Vui xuất khẩu, lo nhập siêu
Tháng 1/2008, do kim ngạch nhập khẩu lớn và tăng cao hơn kim ngạch xuất khẩu, nên nhập siêu đã lên đến 1 tỷ USD
Theo ước tính của các cơ quan chức năng, tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước trong tháng 1/2008 ước đạt 4,5 tỷ USD, cao hơn mức bình quân một tháng của năm 2007 (4.032 triệu USD), tăng gần 750 triệu USD so với cùng kỳ năm trước (tăng 19,7%).
Đây là tín hiệu khả quan để có thể thực hiện được các mục tiêu đề ra cho cả năm 2008 - năm thứ hai Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Xuất khẩu tăng khá ở cả hai khu vực. Khu vực kinh tế trong nước xuất khẩu ước đạt 1.974 triệu USD, tăng 281 triệu USD (hay tăng 16,6%) so với cùng kỳ năm trước. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài còn đạt quy mô lớn hơn (2,526 triệu USD) và còn tăng với tốc độ cao hơn (22,3%).
Kim ngạch xuất khẩu của một số mặt hàng tăng khá cao, như hạt tiêu tăng tới 154,7%; hạt điều tăng trên 50%; hàng điện tử - vi tính tăng 33%; sản phẩm nhựa tăng 32,7%; dầu thô tăng 46,5% (chủ yếu do giá tăng mạnh, còn lượng giảm 12,7%); dệt may tăng 20,7%; dây điện, cáp điện tăng 23,5%; cao su tăng 39%; chè tăng 66,3%...
Kim ngạch xuất khẩu tăng do cả hai yếu tố: lương tăng và giá tăng. Tình hình này là sự tiếp tục của năm 2007 và tạo điều kiện để tổng kim ngạch tăng, bởi nếu chỉ nhằm vào lượng tăng hay chỉ giá tăng thì tốc độ tăng rất khó cao.
Tổng kim ngạch nhập khẩu tháng 1/2008 ước đạt 5,5 tỷ USD, tăng gần 1,2 tỷ USD (tăng 27%) so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức nhập khẩu bình quân 1 tháng của năm 2007 (5 tỷ USD). Khu vực kinh tế trong nước vẫn nhập khẩu lớn hơn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (3,5 tỷ USD so với 2,0 tỷ USD).
Tuy nhiên, tốc độ tăng nhập khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài lại tăng cao hơn khu vực kinh tế trong nước (31,4% so với 24,6%), thể hiện nhu cầu đầu tư gia tăng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, nhất là nhu cầu về thiết bị kỹ thuật.
Trong các mặt hàng nhập khẩu, tăng cao so với cùng kỳ năm trước có số lượng ôtô nguyên chiếc nhiều gấp 4,3 lần, kim ngạch nhập khẩu linh kiện ôtô đã tăng gần 154%, khối lượng phân urea nhập khẩu tăng gần 58%, kim ngạch nhập khẩu xăng dầu tăng 61,1%, sắt thép tăng 41,4%...
Do kim ngạch nhập khẩu lớn và tăng cao hơn kim ngạch xuất khẩu, nên nhập siêu đã lên đến 1 tỷ USD, tăng trên 400 triệu USD (tăng 75,4%) so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ nhập siêu so với kim ngạch xuất khẩu cũng đã ở mức 22,2%, cao gấp rưỡi tỷ lệ nhập siêu 15,2% của cùng kỳ năm trước.
Đây là tín hiệu không mấy khả quan, cảnh báo mức nhập siêu cả năm nay sẽ cao hơn mức nhập siêu kỷ lục của cả năm trước (năm trước nhập siêu lên đến 12.443 triệu USD, bình quân 1 tháng trên 1 tỷ USD, nhưng chủ yếu là những tháng cuối năm, còn tháng 1 chỉ nhập siêu khoảng 572 triệu USD).
Theo dự báo cách đây gần một tháng của Bộ Công Thương, khả năng nhập siêu cả năm 2008 có thể còn cao hơn nhiều so với năm 2007 cả về kim ngạch tuyệt đối (trên 17 tỷ USD so với trên 12,44 tỷ USD), cả về tỷ lệ nhập siêu so với kim ngạch xuất khẩu (28,8% so với 25,7%).
