. Và như đánh giá của ông Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, là việc giảm thuế đối với xe có động cơ nhỏ sẽ góp phần giảm giá xe, thúc đẩy thị trường và giúp người dân có thu nhập khá, trung bình khá mua được ôtô.