Vốn ngoại tiếp tục “chảy” mạnh vào địa ốc
Tính đến thời điểm này, hầu hết các dự án bất động sản có quy mô tầm cỡ đều thuộc về sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài
Những số liệu thống kê mới nhất cho thấy vốn ngoại vẫn đang “chảy” mạnh vào thị trường bất động sản Việt Nam.
Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 8 tháng đầu năm 2008, nguồn vốn FDI vào Việt Nam tính gộp cả vốn đăng ký mới và đăng ký bổ sung đã đạt 47,2 tỷ USD. Trong đó, có đến 22,5 tỷ USD đổ vào bất động sản, chiếm gần 50% lượng vốn FDI đăng ký của cả nước.
Trong danh sách dự án nước ngoài đăng ký đầu tư vào Việt Nam 8 tháng đầu năm, các dự án bất động sản đang xếp vị trí thứ 3 với 116 dự án, trong đó là 65 dự án tập trung đầu tư vào ngành xây dựng; 22 dự án đầu tư vào xây dựng văn phòng, căn hộ; các dự án còn lại tập trung đầu tư vào khu đô thị mới (3 dự án), 5 dự án xây dựng hạ tầng khu công nghiệp - khu chế xuất và 21 dự án đầu tư về khách sạn và du lịch.
Tính đến thời điểm này, hầu hết các dự án bất động sản có quy mô tầm cỡ đều thuộc về sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài. Có thể kể ra một loạt tên tuổi của các dự án mà các nhà đầu tư nước ngoài đang trong tiến trình thực hiện tại nhiều tỉnh thành trên cả nước.
Tại khu vực Tp.HCM, có các dự án quy mô lớn như Kumho Asiana Plaza vốn đầu tư 255 triệu USD (Hàn Quốc) đang xây dựng tại quận 1; dự án Platinum Plaza của Tập đoàn WCT Engineering Berhad (Malaysia) ở huyện Bình Chánh; Tập đoàn Bejiaya (Malaysia) đầu tư dự án Saigon Financial Centre tại quận 10 và dự án khu đô thị Đại học VIUT với vốn đầu tư 3,5 tỷ USD toạ lạc tại huyện Hóc Môn;
Dự án Saigon Sports City của Công ty CP Keppel Land (Singapore) và Chiap Hua (Hồng Kông) thực hiện có vốn đầu tư 130 triệu USD tại quận 2; Saigon Happiness Square 428 triệu USD (Đài Loan); dự án Hoziron Palace tọa lạc tại quận 4 của Công ty Aseana Properties của British Virgin Islands và Công ty Cổ phần Bình Dương đầu tư với tổng vốn khoảng 120 triệu USD cũng vừa mới được UBND Tp.HCM cấp phép đầu tư...
Sát bên Tp.HCM, Bình Dương là địa phương lọt vào tầm ngắm của các nhà đầu tư bất động sản ngoại. Hiện, tập đoàn S.P Setia (Malaysia) liên kết với Công ty Becamex đã triển khai dự án khu đô thị dân cư EcoLakes tại Mỹ Phước (Bình Dương) với tổng vốn đầu tư lên tới 839 triệu USD. Hay như dự án khu đô thị The Canary với vốn đầu tư 58 triệu USD của Tập đoàn bất động sản Guocoland (Singapore).
Tiếp đó, tại thị trường Đà Nẵng, một loạt các dự án có quy mô đang rục rịch triển khai như: dự án khu đô thị lấn biển Đa Phước của Deawon Catavil đầu tư 250 triệu USD; dự án Vina Capital Square với khoản tiền xây dựng 325 triệu USD của Tập đoàn VinaCapital đầu tư; VienDong Meridian (180 triệu USD), Vũ Châu Long (125 triệu USD), tòa tháp đôi True Friends Park có tổng vốn đầu tư 90 triệu USD do Công ty KID (Hàn Quốc) đầu tư; dự án khu nghỉ dưỡng Vegas Hotel & Villas gồm Khách sạn Raffles và khu căn hộ cao cấp với tổng vốn đầu tư 100 triệu USD, với hai chủ đầu tư là Kingdom Hotel Investments và European Hotel Coporation.
Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 8 tháng đầu năm 2008, nguồn vốn FDI vào Việt Nam tính gộp cả vốn đăng ký mới và đăng ký bổ sung đã đạt 47,2 tỷ USD. Trong đó, có đến 22,5 tỷ USD đổ vào bất động sản, chiếm gần 50% lượng vốn FDI đăng ký của cả nước.
Trong danh sách dự án nước ngoài đăng ký đầu tư vào Việt Nam 8 tháng đầu năm, các dự án bất động sản đang xếp vị trí thứ 3 với 116 dự án, trong đó là 65 dự án tập trung đầu tư vào ngành xây dựng; 22 dự án đầu tư vào xây dựng văn phòng, căn hộ; các dự án còn lại tập trung đầu tư vào khu đô thị mới (3 dự án), 5 dự án xây dựng hạ tầng khu công nghiệp - khu chế xuất và 21 dự án đầu tư về khách sạn và du lịch.
Tính đến thời điểm này, hầu hết các dự án bất động sản có quy mô tầm cỡ đều thuộc về sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài. Có thể kể ra một loạt tên tuổi của các dự án mà các nhà đầu tư nước ngoài đang trong tiến trình thực hiện tại nhiều tỉnh thành trên cả nước.
Tại khu vực Tp.HCM, có các dự án quy mô lớn như Kumho Asiana Plaza vốn đầu tư 255 triệu USD (Hàn Quốc) đang xây dựng tại quận 1; dự án Platinum Plaza của Tập đoàn WCT Engineering Berhad (Malaysia) ở huyện Bình Chánh; Tập đoàn Bejiaya (Malaysia) đầu tư dự án Saigon Financial Centre tại quận 10 và dự án khu đô thị Đại học VIUT với vốn đầu tư 3,5 tỷ USD toạ lạc tại huyện Hóc Môn;
Dự án Saigon Sports City của Công ty CP Keppel Land (Singapore) và Chiap Hua (Hồng Kông) thực hiện có vốn đầu tư 130 triệu USD tại quận 2; Saigon Happiness Square 428 triệu USD (Đài Loan); dự án Hoziron Palace tọa lạc tại quận 4 của Công ty Aseana Properties của British Virgin Islands và Công ty Cổ phần Bình Dương đầu tư với tổng vốn khoảng 120 triệu USD cũng vừa mới được UBND Tp.HCM cấp phép đầu tư...
Sát bên Tp.HCM, Bình Dương là địa phương lọt vào tầm ngắm của các nhà đầu tư bất động sản ngoại. Hiện, tập đoàn S.P Setia (Malaysia) liên kết với Công ty Becamex đã triển khai dự án khu đô thị dân cư EcoLakes tại Mỹ Phước (Bình Dương) với tổng vốn đầu tư lên tới 839 triệu USD. Hay như dự án khu đô thị The Canary với vốn đầu tư 58 triệu USD của Tập đoàn bất động sản Guocoland (Singapore).
Tiếp đó, tại thị trường Đà Nẵng, một loạt các dự án có quy mô đang rục rịch triển khai như: dự án khu đô thị lấn biển Đa Phước của Deawon Catavil đầu tư 250 triệu USD; dự án Vina Capital Square với khoản tiền xây dựng 325 triệu USD của Tập đoàn VinaCapital đầu tư; VienDong Meridian (180 triệu USD), Vũ Châu Long (125 triệu USD), tòa tháp đôi True Friends Park có tổng vốn đầu tư 90 triệu USD do Công ty KID (Hàn Quốc) đầu tư; dự án khu nghỉ dưỡng Vegas Hotel & Villas gồm Khách sạn Raffles và khu căn hộ cao cấp với tổng vốn đầu tư 100 triệu USD, với hai chủ đầu tư là Kingdom Hotel Investments và European Hotel Coporation.