Việt kiều chỉ được mua nhà tại Việt Nam để ở?
Nhiều đại biểu Quốc hội chưa thực sự yên tâm về việc mở rộng đối tượng Việt kiều được sở hữu nhà tại Việt Nam
Ngày 22/5, sau khi nghe Chính phủ trình dự án luật sửa đổi, bổ sung điều 126 của Luật Nhà ở và điều 121 của Luật Đất đai, Quốc hội đã thảo luận ở tổ về nội dung này.
Trước khi trình Quốc hội, dự án luật chỉ gồm hai điều và có độ dài chưa đến hai trang này đã được “mổ xẻ” kỹ lưỡng ở nhiều diễn đàn. Thảo luận tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội tháng 4 vừa qua, một số ý kiến vẫn lo ngại về sự “ mở toang” của dự luật này.
Theo dự luật đã được chỉnh sửa để trình Quốc hội lần này có thêm ba nhóm đối tượng được bổ sung so với quy định hiện hành, đó là:người có quốc tịch Việt Nam; người gốc Việt Nam có chuyên môn, kỹ năng đặc biệt; người gốc Việt Nam có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam đang sinh sống ở trong nước.
Về số lượng nhà ở, theo Chính phủ, để tránh hiện tượng đầu cơ, mua nhiều nhà nhằm mục đích kinh doanh, dự án luật đã quy định rõ người Việt Nam định cư ở nước ngoài chỉ được sở hữu nhà để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam.
Liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung Điều 121 của Luật Đất đai, theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân, so với quy định hiện hành thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài sẽ có thêm hai quyền về sử dụng đất ở gắn với nhà ở (quyền cho thuê và uỷ quyền quản lý nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở trong thời gian tạm thời không sử dụng nhà ở).
Nhưng so với công dân Việt Nam ở trong nước thì các đối tượng này bị hạn chế hơn ở một số quyền, đó là quyền góp vốn và quyền bảo lãnh bằng tài sản là nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất. Theo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế thì các đối tượng này cũng không được quyền bồi thường khi nhà nước thu hồi đất.
Đồng tình với sự cần thiết sửa luật, song nhiều đại biểu còn băn khoăn về độ “thắt, mở” của các quy định cụ thể. Bên cạnh các ý kiến đề nghị người Việt định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở Việt Nam cũng có đầy đủ quyền về nhà ở như công dân trong nước vẫn còn không ít ý kiến băn khoăn, lo ngại.
Theo đại biểu Nguyễn Ngọc Đào (Hà Nội) thì luật này chưa sửa đổi đến cùng của vấn đề, cứ “mở ra rồi lại trói vào”.Vị đại biểu này nhận định, cứ bỏ mọi hạn chế thì may ra vài năm nữa mới có nhiều người mua nhà, vì “đất đắt đến mức độ không tưởng tượng được”.
Đại biểu Phạm Thị Loan (Hà Nội) cũng nhất trí khi đã cho mua nhà thì phải có đầy đủ quyền, đặc biệt là quyền bồi thường khi nhà nước thu hồi, nếu không có cái quyền đó thì “cực kỳ nguy hiểm”. Một số ý kiến thuộc đoàn Tp.HCM cũng cho rằng không được quyền bồi thường thì “kỳ quá”.
Tuy nhiên, cũng có vị đại biểu tâm tư: “Tôi nhận điện thoại của cử tri có lúc đến 1 tiếng đồng hồ, họ không đồng ý việc Quốc hội tới đây thông qua việc cho Việt kiều mua nhà”.
Trước khi trình Quốc hội, dự án luật chỉ gồm hai điều và có độ dài chưa đến hai trang này đã được “mổ xẻ” kỹ lưỡng ở nhiều diễn đàn. Thảo luận tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội tháng 4 vừa qua, một số ý kiến vẫn lo ngại về sự “ mở toang” của dự luật này.
Theo dự luật đã được chỉnh sửa để trình Quốc hội lần này có thêm ba nhóm đối tượng được bổ sung so với quy định hiện hành, đó là:người có quốc tịch Việt Nam; người gốc Việt Nam có chuyên môn, kỹ năng đặc biệt; người gốc Việt Nam có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam đang sinh sống ở trong nước.
Về số lượng nhà ở, theo Chính phủ, để tránh hiện tượng đầu cơ, mua nhiều nhà nhằm mục đích kinh doanh, dự án luật đã quy định rõ người Việt Nam định cư ở nước ngoài chỉ được sở hữu nhà để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam.
Liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung Điều 121 của Luật Đất đai, theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân, so với quy định hiện hành thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài sẽ có thêm hai quyền về sử dụng đất ở gắn với nhà ở (quyền cho thuê và uỷ quyền quản lý nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở trong thời gian tạm thời không sử dụng nhà ở).
Nhưng so với công dân Việt Nam ở trong nước thì các đối tượng này bị hạn chế hơn ở một số quyền, đó là quyền góp vốn và quyền bảo lãnh bằng tài sản là nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất. Theo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế thì các đối tượng này cũng không được quyền bồi thường khi nhà nước thu hồi đất.
Đồng tình với sự cần thiết sửa luật, song nhiều đại biểu còn băn khoăn về độ “thắt, mở” của các quy định cụ thể. Bên cạnh các ý kiến đề nghị người Việt định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở Việt Nam cũng có đầy đủ quyền về nhà ở như công dân trong nước vẫn còn không ít ý kiến băn khoăn, lo ngại.
Theo đại biểu Nguyễn Ngọc Đào (Hà Nội) thì luật này chưa sửa đổi đến cùng của vấn đề, cứ “mở ra rồi lại trói vào”.Vị đại biểu này nhận định, cứ bỏ mọi hạn chế thì may ra vài năm nữa mới có nhiều người mua nhà, vì “đất đắt đến mức độ không tưởng tượng được”.
Đại biểu Phạm Thị Loan (Hà Nội) cũng nhất trí khi đã cho mua nhà thì phải có đầy đủ quyền, đặc biệt là quyền bồi thường khi nhà nước thu hồi, nếu không có cái quyền đó thì “cực kỳ nguy hiểm”. Một số ý kiến thuộc đoàn Tp.HCM cũng cho rằng không được quyền bồi thường thì “kỳ quá”.
Tuy nhiên, cũng có vị đại biểu tâm tư: “Tôi nhận điện thoại của cử tri có lúc đến 1 tiếng đồng hồ, họ không đồng ý việc Quốc hội tới đây thông qua việc cho Việt kiều mua nhà”.