WhatsApp ra mắt dịch vụ thanh toán số cho các doanh nghiệp Ấn Độ

Nguyễn Hà
Chia sẻ

Trong tương lai, hàng trăm triệu người dùng WhatsApp ở Ấn Độ sẽ có thể thanh toán sản phẩm và dịch vụ thông qua ứng dụng trò chuyện này…

WhatsApp đang triển khai một tính năng mới ở Ấn Độ, cho phép người dùng tại thị trường lớn nhất của mình thanh toán bằng nhiều phương thức tùy chọn khác nhau ngay trong ứng dụng nhắn tin tức thời.

WhatsApp, ứng dụng thuộc sở hữu của Meta, cho biết họ đã hợp tác với PayU và Razorpay có trụ sở tại Bengaluru để bổ sung hỗ trợ thanh toán qua thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ, ngân hàng trực tuyến và tất cả các ứng dụng thanh toán hợp nhất UPI ở Ấn Độ.

VIỆC TRIỂN KHAI DỊCH VỤ CÒN KHÁ CHẬM

Đầu năm nay, WhatsApp đã hợp tác với Stripe để giúp người dùng ở Singapore thanh toán cho các doanh nghiệp thông qua ứng dụng này. Ngoài ra, ứng dụng cũng cho phép người tiêu dùng thanh toán cho người bán ở Brazil vào tháng 6.

Một số nhà phê bình cho rằng việc triển khai phương thức thanh toán của WhatsApp tại Ấn Độ khá là chậm. Công ty đã bắt đầu thử nghiệm dịch vụ này ở Ấn Độ vào năm 2018, tuy nhiên điều khiển chính phủ lo lắng là việc lưu trữ dữ liệu trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến tính bảo mật thông tin của người dùng.

Ứng dụng này lần đầu tiên giới thiệu dịch vụ thanh toán của mình - được xây dựng dựa trên UPI - ở Ấn Độ vào năm 2020 trong một cuộc thử nghiệm đã được mở rộng tới 100 triệu người dùng vào năm ngoái. Tuy nhiên, công phải đối mặt với một cuộc chiến khó khăn từ những ông lớn công nghệ khác như Google Pay, PhonePe thuộc sở hữu của Walmart và gã khổng lồ fintech Ấn Độ Paytm.

Ram Rastogi, người giúp thiết kế UPI và hiện là chủ tịch của Hiệp hội trao quyền cho người tiêu dùng, cho biết ngay cả sau khi vượt qua các rào cản pháp lý cho phép WhatsApp triển khai các khoản thanh toán ngang hàng trên khắp Ấn Độ vào năm 2020, tiến độ của WhatsApp dường như vẫn chậm chạp.

WhatsApp chia sẻ rằng bắt đầu từ ngày 20/09 người tiêu dùng tại Ấn Độ có thể mua sản phẩm và dịch vụ từ doanh nghiệp thông qua WhatsApp Pay và giao diện thanh toán hợp nhất UPI của Ấn Độ. Các công ty sẽ không bị tính phí cho các khoản thanh toán trong ứng dụng, nhưng công ty mẹ Meta sẽ được hưởng lợi từ sự gia tăng số lượng doanh nghiệp sử dụng WhatsApp, những người trả tiền để nhắn tin cho khách hàng của họ.

Người phát ngôn của WhatsApp cho biết: “Mục tiêu của chúng tôi là giúp việc thanh toán của khách hàng với doanh nghiệp trở nên thuận tiện hơn, bằng cách thanh toán trực tiếp qua WhatsApp. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp tạo ra nhiều doanh thu hơn”.

TRIỂN VỌNG CỦA DỊCH VỤ THANH TOÁN WHATSAPP TẠI ẤN ĐỘ

Sự ra mắt phương thức thanh toán của WhatsApp diễn ra trong bối cảnh các công ty truyền thông xã hội mong muốn tạo ra một nguồn doanh thu mới bổ trợ cho quảng cáo thông qua thương mại điện tử. Việc kích hoạt thanh toán cho người bán cũng cho phép nền tảng thu thập thêm dữ liệu để nhắm mục tiêu khách hàng và cá nhân hóa quảng cáo hiện có.

Arvind Singhal, chủ tịch của Technopak Advisors, một công ty tư vấn bán lẻ, cho biết WhatsApp sở hữu 400 triệu người dùng hàng tháng ở Ấn Độ. Ông chia sẻ thêm rằng WhatsApp có khả năng sẽ nằm trong top 3 ứng dụng thanh toán kỹ thuật số hàng đầu tại Ấn Độ.

Ngoài ra, WhatsApp Business là nguồn doanh thu quan trọng cho WhatsApp. WhatsApp không tính phí người dùng trực tiếp thông qua đăng ký và không có kế hoạch phân phát quảng cáo trong cuộc trò chuyện.

Đầu năm nay, ứng dụng này đã giới thiệu các tính năng trả phí để tự động hóa và gửi tin nhắn tùy chỉnh cho người bán. Hỗ trợ thanh toán nâng cao có thể tăng doanh thu khi có nhiều người dùng mua sắm qua WhatsApp hơn, thu hút nhiều doanh nghiệp hơn. WhatsApp cũng nâng cao trải nghiệm mua sắm phong phú hơn trong ứng dụng thông qua tính năng có tên Flows, cho phép người dùng hoàn thành các tác vụ như chọn chỗ ngồi trên chuyến bay hoặc đặt lịch hẹn trực tiếp từ ứng dụng nhắn tin.

Năm 2020, WhatsApp đã đầu tư 5,7 tỷ USD vào đơn vị kỹ thuật số Jio của tỷ phú Mukesh Ambani để ra mắt dịch vụ thanh toán kinh doanh cho khách hàng trong ứng dụng thương mại điện tử JioMart của tập đoàn viễn thông. Isha Ambani, giám đốc của Reliance Retail, cho biết rằng số lượng khách hàng mua sắm tại JioMart trong ứng dụng trò chuyện WhatsApp đã tăng “9 lần” kể từ khi ra mắt.

Ngoài việc hỗ trợ thanh toán cho người bán, WhatsApp cũng đã bắt đầu triển khai các tính năng cho phép chuyển tiền giữa các cá nhân, được gọi là thanh toán ngang hàng. Trong những năm gần đây, thanh toán ngang hàng ngày càng phổ biến tại một số thị trường như Brazil và Ấn Độ, mặc dù phải đối mặt với những khó khăn về quy định.

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con