Đây là một cảnh báo cần thiết để có giải pháp chặn lại sự gia tăng của nhập siêu, trong đó một mặt phải tăng xuất khẩu cao hơn nữa trong điều kiện tăng trưởng kinh tế Mỹ, châu Âu chậm lại, kinh tế Nhật Bản vẫn tăng thấp, mặt khác kiềm chế nhập khẩu, nhất là những mặt hàng mà trong nước có thể sản xuất được bằng phát triển công nghiệp phụ trợ, tăng nội địa hoá, giảm tính gia công hàng xuất khẩu, trên cơ sở nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh hàng sản xuất trong nước.
Cũng cần lưu ý là, trong khi khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu (trên 0,5 tỷ USD) thì khu vực kinh tế trong nước lại nhập siêu lớn (trên 1,5 tỷ USD) và tăng 33,9% so với tháng 1 cùng kỳ năm trước.
Thật khó chấp nhận nghịch lý về tỷ lệ nhập siêu quá lớn này. Việt Nam là một nước nông nghiệp, nhưng thức ăn chăn nuôi phải nhập khẩu với khối lượng lớn, giá cả cao. Một nước có diện tích đất lâm nghiệp lớn, nhưng sản xuất sản phẩm gỗ xuất khẩu có tới 80% nguyên liệu gỗ phải nhập khẩu (năm 2006 đã phải nhập khẩu 707 nghìn tấn giấy, năm 2007 tăng 16% lên 820 nghìn tấn nhập khẩu 120.000 tấn bột giấy, khả năng 2008 phải nhập khẩu trên 1 triệu tấn, tăng trên 22%.
Một đất nước có núi non trùng điệp, có nguồn nguyên liệu tại chỗ, ít phải vận chuyển xa, nhưng phải nhập khẩu clanke, xi măng, mà giá sản xuất lại cao hơn nhập khẩu. Có than xuất khẩu lớn nhưng điện lại phải nhập khẩu với giá cao. Sản xuất ôtô trong nước được lợi thế về giá nhân công rẻ, thuế nhập khẩu linh kiện thấp, nhưng giá lại cao hơn nhiều so với xe nhập khẩu.
Nhà nước phải giảm mạnh thuế suất thuế nhập khẩu mà vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, trong khi ách tắc giao thông gia tăng khủng khiếp. Cấm xe tự chế, trong khi sản xuất trong nước chưa cho ra sản phẩm thay thế, thì xe Trung Quốc tràn vào ào ạt, lặp lại tình hình của Bia Vạn Lực, đồ gốm sứ, quạt điện, vải, xe máy... Trung Quốc đã ồ ạt tràn vào trước đây...
Đây là tín hiệu khả quan để có thể thực hiện được các mục tiêu đề ra cho cả năm 2008 - năm thứ hai Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Xuất khẩu tăng khá ở cả hai khu vực. Khu vực kinh tế trong nước xuất khẩu ước đạt 1.974 triệu USD, tăng 281 triệu USD (hay tăng 16,6%) so với cùng kỳ năm trước. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài còn đạt quy mô lớn hơn (2,526 triệu USD) và còn tăng với tốc độ cao hơn (22,3%).
Kim ngạch xuất khẩu của một số mặt hàng tăng khá cao, như hạt tiêu tăng tới 154,7%; hạt điều tăng trên 50%; hàng điện tử - vi tính tăng 33%; sản phẩm nhựa tăng 32,7%; dầu thô tăng 46,5% (chủ yếu do giá tăng mạnh, còn lượng giảm 12,7%); dệt may tăng 20,7%; dây điện, cáp điện tăng 23,5%; cao su tăng 39%; chè tăng 66,3%...
Kim ngạch xuất khẩu tăng do cả hai yếu tố: lương tăng và giá tăng. Tình hình này là sự tiếp tục của năm 2007 và tạo điều kiện để tổng kim ngạch tăng, bởi nếu chỉ nhằm vào lượng tăng hay chỉ giá tăng thì tốc độ tăng rất khó cao.
Tổng kim ngạch nhập khẩu tháng 1/2008 ước đạt 5,5 tỷ USD, tăng gần 1,2 tỷ USD (tăng 27%) so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức nhập khẩu bình quân 1 tháng của năm 2007 (5 tỷ USD). Khu vực kinh tế trong nước vẫn nhập khẩu lớn hơn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (3,5 tỷ USD so với 2,0 tỷ USD).
Tuy nhiên, tốc độ tăng nhập khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài lại tăng cao hơn khu vực kinh tế trong nước (31,4% so với 24,6%), thể hiện nhu cầu đầu tư gia tăng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, nhất là nhu cầu về thiết bị kỹ thuật.
