Viettel so bì với Samsung
Viettel cho rằng mình đang bị thiệt thòi về ưu đãi so với nhà sản xuất điện thoại di động Samsung Electronics Việt Nam (SEV)
Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) mới đây đã có công văn
gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính để trình bày về những khó khăn,
vướng mắc trong hoạt động sản xuất điện thoại di động.
Đáng chú ý là trong văn bản này, Viettel cho rằng mình đang bị thiệt thòi về ưu đãi so với nhà sản xuất điện thoại di động Samsung Electronics Việt Nam (SEV), một doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Theo công văn do Trung tướng Hoàng Anh Xuân, Tổng giám đốc Viettel ký trình, hiện nay các hãng nước ngoài sản xuất điện thoại tại Việt Nam cũng được miễn thuế nguyên vật liệu, vật tư, linh kiện và bộ phận phụ trợ, điển hình là trường hợp SEV.
Cụ thể, theo công văn số 1016/VPCP-QHQT ngày 13/2/2010 của Văn phòng Chính phủ, SEV được hưởng ưu đãi miễn thuế nhập khẩu trong vòng 5 năm cho nguyên liệu, vật tư, linh kiện và bộ phận phụ trợ phục vụ cho sản xuất, lắp ráp điện thoại di động, không phân biệt trong nước đã sản xuất được hay chưa.
Tiếp đó, vào tháng 9/2012, SEV lại được chuyển sang hình thức doanh nghiệp chế xuất với mức ưu đãi cao nhất dành cho nhà đầu tư tại Việt Nam về thuế thu nhập doanh nghiệp và rất nhiều ưu đãi về thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng…
“Như vậy, so với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước chưa nhận được nhiều sự hỗ trợ, trong khi phải đối đầu với rất nhiều thách thức. Các doanh nghiệp sản xuất trong nước như Viettel đang rất cần sự hỗ trợ kịp thời của Chính phủ và các bộ, ban, ngành để phát triển lĩnh vực sản xuất điện thoại di động”, công văn của Viettel viết.
Mặt khác, vẫn theo công văn này, thuế suất nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, linh kiện và bộ phận phụ trợ để sản xuất điện thoại di động ở Việt Nam hiện vẫn ở mức cao, trong khi hầu hết đều phải nhập khẩu. Nhiều linh kiện quan trọng mà trong nước chưa tự sản xuất được nhưng vẫn phải chịu mức thuế nhập khẩu cao như: mô tơ rung cho điện thoại (25%), pin điện thoại (20%), các đầu nối (15%), khối micro cho điện thoại (15%)…
Mức thuế cao nói trên đã khiến sản phẩm do các doanh nghiệp trong nước sản xuất có giá thành cao hơn so với các sản phẩm cùng loại nhập nguyên chiếc từ nước ngoài.
Trong khi đó, theo biểu thuế ưu đãi ban hành kèm thông tư số 193/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính, thuế suất nhập khẩu điện thoại nguyên chiếc là 0%, trong khi thuế suất nhập khẩu linh kiện phục vụ cho ngành sản xuất trong nước lại ở mức cao đến 25%, khiến Viettel khó đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Trước tình hình này, Viettel kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính xem xét miễn thuế nhập khẩu đối với toàn bộ nguyên liệu, vật tư và bộ phận phụ trợ dùng cho hoạt động nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, sản xuất, lắp ráp điện thoại di động, không phân biệt trong nước đã sản xuất được hay chưa cho công ty mẹ - Viettel và các công ty con do tập đoàn sở hữu 100% vốn điều lệ.
Thời gian xin miễn thuế là 5 năm, kể từ năm 2013 đến hết năm 2017.
Đồng thời, Viettel cũng xin áp dụng mức thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức ưu đãi 10% cho thu nhập từ việc bán sản phẩm điện thoại di động do Viettel sản xuất, lắp ráp trong nước.
Công văn của Viettel được gửi đi vào ngày 31/7/2013, và hiện vẫn chưa rõ các đề xuất của tập đoàn này có được chấp thuận hay không.
Đáng chú ý là trong văn bản này, Viettel cho rằng mình đang bị thiệt thòi về ưu đãi so với nhà sản xuất điện thoại di động Samsung Electronics Việt Nam (SEV), một doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Theo công văn do Trung tướng Hoàng Anh Xuân, Tổng giám đốc Viettel ký trình, hiện nay các hãng nước ngoài sản xuất điện thoại tại Việt Nam cũng được miễn thuế nguyên vật liệu, vật tư, linh kiện và bộ phận phụ trợ, điển hình là trường hợp SEV.
Cụ thể, theo công văn số 1016/VPCP-QHQT ngày 13/2/2010 của Văn phòng Chính phủ, SEV được hưởng ưu đãi miễn thuế nhập khẩu trong vòng 5 năm cho nguyên liệu, vật tư, linh kiện và bộ phận phụ trợ phục vụ cho sản xuất, lắp ráp điện thoại di động, không phân biệt trong nước đã sản xuất được hay chưa.
Tiếp đó, vào tháng 9/2012, SEV lại được chuyển sang hình thức doanh nghiệp chế xuất với mức ưu đãi cao nhất dành cho nhà đầu tư tại Việt Nam về thuế thu nhập doanh nghiệp và rất nhiều ưu đãi về thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng…
“Như vậy, so với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước chưa nhận được nhiều sự hỗ trợ, trong khi phải đối đầu với rất nhiều thách thức. Các doanh nghiệp sản xuất trong nước như Viettel đang rất cần sự hỗ trợ kịp thời của Chính phủ và các bộ, ban, ngành để phát triển lĩnh vực sản xuất điện thoại di động”, công văn của Viettel viết.
Mặt khác, vẫn theo công văn này, thuế suất nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, linh kiện và bộ phận phụ trợ để sản xuất điện thoại di động ở Việt Nam hiện vẫn ở mức cao, trong khi hầu hết đều phải nhập khẩu. Nhiều linh kiện quan trọng mà trong nước chưa tự sản xuất được nhưng vẫn phải chịu mức thuế nhập khẩu cao như: mô tơ rung cho điện thoại (25%), pin điện thoại (20%), các đầu nối (15%), khối micro cho điện thoại (15%)…
Mức thuế cao nói trên đã khiến sản phẩm do các doanh nghiệp trong nước sản xuất có giá thành cao hơn so với các sản phẩm cùng loại nhập nguyên chiếc từ nước ngoài.
Trong khi đó, theo biểu thuế ưu đãi ban hành kèm thông tư số 193/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính, thuế suất nhập khẩu điện thoại nguyên chiếc là 0%, trong khi thuế suất nhập khẩu linh kiện phục vụ cho ngành sản xuất trong nước lại ở mức cao đến 25%, khiến Viettel khó đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Trước tình hình này, Viettel kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính xem xét miễn thuế nhập khẩu đối với toàn bộ nguyên liệu, vật tư và bộ phận phụ trợ dùng cho hoạt động nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, sản xuất, lắp ráp điện thoại di động, không phân biệt trong nước đã sản xuất được hay chưa cho công ty mẹ - Viettel và các công ty con do tập đoàn sở hữu 100% vốn điều lệ.
Thời gian xin miễn thuế là 5 năm, kể từ năm 2013 đến hết năm 2017.
Đồng thời, Viettel cũng xin áp dụng mức thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức ưu đãi 10% cho thu nhập từ việc bán sản phẩm điện thoại di động do Viettel sản xuất, lắp ráp trong nước.
Công văn của Viettel được gửi đi vào ngày 31/7/2013, và hiện vẫn chưa rõ các đề xuất của tập đoàn này có được chấp thuận hay không.