Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Italy trong khối ASEAN

Vũ Khuê
Chia sẻ

Tính trong 11 tháng từ khi Hiệp định thương mại tư do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực (từ tháng 8 năm 2020 đến hết tháng 6 năm 2021), kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Italy đạt 7,8 tỷ USD, tăng 22,8% so với giai đoạn cùng kỳ trước khi có EVFTA (từ tháng 8/2019 đến hết tháng 6/2020)...

Việt Nam mới chỉ chiếm 3,1% thị phần nhập khẩu gạo của Italy
Việt Nam mới chỉ chiếm 3,1% thị phần nhập khẩu gạo của Italy

Theo thương vụ Việt Nam tại Italy, nước này hiện là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam trong Liên minh châu Âu (EU). Mặt khác, Việt Nam cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Italy trong khối ASEAN với kim ngạch thương mại song phương liên tục tăng qua các năm.

Chỉ tính 6 tháng đầu năm 2021, kim ngạch thương mại song phương đạt 2,29 tỷ USD, tăng 29,3% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó xuất khẩu Việt Nam sang Italy 1,5 tỷ USD, tăng 31,9% so với cùng kỳ năm trước và nhập khẩu từ Italy 759 triệu USD, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm 2020.

 

Italy là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam, chỉ đứng sau Hà Lan, Đức và Pháp. Nếu trừ phần nhập khẩu vào Đức, Pháp và Hà Lan để trung chuyển đi nước khác, vị trí của Italy sẽ còn cao hơn.

Tính trong 11 tháng từ khi Hiệp định thương mại tư do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực (từ tháng 8 năm 2020 đến hết tháng 6 năm 2021), kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Italy đạt 7,8 tỷ USD, tăng 22,8% so với giai đoạn cùng kỳ trước khi có EVFTA (từ tháng 8/2019 đến hết tháng 6/2020).

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường Italy bao gồm: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, điện thoại và linh kiên, máy móc, dụng tùng, hàng thủy sản, cà phê, dệt may, giày dép…

Đáng chú ý, Việt Nam là quốc gia đứng thứ nhất trong số những nước Italy nhập khẩu hạt điều bóc vỏ, chiếm khoảng 60-70% tổng kim ngạch nhập khẩu hạt điều của Italy.

Căn cứ vào nhu cầu thị trường của nước sở tại, Thương vụ Việt Nam Italy cho biết, bên cạnh các lĩnh vực có lợi thế khác, doanh nghiệp Việt Nam có thể thúc đẩy phát triển tại thị trường này các mặt hàng nông sản, thủy sản, gạo...Đây cũng là những mặt hàng được hưởng lợi nhiều từ EVFTA.

Đặc biệt, đối với mặt hàng gạo, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan TRQ 80.000 tấn gạo/năm (gồm 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm). Đặc biệt, EU sẽ tự do hóa hoàn toàn đối với gạo tấm, không áp dụng hạn ngạch.

Thương vụ cho biết thêm, Italy là quốc gia xuất nhập khẩu gạo khá lớn trong khối EU. Năm 2019, Italy xuất khẩu khoảng 675 nghìn tấn gạo (tương đương 624 triệu USD) sang các nước trên thế giới và nhập khẩu khoảng 221 nghìn tấn gạo (tương đương 174 triệu USD) từ các nước trên thế giới.

Trong khi đó, Italy nhập khẩu từ Việt Nam chỉ khoảng 7 nghìn tấn (tương đương 5 triệu USD) năm 2019, tức là Việt Nam chỉ chiếm 3,1% thị phần nhập khẩu gạo của Italy.

Trong khi nước này nhập khẩu gạo từ Pakistan 70 nghìn tấn (tương đương 64 triệu USD), từ Thái Lan 19 nghìn tấn gạo (21 triệu USD), từ Ấn Độ 16 nghìn tấn gạo (18 triệu USD) và từ Campuchia 6,7 triệu USD.

Tiềm năng rất lớn, song Thương vụ cũng khuyến cáo, Italy thuộc EU nên các khó khăn mà doanh nghiệp Việt Nam gặp phải khi xuất khẩu sang thị trường Italy tương tự như xuất sang EU,gồm: các tiêu chuẩn kỹ thuật, các quy định về chứng nhận, bao bì...

Hơn nữa, khi làm ăn thương mại với các doanh nghiệp Italy, doanh nghiệp Việt Nam còn gặp thêm một số thách thức về: môi trường pháp lý rất phức tạp và đôi khi thiếu sự minh bạch, rõ ràng; các sản phẩm liên quan đến sức khỏe, an toàn hoặc về môi trường có quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật cao, thậm chí còn cao hơn cả những yêu cầu cơ bản của EU.

Do đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam với quy mô sản xuất còn nhỏ, giá cả và mẫu mã vẫn khó cạnh tranh được với hàng hóa một số nước khác.

Vì vậy, để phát triển kinh doanh tại thị trường này, Thương vụ Việt Nam tại Italy, lưu ý doanh nghiệp cần am hiểu về thị trường cũng như sản phẩm dự định xuất khẩu, tìm hiểu thị phần đối thủ cạnh tranh của sản phẩm đó, tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng…

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con