Vietnam Airlines: Áo mới và “đường băng” mới
Vietnam Airlines sẽ cất cánh trên "đường băng" mới với tư cách một công ty cổ phần
Nếu không có gì thay đổi, thứ Năm tuần này (12/3), đại hội cổ đông lần thứ nhất của Vietnam Airlines sẽ được tổ chức tại Hà Nội. “Anh cả đỏ” của ngành hàng không Việt Nam dường như đang đứng trước khoảnh khắc bình lặng hiếm hoi trước cú cất cánh trên đường băng mới: chuyển sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp cổ phần.
Tuần qua, công luận xôn xao vì bộ đồng phục mới của tiếp viên Vietnam Airlines. Giữa rất nhiều khen chê, dễ thấy là bộ trang phục mới đã tạo ra được một diện mạo mới, trẻ trung và hiện đại, cho dù vẫn bảo toàn được những giá trị truyền thống.
Nhưng có một sự “thay áo” khác còn quan trọng hơn nhiều khi mà tới đây, Vietnam Ailines sẽ hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. Cho dù lượng cổ phần bán ra ngoài chưa nhiều và cổ đông nhà nước vẫn giữ tới 75% vốn điều lệ, sự thay đổi này chắc chắn sẽ diễn ra khá mạnh.
Đánh giá về công tác cổ phần hóa, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Vietnam Airlines Phạm Viết Thanh cho rằng, việc cổ phần hóa một hãng hàng không là “chưa có tiền lệ tại Việt Nam, do vậy đã phát sinh nhiều nội dung có tính chất đặc thù”. Tuy nhiên, công việc này đã được thực hiện trong năm 2014, chính thức đưa Vietnam Airlines đến đường băng mới.
Vietnam Airlines hiện đã hoàn thành việc bán cổ phần lần đầu trong công chúng (IPO trong nước) và bán cổ phần ưu đãi cho người lao động vào ngày 14/11/2014, đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM và đến giữa tháng 12/2014 đã hoàn tất công tác bán cổ phần theo đúng quy định, phối hợp với các nhà tư vấn quốc tế triển khai các thủ tục bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược.
Hiện tại, mọi ánh mắt đổ dồn về câu chuyện lựa chọn nhà đầu tư chiến lược.
Vẫn theo ông Phạm Viết Thanh, với mức giá chào bán kỳ vọng tối thiểu bằng mức giá đấu giá IPO trong nước thành công thấp nhất (22.300 đồng), trường hợp chào bán thành công toàn bộ 282 triệu cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược, Vietnam Airlines sẽ thu được ít nhất 6.289 tỷ đồng.
Số tiền này sẽ được sử dụng để thực hiện dự án đầu tư đội máy bay; phần thặng dư sẽ được sử dụng để tăng phần vốn Nhà nước tại Vietnam Airlines khi công ty cổ phần tăng vốn điều lệ.
Theo phương án cổ phần hóa đã được phê duyệt và đang được thực hiện, Vietnam Airlines có vốn điều lệ 14.101,84 tỷ đồng, trong đó 282.036.800 cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược, chiếm 20% vốn điều lệ.
Vietnam Airlines cũng từng công bố thông tin về việc trong vòng một năm sau khi chuyển thành công ty cổ phần, Vietnam Airlines sẽ tích cực hoàn tất các thủ tục để có thể niêm yết trên sàn chứng khoán.
Theo báo cáo của Vietnam Airlines, năm 2015 là năm đầu tiên Tổng công ty chuyển đổi hoạt động sang mô hình công ty cổ phần đồng thời với hàng loạt các chương trình tiếp nhận các máy bay thế hệ mới như A350, B787 để đề ra kế hoạch vận chuyển được hơn 16,7 triệu lượt khách (tăng 6,2% so với năm 2014), doanh thu Tổng công ty hợp nhất là hơn 71.160 tỷ đồng, lợi nhuận 613,5 tỷ đồng…
Cũng trong năm này, Tổng công ty sẽ tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm, phát huy hiệu quả các dự án đầu tư, tiếp tục thực hiện công tác thoái vốn đầu tư tại các doanh nghiệp theo đúng lộ trình tái cơ cấu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Cụ thể, Tổng công ty đã thoái vốn tại 10 công ty với số vốn đầu tư thực tế gần 300 tỷ đồng, hoàn thành thoái vốn toàn bộ tại 5 doanh nghiệp ngoài ngành.
Trong một diễn biến liên quan, mới đây Bộ trưởng Đinh La Thăng đã ký phương án nhân sự chủ chốt của Vietnam Airlines dự kiến sẽ được đưa ra tại đại hội cổ đông ngày 12/3 tới, theo đó tiếp tục giới thiệu hai ông Phạm Viết Thanh và Phạm Ngọc Minh ứng cử làm Chủ tịch và Tổng giám đốc.
Theo quyết định này, Chủ tịch Phạm Viết Thanh sẽ đại diện cho gần 392 triệu cổ phần (35% vốn điều lệ) tại Vietnam Airlines và được giới thiệu ứng cử vị trí Chủ tịch. Trong khi đó, ông Phạm Ngọc Minh, Tổng giám đốc đương nhiệm, cũng được giao đại diện 30% vốn và tham gia ứng cử thành viên HĐQT, Tổng giám đốc.
