Xe Tesla bốc cháy sau khi bị ngập nước
Thực tế, tất cả các xe điện đều dễ bị ảnh hưởng sau khi bị ngập nước chứ không chỉ xe điện của Tesla.
Lực lượng cứu hỏa trên khắp thế giới có lẽ sẽ phải sửa đổi quy trình chữa cháy phương tiện của họ khi ngày càng có nhiều xe điện di chuyển trên đường phố.
Nguyên nhân là bởi các đám cháy pin lithium-ion nổi tiếng là khó dập tắt bằng cách sử dụng các vòi cứu hỏa truyền thống nếu xe điện bị bốc cháy. Nhiều đám cháy cần đến hàng nghìn lít nước để dập tắt.
Những chiếc xe Tesla nhận được rất nhiều sự chú ý tại Mỹ trong tuần qua khi cơn bão Ian đổ bộ. Các báo cáo về nhiều đám cháy đang xuất hiện khi nước lũ từ cơn bão Ian rút đi.
NewsNation đưa tin, ít nhất 4 chiếc Tesla đã bốc cháy trong tuần qua. Nước mặn và pin lithium-ion không thế trộn lẫn, vì muối ăn mòn và có thể làm hỏng các bộ phận nhạy cảm bên trong pin hoặc cấu trúc xung quanh. Khi đám cháy bắt đầu, rất khó dập tắt vì nhiệt độ quá cao. Và sau đó, có khả năng các bộ pin sẽ hoạt động trở lại thậm chí vài ngày sau vụ cháy ban đầu.
Hướng dẫn của Tesla về phản ứng với đám cháy cho Model S lưu ý rằng có thể cần nhiều hơn từ ba đến tám lần so với đám cháy xe chạy xăng thông thường. Đồng thời, khả năng bùng phát trở lại đã khiến một số sở cứu hỏa phải nhấn chìm hoàn toàn các phương tiện trong nước ngọt trong một thời gian để ngăn chặn sự cố.
Vụ cháy Tesla có thể khiến dư luận chú ý, nhưng thực tế bất kỳ chiếc EV nào tiếp xúc với nước mặn đều có thể gặp phải những vấn đề tương tự.
Như tờ NewsNation đã chỉ ra, đã có một vài sự cố nghiêm trọng liên quan đến cháy pin. Đáng chú ý nhất, một con tàu chở xe hơi trị giá hạng triệu USD gồm toàn xe Porsche và Bentley đã bốc cháy và chìm ở Đại Tây Dương sau khi những chiếc ô tô chở pin lithium-ion bốc cháy trong hầm hàng của nó.
Thực tế, các vụ cháy xe EV cực kỳ hiếm. Số vụ cháy do EV trên 100.000 xe ít hơn so với các xe chạy bằng xăng hoặc hybrid.