Xe điện - "Cửa sáng" cho nền kinh tế Trung Quốc giữa khủng hoảng
Nhu cầu mạnh mẽ đối với ô tô điện là một điểm sáng trong nền kinh tế Trung Quốc vốn đang trì trệ, và đang phải đương đầu với thị trường bất động sản đang gặp khủng hoảng cùng các chính sách liên quan đến Covid-19 làm tê liệt.
Nằm trong kế hoạch kích thích kinh tế, Trung Quốc sẽ tiếp tục đổ tiền vào ô tô điện. Tháng trước, Bắc Kinh cho biết họ đang gia hạn miễn thuế cho các loại xe năng lượng mới đến năm 2023 với chi phí 14 tỷ USD.
Gou Chaobo, một nhân viên 27 tuổi tại một công ty xây dựng, người gần đây đã quyết định đổi chiếc sedan chạy xăng của mình sang một chiếc EV cho biết các ưu đãi tài chính không ảnh hưởng đến quyết định mua xe điện của anh.
Tại Thành Đô, siêu đô thị ở tây nam Trung Quốc nơi Gou sinh sống và làm việc, ô tô truyền thống bị hạn chế lưu thông trên đường vào một số ngày nhất định trong tuần để giúp giảm ùn tắc và ô nhiễm. Tuy nhiên, các loại xe điện được chuyển thoải mái. Đối với ô tô điện sẽ được đậu xe miễn phí trong hai giờ đầu tiên tại các bãi đậu xe công cộng.
Gou cho biết chi phí vận hành một chiếc xe điện chỉ bằng một phần mười so với một chiếc ô tô chạy bằng xăng. Một khi anh ổn định với một chiếc ô tô cụ thể, Gou cũng sẽ được hưởng lợi từ khoản trợ cấp của chính phủ có thể giảm gần 2.000 USD so với giá niêm yết, tùy thuộc vào loại EV. Ngoài ra, chính phủ sẽ miễn thuế mua ô tô 10% đối với các loại xe “năng lượng mới” - một cụm từ phổ biến được sử dụng ở Trung Quốc cũng bao gồm các loại xe plug-in hybrid thời gian gần đây.
Tại các thị trường khác, xe điện của các nhà sản xuất ô tô truyền thống thường được coi là xe hạng sang, trong khi các thương hiệu Trung Quốc cũng đang cạnh tranh với những mẫu xe rẻ tiền như Wuling Hongguang Mini - một mẫu hatchback 4 chỗ trị giá 4.500 USD từng là EV bán chạy nhất Trung Quốc vào năm 2021. Nó được sản xuất bởi một liên doanh của General Motors và các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc SAIC, Wuling.
Sự nghiêm túc của đất nước tỷ dân trong việc phát triển xe điện đã được thể hiện khi họ trải thảm đỏ cho Tesla xây dựng nhà máy ở Thượng Hải vào năm 2018. Động thái này được coi là một cách để buộc thị trường trong nước phải cạnh tranh trực tiếp với một công ty hàng đầu trong ngành.
Bắc Kinh cho phép Tesla trở thành nhà sản xuất ô tô nước ngoài đầu tiên được phép sản xuất tại Trung Quốc mà không cần đối tác địa phương. Thậm chí chính quyền Thượng Hải đã hỗ trợ một phần chi phí xây dựng nhà máy.
Sau một số vấp váp ban đầu và việc đóng cửa do Covid khiến hoạt động ở Trung Quốc trở nên khó khăn, Tesla hiện sản xuất nhiều xe tại nhà máy ở Thượng Hải hơn bất kỳ nơi nào khác. Tuy nhiên, một loạt các đối thủ cạnh tranh của Trung Quốc đáp ứng thị hiếu địa phương cũng đang tung ra các mẫu xe mới với tốc độ nhanh chóng.
Khoảng 80% tổng số xe điện bán ra ở Trung Quốc trong năm nay là do các nhà sản xuất ô tô trong nước sản xuất. Hầu hết các thương hiệu nước ngoài phần lớn đã phải vật lộn để xâm nhập và theo kịp các đối thủ cạnh tranh Trung Quốc của họ.
Cạnh tranh trong nước đang trở nên gay gắt với những công ty mới gia nhập liên tục xuất hiện khiến hầu hết các công ty Trung Quốc chìm trong thua lỗ và nhiều công ty gần như chắc chắn thất bại trước thách thức sản xuất xe điện ở quy mô cần thiết để giảm chi phí. Nhưng việc chuyển từ bán xe trong nước sang bán xe ở nước ngoài đi kèm với những phức tạp, chẳng hạn như tranh chấp về bảo hành. Tuy nhiên, khi doanh số bán ô tô chạy bằng khí đốt sụt giảm, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc ngày càng có ít sự lựa chọn ngoài việc chuyển sang chạy bằng điện.
Tháng trước, Geely Automobile Holdings, một trong những nhà sản xuất ô tô nổi bật nhất của Trung Quốc, với các khoản đầu tư vào Volvo Cars và Mercedes-Benz, cho biết họ muốn bán được nhiều xe điện và hybrid trong năm tới như các mẫu động cơ đốt trong truyền thống.