Trong các mặt hàng nhập khẩu, tăng cao so với cùng kỳ năm trước có số lượng ôtô nguyên chiếc nhiều gấp 4,3 lần, kim ngạch nhập khẩu linh kiện ôtô đã tăng gần 154%, khối lượng phân urea nhập khẩu tăng gần 58%, kim ngạch nhập khẩu xăng dầu tăng 61,1%, sắt thép tăng 41,4%...
Do kim ngạch nhập khẩu lớn và tăng cao hơn kim ngạch xuất khẩu, nên nhập siêu đã lên đến 1 tỷ USD, tăng trên 400 triệu USD (tăng 75,4%) so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ nhập siêu so với kim ngạch xuất khẩu cũng đã ở mức 22,2%, cao gấp rưỡi tỷ lệ nhập siêu 15,2% của cùng kỳ năm trước.
Đây là tín hiệu không mấy khả quan, cảnh báo mức nhập siêu cả năm nay sẽ cao hơn mức nhập siêu kỷ lục của cả năm trước (năm trước nhập siêu lên đến 12.443 triệu USD, bình quân 1 tháng trên 1 tỷ USD, nhưng chủ yếu là những tháng cuối năm, còn tháng 1 chỉ nhập siêu khoảng 572 triệu USD).
Theo dự báo cách đây gần một tháng của Bộ Công Thương, khả năng nhập siêu cả năm 2008 có thể còn cao hơn nhiều so với năm 2007 cả về kim ngạch tuyệt đối (trên 17 tỷ USD so với trên 12,44 tỷ USD), cả về tỷ lệ nhập siêu so với kim ngạch xuất khẩu (28,8% so với 25,7%).
Đây là một cảnh báo cần thiết để có giải pháp chặn lại sự gia tăng của nhập siêu, trong đó một mặt phải tăng xuất khẩu cao hơn nữa trong điều kiện tăng trưởng kinh tế Mỹ, châu Âu chậm lại, kinh tế Nhật Bản vẫn tăng thấp, mặt khác kiềm chế nhập khẩu, nhất là những mặt hàng mà trong nước có thể sản xuất được bằng phát triển công nghiệp phụ trợ, tăng nội địa hoá, giảm tính gia công hàng xuất khẩu, trên cơ sở nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh hàng sản xuất trong nước.
Cũng cần lưu ý là, trong khi khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu (trên 0,5 tỷ USD) thì khu vực kinh tế trong nước lại nhập siêu lớn (trên 1,5 tỷ USD) và tăng 33,9% so với tháng 1 cùng kỳ năm trước.
Thật khó chấp nhận nghịch lý về tỷ lệ nhập siêu quá lớn này. Việt Nam là một nước nông nghiệp, nhưng thức ăn chăn nuôi phải nhập khẩu với khối lượng lớn, giá cả cao. Một nước có diện tích đất lâm nghiệp lớn, nhưng sản xuất sản phẩm gỗ xuất khẩu có tới 80% nguyên liệu gỗ phải nhập khẩu (năm 2006 đã phải nhập khẩu 707 nghìn tấn giấy, năm 2007 tăng 16% lên 820 nghìn tấn nhập khẩu 120.000 tấn bột giấy, khả năng 2008 phải nhập khẩu trên 1 triệu tấn, tăng trên 22%.
Một đất nước có núi non trùng điệp, có nguồn nguyên liệu tại chỗ, ít phải vận chuyển xa, nhưng phải nhập khẩu clanke, xi măng, mà giá sản xuất lại cao hơn nhập khẩu. Có than xuất khẩu lớn nhưng điện lại phải nhập khẩu với giá cao. Sản xuất ôtô trong nước được lợi thế về giá nhân công rẻ, thuế nhập khẩu linh kiện thấp, nhưng giá lại cao hơn nhiều so với xe nhập khẩu.
Nhà nước phải giảm mạnh thuế suất thuế nhập khẩu mà vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, trong khi ách tắc giao thông gia tăng khủng khiếp. Cấm xe tự chế, trong khi sản xuất trong nước chưa cho ra sản phẩm thay thế, thì xe Trung Quốc tràn vào ào ạt, lặp lại tình hình của Bia Vạn Lực, đồ gốm sứ, quạt điện, vải, xe máy... Trung Quốc đã ồ ạt tràn vào trước đây...