Viber đã về tay “đại gia” bán lẻ Nhật
Công ty bán lẻ trực tuyến hàng đầu Nhật Bản tuyên bố mua Viber với giá 900 triệu USD
Công ty Rakuten của Nhật Bản vừa cho biết sẽ mua lại công ty ứng dụng nhắn tin di động Viber Media Inc. với giá 900 triệu USD. Thương vụ này được công bố ngay sau khi Viber lên tiếng phủ nhận tin đồn “bán mình” cho Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel).
Theo tin từ tờ Wall Street Journal, Rakuten là một nhà bán lẻ trực tuyến hàng đầu của Nhật Bản và việc mua lại Viber đánh dấu bước tiến đầu tiên của công ty này vào lĩnh vực liên lạc giọng nói. Mức giá được đưa ra cho vụ mua lại là 900 triệu USD, cao hơn nhiều so với mức giá 300-400 triệu USD mà một số nguồn tin gần đây cho là Viber sẽ được bán cho một công ty của châu Á.
Một số nguồn tin ở Việt Nam gần đây nói rằng, có thể Viettel đang nỗ lực mua lại Viber. Tuy nhiên, cách đây ít hôm, Giám đốc điều hành (CEO) của Viber là ông Talmon Marco lên tiếng “phủ nhận” việc “bán mình” với hãng tin Reuters. Cùng với đó, trong cuộc trao đổi với VnEconomy, một phó tổng giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) cho VnEconomy biết, đây chỉ là lời đồn đoán và chưa bao giờ Viettel lại có ý định hay mong muốn mua Viber.
Viber có trụ sở ở Cyprus, nhưng là công ty do doanh nhân Talmon Marco người Israel thành lập vào năm 2010 và trực tiếp điều hành. Viber là một trong những ứng dụng nhắn tin di động dạng OTT (Over-the-Top) hàng đầu thế giới hiện nay. Ứng dụng này đã đạt số lượng người sử dụng hơn 200 triệu tại 193 quốc gia, trong đó có khoảng 63 triệu người dùng tại châu Á. Những đối thủ “nặng ký” của Viber tại châu Á phải kể tới WeChat của Trung Quốc, Line của Nhật Bản, KakaoTalk của Hàn Quốc hay Zalo của Việt Nam. Bên cạnh đó, Viber cũng được coi là đối thủ đáng gờm của Skype.
Việc sở hữu Viber giúp Rakuten mở rộng thêm danh mục đầu tư toàn cầu. Ngoài lĩnh vực chính là thương mại điện tử đem lại doanh thu hàng năm khoảng 400 tỷ Yên, Rakuten đã “lấn sân” sang một loạt ngành mới như thiết bị đọc sách điện tử, dịch vụ tài chính, đội bóng chày… Tuy nhiên, doanh thu và hàng triệu thành viên của Rakuten đều chủ yếu nằm ở thị trường Nhật, nơi sự thống trị của công ty này đang ngày càng bị đe dọa bởi các “gã khổng lồ” Internet như Amazon.com hay Yahoo Japan.
Đã nhiều năm nay Rakuten nỗ lực phát triển bên ngoài thị trường Nhật. Bởi vậy, số lượng người sử dụng hùng hậu của Viber có thể giúp ích nhiều cho Rakuten. Mấy năm gần đây, Rakuten đã thực hiện những vụ thâu tóm đáng chú ý, bao gồm vụ mua cổ phần của trang Pinterest vào năm 2012 và mua lại công ty sách điện tử Kobo của Canada với giá 315 triệu USD vào năm 2011.
Theo tin từ tờ Wall Street Journal, Rakuten là một nhà bán lẻ trực tuyến hàng đầu của Nhật Bản và việc mua lại Viber đánh dấu bước tiến đầu tiên của công ty này vào lĩnh vực liên lạc giọng nói. Mức giá được đưa ra cho vụ mua lại là 900 triệu USD, cao hơn nhiều so với mức giá 300-400 triệu USD mà một số nguồn tin gần đây cho là Viber sẽ được bán cho một công ty của châu Á.
Một số nguồn tin ở Việt Nam gần đây nói rằng, có thể Viettel đang nỗ lực mua lại Viber. Tuy nhiên, cách đây ít hôm, Giám đốc điều hành (CEO) của Viber là ông Talmon Marco lên tiếng “phủ nhận” việc “bán mình” với hãng tin Reuters. Cùng với đó, trong cuộc trao đổi với VnEconomy, một phó tổng giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) cho VnEconomy biết, đây chỉ là lời đồn đoán và chưa bao giờ Viettel lại có ý định hay mong muốn mua Viber.
Viber có trụ sở ở Cyprus, nhưng là công ty do doanh nhân Talmon Marco người Israel thành lập vào năm 2010 và trực tiếp điều hành. Viber là một trong những ứng dụng nhắn tin di động dạng OTT (Over-the-Top) hàng đầu thế giới hiện nay. Ứng dụng này đã đạt số lượng người sử dụng hơn 200 triệu tại 193 quốc gia, trong đó có khoảng 63 triệu người dùng tại châu Á. Những đối thủ “nặng ký” của Viber tại châu Á phải kể tới WeChat của Trung Quốc, Line của Nhật Bản, KakaoTalk của Hàn Quốc hay Zalo của Việt Nam. Bên cạnh đó, Viber cũng được coi là đối thủ đáng gờm của Skype.
Việc sở hữu Viber giúp Rakuten mở rộng thêm danh mục đầu tư toàn cầu. Ngoài lĩnh vực chính là thương mại điện tử đem lại doanh thu hàng năm khoảng 400 tỷ Yên, Rakuten đã “lấn sân” sang một loạt ngành mới như thiết bị đọc sách điện tử, dịch vụ tài chính, đội bóng chày… Tuy nhiên, doanh thu và hàng triệu thành viên của Rakuten đều chủ yếu nằm ở thị trường Nhật, nơi sự thống trị của công ty này đang ngày càng bị đe dọa bởi các “gã khổng lồ” Internet như Amazon.com hay Yahoo Japan.
Đã nhiều năm nay Rakuten nỗ lực phát triển bên ngoài thị trường Nhật. Bởi vậy, số lượng người sử dụng hùng hậu của Viber có thể giúp ích nhiều cho Rakuten. Mấy năm gần đây, Rakuten đã thực hiện những vụ thâu tóm đáng chú ý, bao gồm vụ mua cổ phần của trang Pinterest vào năm 2012 và mua lại công ty sách điện tử Kobo của Canada với giá 315 triệu USD vào năm 2011.