Với vị thế hiện nay, việc "giới thiệu" chắn chắn chỉ là thủ tục. Tuy nhiên, các lãnh đạo của một "Vietnam Airlines mới" chắc chắn sẽ phải điều hành doanh nghiệp theo một phương thức khác...
Tuần qua, công luận xôn xao vì bộ đồng phục mới của tiếp viên Vietnam Airlines. Giữa rất nhiều khen chê, dễ thấy là bộ trang phục mới đã tạo ra được một diện mạo mới, trẻ trung và hiện đại, cho dù vẫn bảo toàn được những giá trị truyền thống.
Nhưng có một sự “thay áo” khác còn quan trọng hơn nhiều khi mà tới đây, Vietnam Ailines sẽ hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. Cho dù lượng cổ phần bán ra ngoài chưa nhiều và cổ đông nhà nước vẫn giữ tới 75% vốn điều lệ, sự thay đổi này chắc chắn sẽ diễn ra khá mạnh.
Đánh giá về công tác cổ phần hóa, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Vietnam Airlines Phạm Viết Thanh cho rằng, việc cổ phần hóa một hãng hàng không là “chưa có tiền lệ tại Việt Nam, do vậy đã phát sinh nhiều nội dung có tính chất đặc thù”. Tuy nhiên, công việc này đã được thực hiện trong năm 2014, chính thức đưa Vietnam Airlines đến đường băng mới.
Vietnam Airlines hiện đã hoàn thành việc bán cổ phần lần đầu trong công chúng (IPO trong nước) và bán cổ phần ưu đãi cho người lao động vào ngày 14/11/2014, đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM và đến giữa tháng 12/2014 đã hoàn tất công tác bán cổ phần theo đúng quy định, phối hợp với các nhà tư vấn quốc tế triển khai các thủ tục bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược.
Hiện tại, mọi ánh mắt đổ dồn về câu chuyện lựa chọn nhà đầu tư chiến lược.
Vẫn theo ông Phạm Viết Thanh, với mức giá chào bán kỳ vọng tối thiểu bằng mức giá đấu giá IPO trong nước thành công thấp nhất (22.300 đồng), trường hợp chào bán thành công toàn bộ 282 triệu cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược, Vietnam Airlines sẽ thu được ít nhất 6.289 tỷ đồng.
Số tiền này sẽ được sử dụng để thực hiện dự án đầu tư đội máy bay; phần thặng dư sẽ được sử dụng để tăng phần vốn Nhà nước tại Vietnam Airlines khi công ty cổ phần tăng vốn điều lệ.
Theo phương án cổ phần hóa đã được phê duyệt và đang được thực hiện, Vietnam Airlines có vốn điều lệ 14.101,84 tỷ đồng, trong đó 282.036.800 cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược, chiếm 20% vốn điều lệ.
Vietnam Airlines cũng từng công bố thông tin về việc trong vòng một năm sau khi chuyển thành công ty cổ phần, Vietnam Airlines sẽ tích cực hoàn tất các thủ tục để có thể niêm yết trên sàn chứng khoán.
Theo báo cáo của Vietnam Airlines, năm 2015 là năm đầu tiên Tổng công ty chuyển đổi hoạt động sang mô hình công ty cổ phần đồng thời với hàng loạt các chương trình tiếp nhận các máy bay thế hệ mới như A350, B787 để đề ra kế hoạch vận chuyển được hơn 16,7 triệu lượt khách (tăng 6,2% so với năm 2014), doanh thu Tổng công ty hợp nhất là hơn 71.160 tỷ đồng, lợi nhuận 613,5 tỷ đồng…
Cũng trong năm này, Tổng công ty sẽ tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm, phát huy hiệu quả các dự án đầu tư, tiếp tục thực hiện công tác thoái vốn đầu tư tại các doanh nghiệp theo đúng lộ trình tái cơ cấu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Cụ thể, Tổng công ty đã thoái vốn tại 10 công ty với số vốn đầu tư thực tế gần 300 tỷ đồng, hoàn thành thoái vốn toàn bộ tại 5 doanh nghiệp ngoài ngành.
Trong một diễn biến liên quan, mới đây Bộ trưởng Đinh La Thăng đã ký phương án nhân sự chủ chốt của Vietnam Airlines dự kiến sẽ được đưa ra tại đại hội cổ đông ngày 12/3 tới, theo đó tiếp tục giới thiệu hai ông Phạm Viết Thanh và Phạm Ngọc Minh ứng cử làm Chủ tịch và Tổng giám đốc.
Theo quyết định này, Chủ tịch Phạm Viết Thanh sẽ đại diện cho gần 392 triệu cổ phần (35% vốn điều lệ) tại Vietnam Airlines và được giới thiệu ứng cử vị trí Chủ tịch. Trong khi đó, ông Phạm Ngọc Minh, Tổng giám đốc đương nhiệm, cũng được giao đại diện 30% vốn và tham gia ứng cử thành viên HĐQT, Tổng giám đốc.
Với vị thế hiện nay, việc "giới thiệu" chắn chắn chỉ là thủ tục. Tuy nhiên, các lãnh đạo của một "Vietnam Airlines mới" chắc chắn sẽ phải điều hành doanh nghiệp theo một phương thức khác...